Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân Vật Mục Kiền Liên Trong Nghệ Thuật Sân Khấu

10/04/201320:04(Xem: 4638)
Nhân Vật Mục Kiền Liên Trong Nghệ Thuật Sân Khấu

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Nhân Vật Mục Kiền Liên Trong Nghệ Thuật Sân Khấu

Dương Kinh Thành

Nguồn: Dương Kinh Thành

Nhân Mùa Vu Lan Báo Hiếu Nói Về Nhân Vật Mục Kiền Liên Trong Nghệ Thuật Sân Khấu Phật Giáo



MỘT


Trước tiên, xin nói tóm lược ngay rằng, trong dòng lịch sử nghiệt ngã đấu tranh chống ngoại xâm, với gần hơn một ngàn năm bị thống trị bởi phương Bắc, dân tộc ta trong nhiều mặt cũng chịu tác đông ít nhiều ảnh hưởng , trong đó có Phật giáo .
Từ trong nhận định đó, ngay trong những giai đoạn độc lập, tự chủ dân tộc , các triều đại vua quan luôn chủ động cổ súy tinh thần dân tộc, khôi phục từng bước những giá trị văn hóa ,lịch sử từng bị mai một bởi chiến tranh và sự hủy diệt có chủ ý từ phương Bắc.Những cố gắng đó đã đem lại kết quả không ít. Dần dà, tự khẳng định được chủ thể riêng biệt của bờ cõi Nam Việt.
Với Phật giáo, ngoài một vài dòng truyền thừa từ phương Bắc, còn lại là những dòng phái của chính Phật giáo Việt Nam (PGVN)xuất xứ từ bản địa. Nỗi bật nhất là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm sắc thái và bản thể của dân tộc Việt nam .v..v…
Thiết nghĩ, những cố gắng đó, dù trãi qua nhiều giai đoạn lịch sử , đến hôm nay PGVN vẫn luôn đặt làm mối trọng tâm.

HAI


PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng. Thí dụ khi ta nói về một Mục Kiền Liên người ta dễ liên tưởng trước nhất đến hình tượng Đường Tam Tạng của Ngô Thừa Ân, hoặc kế nữa là hình tượng Ngài Địa Tạng Vương Bồ tát. Dù cho ba vị này có xuất xứ và “lý Lịch” khác nhau xa . Tuy nhiên đó chỉ là sự nhầm lẫn trong bộ y áo mà Phật giáo Bắc truyền đã “tạo mẫu” cho ba vị. Nhưng về mặt khác, tức khía cạnh lịch sử , chúng ta buộc phải cân nhấc cẩn thận trước khi đưa ra một hình tượng trong nghệ thuật.

Bồ Tát Mục Kiền Liên

Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

"Đường Tam Tạng" trong phim Tây Du Ký
Không khó khăn lắm để chúng ta nhận ra rằng , một hình tượng Mục Kiền Liên theo Phật giáo Bắc truyền tuy vẫn bận hậu và y bá nạp, tay cầm tích trượng nhưng đầu không đội mão Tỳ Lư và ta còn lại cầm cái bát cơm. Ngài Địa tạng Vương Bồ Tát thay vì cầm bát cơm thì Ngài cầm viên ngọc minh châu ,đầu đội mão Tỳ Lư, tay cầm tích trượng, mình ngồi tòa sen doĐề Thính đỡ. Ngài Đường Huyền Trang của cụ Ngô Thừa Ân thì vẫn giống như Ngài Địa tạng nhưng tay còn lại thì không cầm chi ngoài Tích Trượng bên tay phải. Rất tiếc những hình tượng này phần lớn người ta nhìn ra …ba trong một !

"MỤC KIỀN LIÊN CHÍNH SỬ"
"tiếc rằng họa sĩ vẻ hình này sai một chi tiết là vai mặc tay áo,
thay vì "THIÊN ĐẢN HỮU KHIÊN".
Tóm lại, Mục Kiền Liên là vị Tôn Giả thới Phật còn tại thế (Kinh Vu Lan và Báo Phụ Mẫu Ân );Địa tạng Vương Bồ tát do đức Phật giới thiệu trong kinh Địa tạng, và Đường Tam Tạng được bước ra từ truyện Tây Du Kýcủa cụ Ngô Thừa Ân.

Đó là chưa nói đến một nhân vật mang tên Mục Liên ở trong Mục Liên Sám Pháp”có mẹ là bà Lưu Thanh Đề, Cha là ông Phó Tướng .Mục Liên khi chưa xuất gia có tên là La Bốc. Đây chính là câu chuyện Mục Liên xuống Địa Ngục Cứu Mẹ, có chi tiết Bánh bao Nhân Thịt Chó; sau đó mọc lên thành những thứ mà bây giờ ít dùng trong thức ăn chay là Hành, Hẹ. Tỏi.Nén…!Đây là câu chuyện dựa vào cốt lõi của chính sử thời Phật còn tại thế với Tôn Giả Mục Kiền Liên dùng thần thông quán tưởng địa ngục và sau nhờ thần lực chư tăng cứu độ.
Đáng tiếc hơn nữa là khía cạnh lịch sử, nhất là những tác phẫm sân khấu như cải lương ,kịch nói thậm chí điện ảnh trong thời gian qua đã dấn rất sâu vào sai lầm nhận thức này. Xin được đơn cử ra một ví dụ bằng bài ca “Mục Liên Tìm Mẹ”.Chỉ với bốn câu mở đầu thôi đã vấp phải sai sót từng lời một:
Cõi Thiên Trúc Miền Tây Phương Cực Lạc
Chùa Lôi Âm vang vọng mấy hồi chuông
Một Nhà Sư Trong Lớp Áo Nâu Sòng
Đang Kính Cẩn Quỳ Dưới Chân Phật Tổ.
Cõi Thiên Trúc là từ dùng của cụ Ngô Thừa Ân trong Tây Du Ký; còn Miền Tây Phương Cực Lạc lả thế giới của đức Phật A Di Đà. Chùa Lôi Âm của Trung Hoa, thời Phật còn tại thế không có chùa, không có chuông lẫn mõ.Một Nhà Sư ở đây ai cũng biết là Mục Liên, cón có bận Áo nâu Sòng hay màu gì không quan trọng(nhưng vẫn sai);Đang kính Cẩn Quỳ Dưới Chân Phật Tổ, thôi cũng tạm được chút đỉnh ,nhưng từ Phật Tổ cũng là từ thoát sanh từ Tây Du Ký…

Nhân vật " Mục Kiền Liên và Thập Đại Đệ Tử Phật "
Đối Chọi màu sắc, thật giả lẫn lộn
Nữa cuối thập niên 90 thế kỷ trước, khi được ngỏ ý tham gia viết vở cải lương Mục Liên Tìm Mẹ , dừ khi dàn dựng , Biên tập và Đạo diễn không mời tôi có mặt nên đã có không ít điều sai sót, nhưng trên tinh thần chung, tôi cố gắng viết nghiêng đến 90 độ về phía kinh Mục Liên Sám Pháp cho gần với sự quen thuộc của dân gian hơn và gần với đại thừa bắc tông hơn. Cho nên để Mục Liên vận y áo đầy đủ là cũng nằm trong ý định đó. Hạn chế cho Mục Liên xuất hiện trước đại chúng, nhất là lúc phải có mặt mười vị đại đệ tử của Phật , vì như thế y áo của Mục Liên sẽ trở nên diêm dúa,lạc lõng và khó coi .Đây chính là điều sai sót khá lớn mà hiện nay ,nhất là cải lương đang mắc phải.
Viết kịch bản về chuyện Mục Liên-Thanh Đề còn có kinh Mục Liên Sám Pháp để tác giả tránh né lịch sử mà kéo hẳn nghiêng về thủ pháp dàn dựng thuần phương đông , nếu có kết hợp đôi chút chính sử cũng sẽ không chong chênh. Nhưng còn viết về Tôn Giả Mục Kiền Liên trong chính sử thì hảy nên thận trọng vì gần đây đã có xuất hiện một vài vở tuy nói về trưởng lão Ni Liên Hoa Sắc nhưng dính líu đến tôn giả Mục Kiền Liên ,hai vị vốn trước khi xuất gia là bạn thân có mối liên hệ mang chút ái lụy, tạo nhiều cảm hứng sáng tác cho van học nghệ thuật. Trong những vở này đã thấy có sa vào những sai sót như trên đã nói. Đây mới chính là tôn giả Mục Kiền Liên thực sự của chính sử, thế mà khi xuất hiện với 9 vị tôn giả Đệ Nhất khác , hình ành Mục Kiền Liên quá nổi bật, như là vừa từ Trung Hoa hoặc Việt Nam trở về với Phật vậy ! Ngay như y áo của Thập Đại Đệ Tử Phật, giả thật lẩn lộn , Nam Tông ,Khất Sĩ, Theravada..Thật là đáng lo ngại !

BA


Nghệ Thuật Sân Khấu Phật Giáo (NTSKPG) tuy chưa phát triển và định hình để có thể làm nhiệm vụ song hành với công cuộc hoằng pháp thời hiện tại. Thiếu sót này phần do chư tôn lãnh đạo chưa đặt thành mối trọng tâm và nội bộ Phật PGVN chưa có nhân tố chuyên biệt về lãnh vực này, trong khi nhu cầu thưởing thức của công chúng Phật tử không hề nhỏ. Điều đó đã dẫn đến những hệ lụy tất yếu từ phía NTSK ngoài xã hội, người ta đã nhanh chân khỏa lấp chổ trống khuyết ấy bằng những vở tuồng Phật tuồng Tiên do chính họ tự tay viết và thực hiện theo cảm quan cá nhân nhìn về Phật giáo.Khi Văn Hóa Phật Giáo chưa phát triển và còn tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử nhất định, thì những việc làm tự phát ấy của NTSK ngoài xã hội , đã giúp ích phần nào thiếu sót của PGVN,và tất nhiên việc làm ấy rất đáng trân trọng, dù nội dung có sai sử hay cố tình bẻ cong thì chúng ta cũng đành chịu. Vì lý do đó mà lâu nay chúng tôi luôn lên tiếng cho một nền NTSKPG thực sự được hình thành, vô tình tình trở nên người làm công việc tìm tòi và phê bình các tác phẫm sai sót ấy, thật chẵng vui chút nào.
Điều kiện hoằng pháp thời hiện tại, không cho phép sự ỷ lại quá đáng tồn tại,mà phải nhường chổ chi ý chí vượt tiến . Vậy nên không thể tiếp tục phó mặc lãnh vực hoằng pháp bằng NTSKPG cho xã hội thao túng mà không có kiểm soát.
Ngày nay PGVN chúng ta đã có hẵn một đội ngũ Nhạc Sĩ, Tác Giả Phật Giáo, đủ để làm nên một nội lực sung mãn, đáp ứng nhu cầu hoằng pháp và thưởng thức của quần chúng Phật tử.Hơn hai mươi năm qua PGVN chưa thực sự trọng dụng và công nhận họ.
Giữa Phật Tổ và Phật Thích Ca , giữa Mục Kiền Liên và Mục Liên còn tồn tại , là dấu ấn của một quảng thời gian Phật giáo xem nhẹ lãnh vực NTSKPG. Người ta thích Đường Tam Tạng hơn Ngài Địa tạng Vương vì Bồ Tát Địa Tạng là kinh, Đường Tam Tạng là truyện.Tất cả còn nằm trong kinh sách ,chưa bước ra NTSKPG. Và không may , một vài nơi đã đưa tay ,đưa các vị vào kịch bản chủ quan của mình , để cống hiến cho Phật giáo một tác phẫm có nhiều nét cong. Không biết nên vui hay buồn!

Dương Kinh Thành
(Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2025(Xem: 213)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹp, hoặc đem tro cốt vào chùa, nhang khói mịt mù, đặt nắm tro tàn cha mẹ ở một vị trí thiệt tốt… không ngại tốn kém!
30/10/2024(Xem: 881)
Văn Hóa và Di Sản Văn Hóa Asean, Giữ Gìn Quá Khứ cho Tương Lai (Asean Culture and Heritage; Preserving the Past for Future)
14/09/2024(Xem: 2834)
Tại sao lại nói “ruột đau chín chiều”? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều? Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao ruột đau không phải ba bốn chiều hay tám chiều mà lại “chín chiều” ?
11/09/2024(Xem: 2011)
Vào lúc 09:30 am ngày 08 tháng 9 năm 2024, chùa Đại Bảo Trang Nghiêm tọa lạc tại số 2553 Darwin Street, thành phố Hayward, tiểu bang California đã trang nghiêm tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2024, Phật lịch 2568. Hòa thượng Thích Từ Lực, Viện chủ chùa Phổ Từ (Hayward), thiền viện Phổ Thiên (Castro Valley) và trung tâm tu học Phổ Trí (Vacaville) quang lâm Chứng minh và ban Đạo từ.
09/09/2024(Xem: 1417)
Lễ Vu Lan PL 2568 (8/9/24) tại Chùa Bảo Minh, Vic, Úc Châu (Photo: Thiện Hưng) | quangduc.com
07/09/2024(Xem: 1631)
Sáng ngày 30 tháng 7 Giáp Thìn (02/9/2024), nhân ngày Khánh đản đức Bồ tát Địa Tạng, chùa Bửu Long ở thôn Lễ Thạnh, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh đã trang nghiêm tổ chức đại lễ Trai Đàn Chẩn Tế - Kỳ Siêu Bạt Độ, trên là để báo đáp Tứ Trọng Ân, dưới là để cứu vớt những âm linh bị đọa vào Tam Đồ Khổ (ba đường ác lụy: gươm đao, nước và lửa), đồng thời cũng cầu siêu hồi hướng cửu huyền thất tổ, cầu nguyện quốc thái dân an, thiên tai ôn dịch tiêu trừ
04/09/2024(Xem: 1012)
Chùa Pháp Tạng là 1 trong 6 ngôi chùa thuộc Tổ chức Quốc tế Bồ Đề Quang - BLI (Bodhi Light International, Inc.) được Thầy Thích Vĩnh Hóa sáng lập, căn bản là Phật giáo Đại thừa Trung Hoa được điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa và cảm nhận của thời đại mới.
02/09/2024(Xem: 1209)
Lễ Vu Lan PL 2568 (1/9/24) tại Tu Viện Kim Cang, Victoria, Úc Châu (Photo: Thiện Hưng) | quangduc.com
01/09/2024(Xem: 1120)
Lễ Vu Lan PL 2568 (31/8/24) tại Chùa Pháp Vân, Melbourne, Úc Châu (photo: Quảng Diệu Trí) | quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]