Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tầm quan trọng của bình an nội tại

11/04/201311:22(Xem: 4960)
Tầm quan trọng của bình an nội tại

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tầm quan trọng của bình an nội tại

Ngọc Hằng dịch

Nguồn: Ngọc Hằng dịch

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA GIẢNG
TRONG BUỔI PHÁP THOẠI PHÍA TÂY ĐỒI CAPITOL GẦN TÒA BẠCH ỐC
Washington DC , USA- Vào ngày 7/9, Đức Dalai Latma đã đến nơi dạy truyền Kalachakra để chuẩn bị nghi lễ. Sau đó, Ngài đến phía tây đồi Capitol gần tòa Bạch Ốc để nói chuyện với công chúng về hòa bình thế giới.
Trước khi đức Dalai Latma đến, các nhà sư của tu viện Namgyal đã tụng đọc chú cầu nguyện. Sau đó, Ngài Bhuchung Tsering đại diện cho hội người Tây Tạng ở thủ đô chào đón mọi người và cũng cảm ơn sự quan tâm của quốc hội Hoa Kỳ đã cho phép sự kiện này được diễn ra. Các nghệ sĩ của viện biểu diễn nghệ thuật Tây Tạng, đến từ Ấn Độ đã trình diễn một tiếc mục múa đặc sắc.
Sau đó, nữ diễn viên truyền hình Whoopi Goldberg đã lên sân khấu giới thiệu chương trình. Cô bày tỏ niềm hạnh phúc được đến đây tham dự và cô cũng cho biết thêm rằng đây là một nơi rất tốt để tôn vinh ý tưởng về hòa bình
Cô Goldberg sau đó giới thiệu ca sĩ Skylar Grey trình diễn một tiếc mục đơn ca cho bài hát “Về nhà” (Coming home). Sau đó là một đoạn video của tổng giám mục Desmond Tutu mừng sinh nhật lần thứ 76 của Đức Dalai Latma được trình chiếu trên màn hình.
Khi cô Goldberg giới thiệu Đức Dalai Latma Ngài được Gyalwa Karmapa, ông Penpa Tsering, phát ngôn viên của quốc hội Tây Tạng và Tiến sĩ Lobsang Sangay, người đắc cử trong cục quản lý trung ương Tây Tạng chào đón lên sân khấu.
Trong bài nói chuyện của mình, Dức Dalai Latma nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tạo dựng bình an nội tại và Ngài cho biết Ngài cảm thấy rất hạnh phúc khi chia sẻ những ý tưởng này đến công chúng. Ngài cho biết không có sự phân biệt rằng người đó có thuộc tôn giáo hay không, ai cũng đều muốn có một cuộc sống hạnh phúc và thành công. Ngài nói thêm rằng những mục tiêu này phụ thuộc vào bình yên nội tại. Ngài cho biết nếu có quá nhiều sự nghi ngờ, lo sợ, không tin tưởng, giận dữ, ở mức độ tinh thần thì người đó không thể có một cuộc sống thành công và hạnh phúc được . Tuy nhiên, Ngài cho biết có thể thực tập để tạo nên bình an nội tại thông qua cuộc sống thế tục chứ không phải dựa trên niềm tin tôn giáo.
Ngài nói về hai lời cam kết của Ngài nhằm cũng cố những giá trị nhân quyền và hòa hợp tôn giáo. Ngài cho biết ở mức độ một con người, chúng ta đều là như nhau cả về tinh thần, tình cảm và thể chất. Mọi người đều có mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc và thành công. Ngài nói thêm rằng từ lúc chúng ta sinh ra, chúng ta có quyền có một cuộc sống hạnh phúc.
Vấn đề là chúng ta thỉnh thoảng quên đi sự bình an bên trong tâm hồn mình.
Nói về sự cam kết của Ngài trong việc cũng cố hòa hợp tôn giáo, Ngài cho biết theo “kinh nghiệm ít ỏi” của Ngài, tất cả các truyền thống tôn giáo đều có khả năng mang đến bình an nội tại. Ngài cho biết thêm rằng sự hợp tác giữa các tôn giáo là cần thiết.
Ngài cho biết trong cuộc sống luôn luôn có vấn đề. Những vấn đề này có hai dạng chính: ở mức độ thể lực và tinh thần. Mặc dù khó khăng, chúng ta đều có khả năng tạo nên bình an cho tâm hồn. Ngài đề cập đến kinh nghiệm cá nhân của Ngài khi cho biết ở tuổi 16, Ngài đã mất đi tự do cá nhân (Ngài phải nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo chính trị của Tây Tạng ở một độ tuổi còn quá trẻ) và ở tuổi 24, Ngài đã mất nước (sau khi Trung Hoa đóng chiếm Tây Tạng vào năm 1959). Vào các thời điểm này, Ngài đã không mất đi sự bình thàn bên trong tâm hồn. Ngài nói về những nhà khoa học chất chứa quá nhiều thù hận, sợ hãi thường xuyên đang bào mòn hệ miễn dịch của chính mình. Ngài cũng đề cập đến một nhà khoa học đã nói chuyện tại một hội nghị ở New York rằng những ai thường nghĩ về “cái tôi” hay “chúng ta” thường có nguy cơ bị bệnh nhồi máu cơ tim rất cao. Ngài cũng nói rằng các nhà khoa học cho biết những ai có lòng từ bi và nghĩ về người khác thường có sức khỏe tốt hơn.
Ngài cho biết Ngài có khả năng tạo nên bình yên cho tâm hồn và để làm được điều đó thì sự tự tin và sức mạnh bên trong tâm là điều cần thiết. Ngài cho biết mọi người cần nhận ra rằng hạnh phúc cá nhân dựa vào hạnh phúc của người khác.
Ngài cho biết việc nghĩ về lòng từ bi và tha thứ chỉ thuộc về những người có tôn giáo là sai lầm. Nói rằng việc có tôn giáo hay không là sự lựa chọn cá nhân và một người vẫn có thể hạnh phúc mà không cần theo tôn giáo. Ngài cũng cho biết là sai lầm là từ bi là vì lợi ích cho người khác. Ngài cho biết lợi ích cơ bản của từ bi là cho chính bản thân mình.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những giá trị mạnh mẽ bên trong tâm hồn, Ngài kéo sự chú ý đến vẻ đẹp bên trong và vẻ đẹp bên ngoài. Ở đây Ngài nói thêm rằng ngay cả quan hệ trong hôn nhân thường hạnh phúc và kéo dài hơn khi chúng ta dựa vào lòng biết ơn vẻ đẹp bên trong tâm hồn hơn vẻ đẹp bề ngoài.
Trong việc thực hành lòng từ bi, điều cần thiết là nghĩ về sự thật và nhìn vào sự việc một cách khách quan.Đề cập đến lời khuyên của nhà sư Shantideva vào thế kỷ thứ tám rằng luôn có giải pháp cho mỗi vấn đề nên không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu như không có giải pháp thì cũng chẳng đáng để lo. Ngài cho biết điều này là rất thực tế.
Trong quá trình nói chuyện, Ngài chỉ vào tòa bạch ốc phía trước và nói về sự ngưỡng mộ của người Tây Tạng đối với Hoa Kỳ từ khi Ngài còn nhỏ. Ngài chỉ ra sự phát triển tích cực trong việc cổ vũ sự tự do, bình đẳng, luật trị cũng như những giá trị của con ngườii như bình đẳng, tự do, dân chủ tồn tại ở Hoa Kỳ.
Sau buổi nói chuyện của Ngài, cô Goldberg lên sân khấu trở lại để điều hành phần hỏi đáp. Cô đưa ra ba câu hỏi được chọn lựa từ trên mạng. Câu đầu tiên là một câu hỏi của một cậu bé 14 tuổi hỏi làm cách nào cậu có thể tiếp cận các vấn đề cũng cố hòa bình. Ngài nói về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc mang đến một thế giới bình yên hơn. Ngài cho biết thế hệ của Ngài thuộc về thế kỷ thứ 20 trong khi thế hệ trẻ ngày nay như cậu bé 14 tuổi là ở thế kỷ thứ 21. Ngài cho biết họ phải chú tâm đến sự phát triển của bộ não cũng như sự phát triển trái tim nồng ấm.
Ở đây, Ngài đề cập đến tiến trình lịch sử của Hoa Kỳ. Ngài cho biết tổng thống Abraham Lincolh đã từ bỏ nô lệ trong khi Mục sư Martin Luther King đạt được nhân quyền. Ngày nay, nước Mỹ có tổng thống Obama. Ngài cho biết đây là những thành công.
Câu hỏi thứ hai liên quan đến lời khuyên để có môi trường học tập thuận lợi. Ngài cho biết điều cần thiết là thúc đẩy đạo đức thế tục và bất bạo động. Ngài cho biết mọi người cần nhận ra rằng quyền lực của sự thật và quyền lực của từ bi hiệu quả hơn là quyền lực của súng đạn.
Câu thứ ba hỏi liệu Ngài có định quay trở về Tây Tạng sau 52 năm lưu vong.
Ngài trả lời một cách tích cực rằng Trung Hoa đang thay đổi. Ngài cho biết tiếng nói của tự do, dân chủ, luật trị đang phát triển và chú ý ở Trung Hoa bằng chứng là thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi cải tổ chính trị.
“Vì mọi thứ hiển nhiên sẽ thay đổi.” Ngài nói thêm.
Khi cô Goldberg kết thúc phần trả lời vấn đáp, một người từ đám đông khán giả muốn hỏi một câu và Đức Dalai Latma chấp thuận. Người đó muốn biết điều gì cần làm nếu những người có thế lực không phải trả tiền để có thể được chú ý. Ngài cho biết mọi người có thể dùng mọi con đường có sẵn để đưa ra ý kiến. Ngài cho biết mọi người cần phải suy nghĩ cẩn thận khi trong thời gian bầu cử. Ngài cho biết dù có nhiều hạn chết, một hệ thống dân chủ vẫn là hệ thống tốt nhất và Ngài nói chuyện về việc từ bỏ quyền lực “trong vui vẻ và tự nguyện” khi nói về vấn đề này.
Sau khi Ngài nói xong, nghệ sĩ dương cầm Michael Fitzpatrick chơi bài “Lời nguyện cầu cho hòa bình thế giới.”
Đức Dalai Latma sau đó trở về trung tâm Verizon nơi Ngài bắt đầu các buổi thuyết giảng giáo lý sơ pháp vào buổi chiều. Sau những lời giải thích sâu rộng về tổ chức Phật giáo , Đức Dalai Latma bình luận về các giai đoạn của thiền của Acharya Kamalashila.
Vào ngày 10/7, Ngài sẽ tham dự một cuộc hội thảo về dân chủ cho Trung Hoa và tương lai của Tây Tạng và sau đó Ngài sẽ tiếp tục thuyết pháp.

Ngọc Hằng dịch
Theo Dalailama.com
Chùm ảnh (VP Đức Đạt Lai Lạt Ma - Ảnh: Tenzin Choejor/OHHDL)

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang vẫy tay chào đón đồng bào
(người đứng bên cạnh là Dr. Thupten Jinpa - người thông dịch)

Hàng ngàn người Hoa Kỳ đang nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng pháp

Hai nữ diễn viên trong đoàn âm nhạc truyền thống Tây Tạng đang biểu diễn

Ca sĩ Skylar Grey đang trình diễn (trước khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến)

Ảnh từ trái: Dr. Thupten Jinpa (người thông dịch), Đức Đạt Lai Lạt Ma và nữ tài tử giải Osca Whoopi Goldberg



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5486)
Mỗi năm cứ vào tiết thu, trời cao xanh ngắt, cỏ cây đổi màu, lá vàng lìa cành lác đác nhẹ rơi. Người con thảo cháu hiền không thốt nên lời xúc cảm nỗi nhớ niềm thương, chạnh lòng tưởng nhớ đến bậc thương thân cha mẹ. Tiếng chuông chùa chiều thu ngân nga từ xa vang vọng, hình bóng cha già mẹ yếu, hình ảnh người con hiếu hạnh muôn thuở Mục-Kiền-Liên lại rạng rỡ hiện về trong mùa Vu-Lan. Đó đây phảng phất khói trầm hương nghi ngút quyện lấy lời cầu nguyện của chư Tăng, âm vang lan dần cao ngất tỏa khắp mười phương thấm nhập vào các cõi hư không pháp giới.
11/04/2013(Xem: 5554)
Vu-Lan lại về. Vu-Lan về với người con Phật. Đặc biệt với người con Phật tha hương, những người con thảo cháu hiền còn nghĩ đến ân sâu nghĩa nặng của mẹ cha, thì nỗi nhớ niềm thương trong mùa Vu-Lan lại càng thắm thiết hơn bao giờ! Nhưng Vu-Lan mang ý nghĩa gì?
11/04/2013(Xem: 4879)
Rằm tháng bảy đối với đạo Phật mang ý nghĩa đặc thù, tưởng cũng nên lược nêu ra đây vài đặc điểm: 1) Ngày tự tứ: Khi đức Phật còn ở đời, ngày ngày Ngài đi hoằng pháp khắp đó đây, nhưng đến mùa mưa từ khoảng rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, trong suốt thời gian ba tháng mùa hạ nầy, đức Phật và hàng đệ tử xuất gia đều tập trung ở một chỗ chuyên tâm tu học không ra ngoài.....
11/04/2013(Xem: 4932)
Nói đến Vu-Lan là nói đến hiếu. Nói đến hiếu, người ta liên tưởng đến hình ảnh ngài Mục-Kiền-Liên bưng bát cơm dâng mẹ, cơm hóa thành lửa. Sau đó cầu xin Phật chỉ dạy phương pháp báo hiếu, tôn-giả Mục-Kiền-Liên vâng theo lời Phật dạy thực hành cứu được mẹ là bà Thanh-Đề thoát kiếp ngạ quỷ đói khát khổ đau. Nên Vu-Lan mang ý nghĩa giải-đảo-huyền, tức là cứu tội khổ bị treo ngược.
11/04/2013(Xem: 4989)
Cha mẹ là nguồn sống của con. Người sống trên đời ai mà không do từ cha mẹ sanh thành, ai mà không được cha mẹ nuôi nấng lớn khôn? Cha mẹ đã trải dài năm tháng tốn hao biết bao là tâm huyết tiền của để lo cho con ăn ngon mặc đẹp mạnh khỏe nên người. Cha mẹ đã ngày đêm nhọc nhằn cưu mang quên ăn bỏ ngủ để vỗ về săn sóc con.
11/04/2013(Xem: 4953)
Hằng năm đến rằm tháng bảy, không ai bảo ai, mọi người đều cảm thấy nơi lòng sống dậy nỗi nhớ niềm thương, tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ, làng nước quê hương, nhớ thương đến những ân nhân thương thân xa cách.
11/04/2013(Xem: 6462)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, đó đây những người con thảo cháu hiền, tự nhiên cảm thấy lòng bâng khuâng se thắt, man mác nỗi nhớ niềm thương. Lòng thương nhớ cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hiện còn trên dương thế. Nỗi tiếc thương ông bà cha mẹ anh em đã qua đời. Để cho nỗi lòng thương nhớ được phần nào thâm trầm êm dịu, những người con thảo cháu hiền dâng trọn nén tâm hương khấn nguyện trong chiều thu Vu-lan thắng hội.
11/04/2013(Xem: 5077)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy không ai bảo ai, thiên hạ đều biết đó là mùa Vu-Lan báo hiếu. Dù cho người đang sống ở chân trời góc biển, tha hương lưu lạc phương nào, hễ mỗi khi tiết trời thu về, là biết sắp đến rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu, tự nhiên cảm thấy lòng nao nao bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, quê nhà, làng nước và những người thương thân.
11/04/2013(Xem: 4771)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, dù những ai đó có đang sống ở nơi xa xăm chân trời gốc biển nào đi nữa, không ai bảo ai, nhưng mọi người con thảo cháu hiền đều cùng chung dòng tâm tưởng cảm thấy lòng mình nao nao se thắt trào dâng nỗi niềm bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, nhớ nơi chôn nhau cắt rún, nhớ làng nước, nhớ nơi tiếng khóc chào đời. Không ai bảo ai, nhưng mọi cõi lòng con thảo cháu hiền đều tự biết mùa thu về, rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu đến.
11/04/2013(Xem: 4877)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, mọi người con thảo cháu hiền không ai bảo ai, tự nhiên cảm thấy lòng mình lâng lâng nỗi niềm bâng khuâng tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ. Đặc biệt là những vùng khí hậu bốn mùa rõ rệt, khi lá thu vàng lác đác nhẹ rơi, lại càng khơi dậy lòng người cái cảnh sanh ly tử biệt, nỗi nhớ niềm thương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]