Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật nói kinh người con hiếu thảo

11/04/201311:23(Xem: 5117)
Phật nói kinh người con hiếu thảo

1QDHaiMeConTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Phật nói kinh người con hiếu thảo

Việt dịch: Huyền Thanh

Nguồn: Đại Tạng Kinh_ Tập 16_ No.687 Hán dịch: Mất tên người dịch. Nay phụ bản sao chép của đời Tây Tấn.

Đức Phật hỏi các vị Sa Môn (śramaṇa): “Cha mẹ sinh con thì người mẹ mang thai mười tháng, thân bị bệnh nặng. Đến ngày sinh thì người mẹ gặp nguy cấp, người cha sợ hãi, tình cảnh ấy thật khó nói. Sau khi sinh xong thì mẹ nằm chỗ ẩm ướt nhường lại chỗ khô ráo cho con, tinh thành cho đến máu huyết hoá làm sữa. Ngày ngày lau xoa tắm gội, chuẩn bị quần áo, dạy bảo con trẻ, tặng lễ vật cho thầy bạn, dâng cống quân vương với bậc trưởng thượng…Nếu con vui thích thì cha mẹ cũng mừng vui, nếu con lo lắng buồn thảm thì tâm của cha mẹ khô héo. Ra khỏi cửa thì yêu nhớ, vào trong nhà liền hỏi han, tâm luôn lo lắng sợ con gặp việc chẳng lành…Ân của cha mẹ như thế thì làm sao để báo đáp đây ?”
Các vị Sa Môn đáp rằng: “Chỉ cần hết lòng kính lễ, dùng Tâm Từ (Maitre-citta) cúng dường để báo đáp ân của cha mẹ”
Đức Thế Tôn lại nói: “Con nuôi cha mẹ, đem trăm vị Cam Lộ (Amṛta) dâng lên miệng cha mẹ, dùng mọi âm thanh của nhạc Trời làm vui tai cha mẹ, chọn quần áo trang phục tốt đẹp khoác lên thân cha mẹ, dùng hai vai cõng vác cha mẹ đi vòng khắp bốn biển, cuối cùng người con dùng tuổi tác sinh mạng của mình để nuôi dưỡng báo đáp ân cha mẹ …thì có thể nói là Hiếu ư ?”
Các vị Sa Môn nói: “Chỉ có Hiếu là to lớn, không còn thêm điều gì nữa”
Đức Thế Tôn bảo rằng: “Chưa phải là Hiếu vậy. Nếu cha mẹ ngu tối: chẳng tôn sùng ba Tôn, dữ tợn, tai ngược, tàn ác, ngang ngạnh, phóng túng trộm cắp chiếm đoạt, làm điều ngược với lý lẽ, dâm dục đam mê bóng sắc bên ngoài, nói năng dối trá trái với Đạo Lý, đam mê hoang loạn trái ngược với điều chân chính…Mầm mống hung dữ như thế thì người con nên dốc sức can ngăn trình bày cho hiểu biết. Nếu do mê mờ chưa tỉnh ngộ, tức làm việc nghĩa cảm hoá ngay: dùng thí dụ dẫn dắt, trình bày lao ngục của vua chúa, hình phạt nhục nhã của các người bị tù… Nói rằng:“Điều ấy chẳng phải là phép tắc, thân bị mọi chất độc, tự chiêu vời tai hoạ mà mất mạng. Khi mạng đã hết thì Thần Thức rời đi, bị cột trói ở núi Thái… riêng mình bị ngâm trong nước nóng, lửa thiêu đốt, vạn chất độc…không có ai cứu giúp. Do hành vi ác ấy cho nên gặp phải tai ương như vậy”
Giả sử lại chưa thay đổi thì than thở, khóc lóc, kêu gào, nhịn ăn bỏ uống…Cha mẹ tuy chẳng biết rõ, ắt đem sự đau đớn của ân ái, lo sợ con bị chết …cho nên gượng gạo nhẫn chịu, ép Tâm tôn trọng Đạo.
Nếu cha mẹ dốc chí tôn phụng năm Giới của Phật, có lòng Nhân thương xót chẳng giết hại, trong sạch nhường nhịn chẳng trộm cắp, trinh bạch thanh khiết chẳng dâm dục, giữ chữ tín chẳng dối lừa, hiếu thuận chẳng say sưa…Bên trong Tông Môn tức cha mẹ hiền lành, con cái hiếu thuận, chồng chân chính, vợ thuỷ chung, chín tộc hoà thuận, tôi tớ thuận theo, thấm nhuần lợi ích, từ xa được người ngậm máu chịu ân. Mười phương chư Phật, Trời, Rồng, Quỷ, Thần, vua chúa có Đạo Lý, bề tôi thường trung thành, dân chúng vạn họ không có ai chẳng kính yêu, Thần ngầm giúp cho an ổn.
Phỏng tính có chính sách cai trị điên đảo, quan lại nịnh bợ, con dữ tợn, vợ yêu quái, ngàn tà vạn quái…không bằng bãi bỏ sao? Đối với cha mẹ, ở đời thường yên, chết đi thì hồn linh vãng sinh lên Trời, chư Phật cùng hội họp, được nghe lời Pháp, được Đạo cứu đời, cách biệt khổ lâu dài”
Đức Phật bảo các vị Sa Môn: “Nhìn đời, không có Hiếu. Chỉ có điều ấy là Hiếu vậy, hay khiến cho cha mẹ bỏ ác làm thiện, phụng trì năm Giới, giữ ba Tự quy, triều phụng cho đến chết. Ân nặng nơi cha mẹ, bú mớm nuôi dưỡng… Vô lượng ân huệ ấy, nếu chẳng hay dùng Chí của ba Tôn, cảm hóa cha mẹ thì tuy làm Hiếu Dưỡng cũng giống như là Bất Hiếu.
Không dùng người vợ tệ bạc xa lìa Đức Hạnh. Chẳng gần gũi với người nữ có nhiều tình dục, ham mê sắc đẹp không có mệt mỏi…trái ngược với sự Hiếu Thuận, giết cha mẹ, quốc chính hoang loạn, vạn dân lưu vong. Căn bản dồn Tâm ban bố ân huệ, tự kiểm điểm khuôn phép, Tâm mềm mại ưa chuộng điều Nhân, luôn nung nấu tiến lên điều Đức, Ý tiềm ẩn vắng lặng, học hỏi đạt đến sự sâu xa, tên vang động đến chư Thiên, sáng suốt sánh ngang với bậc Hiền.
Tự mình vấy bẩn với thê thiếp, chí mê mờ, phóng túng đam mê nữ sắc, ham muốn dáng dấp xinh đẹp yêu kiều… Vạn đầu mối biến đổi ấy khiến cho Trí của người chồng bị mỏng nhạt, kẻ sĩ có cái nhìn nông cạn… Nhìn thấy việc ấy, chẳng hiểu biết điều màu nhiệm, dần dần thoái chí, mất thân mạng.
Theo sự khéo léo cong quẹo của Thần Đại Hạn, loài Si Mỵ gây rối loạn. Hoặc gây nguy hại cho cha mẹ, giết vua, buông thả theo sắc tình, ganh ghét, lười biếng, tán Tâm mê mờ, hành động ngang bằng với loài chim thú. Từ xưa đến nay không có điều gì chẳng do việc ấy mà giết cha mẹ, diệt tông môn. Thế nên bậc Sa Môn luôn đơn độc chẳng kết đôi, thanh khiết Chí ấy dùng Đạo làm công việc, phụng Giới trong sáng (Minh Giới) này.
Làm vua tức phải giữ yên bốn biển, làm bề tôi phải trung thành, dùng điều Nhân nuôi dân. Tức cha sáng suốt, con hiếu từ, chồng đáng tin, vợ trung trinh.
Ưu Bà Tắc (Cận Sự Nam) , Ưu Bà Di (Cận Sự Nữ) chấp hành như vậy thì đời đời gặp Phật, thấy Pháp, được Đạo”
Đức Phật nói như vậy thời Đệ Tử vui vẻ.
PHẬT NÓI KINH NGƯỜI CON HIẾU THẢO
_Hết_



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5414)
Vu-Lan lại về. Vu-Lan về với người con Phật. Đặc biệt với người con Phật tha hương, những người con thảo cháu hiền còn nghĩ đến ân sâu nghĩa nặng của mẹ cha, thì nỗi nhớ niềm thương trong mùa Vu-Lan lại càng thắm thiết hơn bao giờ! Nhưng Vu-Lan mang ý nghĩa gì?
11/04/2013(Xem: 4758)
Rằm tháng bảy đối với đạo Phật mang ý nghĩa đặc thù, tưởng cũng nên lược nêu ra đây vài đặc điểm: 1) Ngày tự tứ: Khi đức Phật còn ở đời, ngày ngày Ngài đi hoằng pháp khắp đó đây, nhưng đến mùa mưa từ khoảng rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, trong suốt thời gian ba tháng mùa hạ nầy, đức Phật và hàng đệ tử xuất gia đều tập trung ở một chỗ chuyên tâm tu học không ra ngoài.....
11/04/2013(Xem: 4799)
Nói đến Vu-Lan là nói đến hiếu. Nói đến hiếu, người ta liên tưởng đến hình ảnh ngài Mục-Kiền-Liên bưng bát cơm dâng mẹ, cơm hóa thành lửa. Sau đó cầu xin Phật chỉ dạy phương pháp báo hiếu, tôn-giả Mục-Kiền-Liên vâng theo lời Phật dạy thực hành cứu được mẹ là bà Thanh-Đề thoát kiếp ngạ quỷ đói khát khổ đau. Nên Vu-Lan mang ý nghĩa giải-đảo-huyền, tức là cứu tội khổ bị treo ngược.
11/04/2013(Xem: 4865)
Cha mẹ là nguồn sống của con. Người sống trên đời ai mà không do từ cha mẹ sanh thành, ai mà không được cha mẹ nuôi nấng lớn khôn? Cha mẹ đã trải dài năm tháng tốn hao biết bao là tâm huyết tiền của để lo cho con ăn ngon mặc đẹp mạnh khỏe nên người. Cha mẹ đã ngày đêm nhọc nhằn cưu mang quên ăn bỏ ngủ để vỗ về săn sóc con.
11/04/2013(Xem: 4831)
Hằng năm đến rằm tháng bảy, không ai bảo ai, mọi người đều cảm thấy nơi lòng sống dậy nỗi nhớ niềm thương, tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ, làng nước quê hương, nhớ thương đến những ân nhân thương thân xa cách.
11/04/2013(Xem: 6369)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, đó đây những người con thảo cháu hiền, tự nhiên cảm thấy lòng bâng khuâng se thắt, man mác nỗi nhớ niềm thương. Lòng thương nhớ cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hiện còn trên dương thế. Nỗi tiếc thương ông bà cha mẹ anh em đã qua đời. Để cho nỗi lòng thương nhớ được phần nào thâm trầm êm dịu, những người con thảo cháu hiền dâng trọn nén tâm hương khấn nguyện trong chiều thu Vu-lan thắng hội.
11/04/2013(Xem: 5001)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy không ai bảo ai, thiên hạ đều biết đó là mùa Vu-Lan báo hiếu. Dù cho người đang sống ở chân trời góc biển, tha hương lưu lạc phương nào, hễ mỗi khi tiết trời thu về, là biết sắp đến rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu, tự nhiên cảm thấy lòng nao nao bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, quê nhà, làng nước và những người thương thân.
11/04/2013(Xem: 4694)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, dù những ai đó có đang sống ở nơi xa xăm chân trời gốc biển nào đi nữa, không ai bảo ai, nhưng mọi người con thảo cháu hiền đều cùng chung dòng tâm tưởng cảm thấy lòng mình nao nao se thắt trào dâng nỗi niềm bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, nhớ nơi chôn nhau cắt rún, nhớ làng nước, nhớ nơi tiếng khóc chào đời. Không ai bảo ai, nhưng mọi cõi lòng con thảo cháu hiền đều tự biết mùa thu về, rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu đến.
11/04/2013(Xem: 4792)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, mọi người con thảo cháu hiền không ai bảo ai, tự nhiên cảm thấy lòng mình lâng lâng nỗi niềm bâng khuâng tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ. Đặc biệt là những vùng khí hậu bốn mùa rõ rệt, khi lá thu vàng lác đác nhẹ rơi, lại càng khơi dậy lòng người cái cảnh sanh ly tử biệt, nỗi nhớ niềm thương.
11/04/2013(Xem: 5456)
Hôm nay chúng ta đang ở trong mùa Vu-Lan, mùa lá vàng rụng về cội, mùa khói hương mù sương nghi ngút quyện lấy lời nguyện cầu mang đến thế giới tâm linh, thế giới vô hình u hoài mầu nhiệm của các bậc ân đức sanh thành quá cố. Mỗi lần Vu-Lan đến khiến cho lòng người con thảo cháu hiền sống dậy nỗi nhớ niềm thương, mong được gần gũi với cha mẹ cùng những người thương thân ân đức của mình. Vu-Lan có nghĩa là giải-đảo-huyền, tức là giải cứu tội nhân bị khốn khổ được giải thoát an vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]