Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nha Trang: Bếp ăn từ thiện của ông chủ người Australia

10/04/201320:03(Xem: 4522)
Nha Trang: Bếp ăn từ thiện của ông chủ người Australia

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Nha Trang: Bếp ăn từ thiện của ông chủ người Australia

Tường Châu

Nguồn: Tường Châu

Cứ trưa thứ hai, tư, sáu hàng tuần, những người lao động nghèo, đạp xích lô, nhặt đồng nát, bán vé số, ăn xin… ở Nha Trang lại rủ nhau đến nhận cơm miễn phí tại nhà hàng Lanterns.
Trong một chuyến du lịch vào năm 2005, Robert Costabile (sinh năm 1970, người Australia) chọn Việt Nam làm nơi đầu tư kinh doanh vì: “Tôi rất thích đất nước của các bạn”. 3 năm sau, Robert mở nhà hàng Lanterns bán món ăn Việt Nam ở Nha Trang, đơn giản bởi nghĩ rằng du khách nước ngoài cần ăn món Việt để hiểu thêm về văn hóa nơi đây.
Gắn với công việc của tổ chức Wesley Misson Victoria chuyên chăm sóc người già, người mất trí, không có gia đình ở Australia, đến Việt Nam Robert vẫn tiếp tục làm từ thiện bằng cách mở bếp ăn miễn phí cho người nghèo và giúp trẻ con học tiếng Anh ngay tại nhà hàng của mình.

Nhân viên nhà hàng chuẩn bị cơm hộp để phát miễn phí cho người nghèo. Ảnh: Tường Châu
Từ năm 2008 đến nay, hè nào cũng vậy, các em nhỏ ở chùa Lộc Thọ, nhà tình thương Hướng Dương (Nha Trang) lại đến đây để học Anh văn, giao tiếp với khách nước ngoài và học nấu ăn, kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Vừa học nghề vừa học chữ lại có tiền nên các em rất thích. Em Nguyễn Ngọc Minh Trung chia sẻ: “Một tháng em được 1,3 triệu đồng tiền công. Em học được rất nhiều thứ ở đây và hy vọng khi lớn lên sẽ trở thành một đầu bếp giỏi”.
Bếp ăn miễn phí chỉ vừa mới mở vài tháng nay. Từ ngày có bếp ăn từ thiện này, người lao động nghèo thêm niềm vui vì tiết kiệm được một số tiền nhỏ để lo cho gia đình. Tuần nào cũng vậy, cứ khoảng 11-12 giờ trưa các ngày thứ hai, tư, sáu, những hộp cơm được đóng sẵn để trao tận tay người nghèo, khó khăn. Bình quân mỗi bữa nhà hàng phục vụ 100-200 suất cơm miễn phí.
Anh Đặng Xuân Phong (xích lô) chia sẻ: “Tôi nhận cơm từ thiện cả mấy tháng nay, cơm và thức ăn rất ngon. Bữa cơm tuy nhỏ nhưng giúp cho những người lao động nghèo chúng tôi đỡ được phần nào trong cuộc sống”. Rồi anh quay sang nói lời cám ơn với ông chủ ngoại quốc.

Ông chủ nhà hàng, Robert Costabile mang hộp cơm ra tận ngoài đường để cho người khuyết tật. Ảnh: Tường Châu
Câu cảm ơn không tròn vành bằng tiếng Anh của những người xích lô, vé số… khiến ông chủ cười mãn nguyện và đáp lại bằng tiếng Việt ba chữ “Không có gì”. Robert chia sẻ: “Tôi từng làm công việc quản lý tài chính, trong tay nắm nhiều tiền nhưng cảm thấy mình không vui bằng những em bé Việt Nam ít tiền nhưng lại rất hạnh phúc”.
Nguyễn Thị Hoàng Lam, người quản lý nhà hàng bếp ăn từ thiện cho biết: “Bếp từ thiện sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng để giúp đỡ người lao động nghèo. Chúng tôi còn muốn đưa bếp ăn phục vụ người nghèo ở bãi rác dưới chân đèo Rù Rì”. Còn Robert khoe: “Tôi cũng đang tính chuyện mở một lớp dạy chữ cho trẻ em nghèo, không có giấy khai sinh”.
Tường Châu
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 4504)
Khi người bạn thân của tôi đột ngột qua đời, để lại trần gian người vợ trẻ và một đứa con gái chưa dứt sữa. Người đàn bà này vẫn ở vậy nuôi con, dành hết mọi nguồn yêu thương cho đứa con gái duy nhất của hai người, như thể để bù đắp cho nó sự thiếu vắng người cha trên bước đường đời sắp tới.
11/04/2013(Xem: 8351)
Trước đây, khi viết bài này, trong tay tôi chưa có các phương tiện nghe nhìn tối thiểu , để có thể hỗ trợ mình hoàn thành mong ước, chuyển tải một cách nhanh nhất những điều mình cảm nhận hầu chia sẻ với mọi người. Vì vậy khi ấy tôi không biết bài thơ này nằm trong tập thơ “SÁU-TÁM” của nhà thơ Nguyễn Duy.
11/04/2013(Xem: 4440)
"Khúc ngâm cùa người con đi xa" - Sợi chỉ trong tay của người Mẹ hiền. Nay đang ở trong chiếc áo người con đi xa mặc trên người. Lúc mới lên đường, Mẹ khâu từng mũi chỉ kỹ càng dày dặn hơn. Có ý sợ con đi lâu mới trở về. Ai dám bảo rằng tấm lòng của của tấc cỏ, Lại có thể báo đáp được ánh nắng cảu ba tháng trời xuân?
11/04/2013(Xem: 7055)
Trên thế gian nầy có nhiều kỳ quan, Có thật nhiều kỳ quan, Nhưng kỳ quan đẹp vẫn là Mẹ của ta, Mẹ của ta là kỳ quan đẹp nhất, ....
11/04/2013(Xem: 4842)
Như những vì sao, những con ruồi đang bay hay ánh lửa của một ngọn đèn dầu, Như một ảo giác ma thuật, một giọt sương mai hay một bọt bong bóng, Một giấc mơ, một tia chớp hay một áng mây bay, Đấy là cách phải nhìn vào mọi hiện tượng tạo tác từ những điều kiện trói buộc.
11/04/2013(Xem: 5038)
Mới cuối Hè, đầu Thu mà Bắc Kinh đã lụt bão. Chúng tôi vội vã rời Bắc Kinh về Tô Châu để đến viếng Hàn Sơn Tự chứ không phải để “mua lụa Tô Châu biếu em” như một nhạc sĩ nào đó lãng mạn dàng trời đã từng mơ mộng. Một nhà sư trong chùa Hàn Sơn nói: “Bài thơ mới giữ được ngôi chùa, chớ không phải ngôi chùa giữ được bài thơ”.
11/04/2013(Xem: 4738)
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
11/04/2013(Xem: 3925)
Nói đến lễ Vu Lan là nói đến Hiếu hạnh; nói đến Hiếu hạnh, chúng ta nghĩ ngay đến ân nghĩa Cha Mẹ. Không người con nào trên đời mà không được sinh ra bởi cha mẹ. Bởi vậy, từ ngàn xưa đến nay, từ đông sang tây, bất luận ở nền văn hóa nào, quốc gia nào, dân tộc nào, con người đều thương yêu, tôn quí và báo ân cha mẹ. Thương yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên, còn sự tôn quí và báo ân thì cũng tùy theo hoàn cảnh và nền văn hóa mỗi nơi mà có sự ứng dụng đậm hay nhạt; có khi phải có sự kêu gọi, nhắc nhở. Nhưng tựu trung, con cái lúc nào cũng cần ý thức về nguồn cội của mình.
11/04/2013(Xem: 4794)
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô giá, di sản này truyền thừa từ thời mới lập quốc, đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì đạo đức dân tộc hòa chung với đạo đức Phật giáo như nước và sữa. Bản chất của người Việt Nam là yêu chuộng hiếu đạo, mà giáo lý của Phật giáo là giải thoát, vì vậy hai luồng tư tưởng gặp nhau đã làm thăng hoa giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt. Làm người ai cũng có cha và mẹ, hai đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người, cho ta thân thể hình hài này, cho ta đạo đức làm người, cho ta biết yêu thương và chia sẻ.
11/04/2013(Xem: 4843)
Truyền thống Vu Lan không còn xa lạ với quần chúng Phật giáo thuộc các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Hoa và Việt Nam. Truyền tích về Vu Lan, mùa Báo hiếu, mùa xá tội vong nhân, mùa cúng cô hồn đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc, cho dù không là Phật tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]