Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Trường Long ở Trường Lạc, Diên Khánh

11/04/201311:16(Xem: 5965)
Chùa Trường Long ở Trường Lạc, Diên Khánh

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Chùa Trường Long ở Trường Lạc, Diên Khánh

Trí Bửu

Nguồn: Trí Bửu

CHÙA TRƯỜNG LONG

長 隆 寺
Thôn Trường Lạc
Xã Diên Lạc
huyện Diên Khánh
tỉnh Khánh Hòa
ĐT. 0905.566099
Trú trì: Đại đức Thích Giác Hạnh

Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm
Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi…
Cách thành phố Nha Trang khoảng 13 km về phía Tây, chùa Trường Long tọa lạc tại thôn Trường Lạc, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Theo truyền khẩu của các bậc tiền bối trong làng, chùa được tạo lập vào năm niên hiệu Gia Long thứ 10, (tức năm 1812), cách nay 199 năm. Lúc bấy giờ chỉ là một ngôi thảo am do Bà Nguyễn Thị Đen lập để tu hành.
Sau khi Bà qua đời, thảo am được các kỳ hào bô lão cùng nhân dân trong làng tôn tạo lại trở thành ngôi chùa vách đất mái lợp ngói âm dương. Rất nhiều năm, chùa không có Thầy Trú trì mà chỉ do Phật tử địa phương lần lượt chăm nom, hương khói.
Đến năm 1961, dưới đời Đại đức Thích Hải Yến, Trú trì.chùa xin gia nhập vào hệ thống giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sau gần 200 năm xây dựng, chùa Trường Long đã trải qua bao thế hệ thăng trầm lắm nẻo. Trải qua bao cuộc chiến tranh, bao mưa nắng dãi dầu, nhiều phen đổi phên, thay vách, ngôi chánh điện đã hư hoại và xuống cấp trầm trọng. Cho đến ngày 17-11-1990 (tức ngày 01-10-Canh Ngọ) được làng tha thiết thỉnh cầu, nên Ban Đại diện Phật giáo huyện Diên Khánh đã quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Giác Hạnh về Giám tự.
Từ khi nhận nhiệm vụ Trú trì, Đại đức Thích Giác Hạnh đã cũng Phật tử địa phương phát tâm đại trùng tu ngôi Đại hùng Bửu điện.
Sau 10 năm xây dựng, chùa Trường Long đã hoàn thiện trang nghiêm gồm: Ngôi Đại hùng Bửu điện, nhà Tổ, nhà Linh, cổng Tam quan, nhà Tăng, nhà khách, tượng đài Quan Âm… phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm tú lệ, đủ điều kiện để duy trì mạng mạch của Phật pháp và làm nơi tu học cho tăng chúng cùng Phật tử địa phương, đồng thời cũng là dấu son góp phần tô tạo thêm vẻ đẹp cho nền văn hóa xã Diện Lạc, địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh của xã.
• Chùa Trường Long qua các thời kỳ chăm nom, hương khói:
- Bà Nguyễn Thị Đen tạo lập năm 1812.
- Ông Lê Đức Thừa
- Thầy Bảo Liên
- Thượng tọa Thích Trừng Phương (Thầy Hai – Phước Tuy)
- Ông Phạm Mua
- Ông Phạm Huyện
- Ông Hàng Ích
- Bà Lê Thị Mùa
- Đại đức Thích Phước Hưng: từ năm 1940-1950
- Đại đức Thích Hải Yến: từ năm 1950-1966
- Thây Tư ở Tuy Hòa, Phú Yên
- Bà Đỗ Thị Thức
- Đại đức Thích Giác Hạnh: từ năm 1990 đến nay


* Trong hai ngày 23-24.6.Tân Mão (tức 23-24.7.2011) Đại đức Trú trì Thích Giác Hạnh đã tổ chức đại lễ Khánh tạ lạc thành thù ân Tam bảo, phố tế âm linh, dưới sự chứng minh của HT Thích Trí Tâm – thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi Lễ TƯ, Phó ban thường trực BTS PG Khánh Hòa, HT Thích Ngộ Tánh – Phó BTS, HT Thích Thiện Danh, HT Thích Như Tịnh, HT Thích Thiện Đức, HT Thích Minh Khai, HT Thích Nguyên Quang, HT Thích Trí Viên và Chư Tôn đức Tăng Ni BTS Phật giáo Khánh Hòa, Ban Đại diện huyện hội Phật giáo Diên Khánh, các cấp chính quyền địa phương, cùng hàng nghìn đồng bào Phật tử tham dự.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5457)
Mỗi năm cứ vào tiết thu, trời cao xanh ngắt, cỏ cây đổi màu, lá vàng lìa cành lác đác nhẹ rơi. Người con thảo cháu hiền không thốt nên lời xúc cảm nỗi nhớ niềm thương, chạnh lòng tưởng nhớ đến bậc thương thân cha mẹ. Tiếng chuông chùa chiều thu ngân nga từ xa vang vọng, hình bóng cha già mẹ yếu, hình ảnh người con hiếu hạnh muôn thuở Mục-Kiền-Liên lại rạng rỡ hiện về trong mùa Vu-Lan. Đó đây phảng phất khói trầm hương nghi ngút quyện lấy lời cầu nguyện của chư Tăng, âm vang lan dần cao ngất tỏa khắp mười phương thấm nhập vào các cõi hư không pháp giới.
11/04/2013(Xem: 5527)
Vu-Lan lại về. Vu-Lan về với người con Phật. Đặc biệt với người con Phật tha hương, những người con thảo cháu hiền còn nghĩ đến ân sâu nghĩa nặng của mẹ cha, thì nỗi nhớ niềm thương trong mùa Vu-Lan lại càng thắm thiết hơn bao giờ! Nhưng Vu-Lan mang ý nghĩa gì?
11/04/2013(Xem: 4849)
Rằm tháng bảy đối với đạo Phật mang ý nghĩa đặc thù, tưởng cũng nên lược nêu ra đây vài đặc điểm: 1) Ngày tự tứ: Khi đức Phật còn ở đời, ngày ngày Ngài đi hoằng pháp khắp đó đây, nhưng đến mùa mưa từ khoảng rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, trong suốt thời gian ba tháng mùa hạ nầy, đức Phật và hàng đệ tử xuất gia đều tập trung ở một chỗ chuyên tâm tu học không ra ngoài.....
11/04/2013(Xem: 4909)
Nói đến Vu-Lan là nói đến hiếu. Nói đến hiếu, người ta liên tưởng đến hình ảnh ngài Mục-Kiền-Liên bưng bát cơm dâng mẹ, cơm hóa thành lửa. Sau đó cầu xin Phật chỉ dạy phương pháp báo hiếu, tôn-giả Mục-Kiền-Liên vâng theo lời Phật dạy thực hành cứu được mẹ là bà Thanh-Đề thoát kiếp ngạ quỷ đói khát khổ đau. Nên Vu-Lan mang ý nghĩa giải-đảo-huyền, tức là cứu tội khổ bị treo ngược.
11/04/2013(Xem: 4954)
Cha mẹ là nguồn sống của con. Người sống trên đời ai mà không do từ cha mẹ sanh thành, ai mà không được cha mẹ nuôi nấng lớn khôn? Cha mẹ đã trải dài năm tháng tốn hao biết bao là tâm huyết tiền của để lo cho con ăn ngon mặc đẹp mạnh khỏe nên người. Cha mẹ đã ngày đêm nhọc nhằn cưu mang quên ăn bỏ ngủ để vỗ về săn sóc con.
11/04/2013(Xem: 4927)
Hằng năm đến rằm tháng bảy, không ai bảo ai, mọi người đều cảm thấy nơi lòng sống dậy nỗi nhớ niềm thương, tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ, làng nước quê hương, nhớ thương đến những ân nhân thương thân xa cách.
11/04/2013(Xem: 6447)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, đó đây những người con thảo cháu hiền, tự nhiên cảm thấy lòng bâng khuâng se thắt, man mác nỗi nhớ niềm thương. Lòng thương nhớ cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hiện còn trên dương thế. Nỗi tiếc thương ông bà cha mẹ anh em đã qua đời. Để cho nỗi lòng thương nhớ được phần nào thâm trầm êm dịu, những người con thảo cháu hiền dâng trọn nén tâm hương khấn nguyện trong chiều thu Vu-lan thắng hội.
11/04/2013(Xem: 5058)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy không ai bảo ai, thiên hạ đều biết đó là mùa Vu-Lan báo hiếu. Dù cho người đang sống ở chân trời góc biển, tha hương lưu lạc phương nào, hễ mỗi khi tiết trời thu về, là biết sắp đến rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu, tự nhiên cảm thấy lòng nao nao bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, quê nhà, làng nước và những người thương thân.
11/04/2013(Xem: 4761)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, dù những ai đó có đang sống ở nơi xa xăm chân trời gốc biển nào đi nữa, không ai bảo ai, nhưng mọi người con thảo cháu hiền đều cùng chung dòng tâm tưởng cảm thấy lòng mình nao nao se thắt trào dâng nỗi niềm bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, nhớ nơi chôn nhau cắt rún, nhớ làng nước, nhớ nơi tiếng khóc chào đời. Không ai bảo ai, nhưng mọi cõi lòng con thảo cháu hiền đều tự biết mùa thu về, rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu đến.
11/04/2013(Xem: 4853)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, mọi người con thảo cháu hiền không ai bảo ai, tự nhiên cảm thấy lòng mình lâng lâng nỗi niềm bâng khuâng tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ. Đặc biệt là những vùng khí hậu bốn mùa rõ rệt, khi lá thu vàng lác đác nhẹ rơi, lại càng khơi dậy lòng người cái cảnh sanh ly tử biệt, nỗi nhớ niềm thương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]