Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nha Trang: Bếp ăn từ thiện của ông chủ người Australia

10/04/201320:03(Xem: 3572)
Nha Trang: Bếp ăn từ thiện của ông chủ người Australia

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Nha Trang: Bếp ăn từ thiện của ông chủ người Australia

Tường Châu

Nguồn: Tường Châu

Cứ trưa thứ hai, tư, sáu hàng tuần, những người lao động nghèo, đạp xích lô, nhặt đồng nát, bán vé số, ăn xin… ở Nha Trang lại rủ nhau đến nhận cơm miễn phí tại nhà hàng Lanterns.
Trong một chuyến du lịch vào năm 2005, Robert Costabile (sinh năm 1970, người Australia) chọn Việt Nam làm nơi đầu tư kinh doanh vì: “Tôi rất thích đất nước của các bạn”. 3 năm sau, Robert mở nhà hàng Lanterns bán món ăn Việt Nam ở Nha Trang, đơn giản bởi nghĩ rằng du khách nước ngoài cần ăn món Việt để hiểu thêm về văn hóa nơi đây.
Gắn với công việc của tổ chức Wesley Misson Victoria chuyên chăm sóc người già, người mất trí, không có gia đình ở Australia, đến Việt Nam Robert vẫn tiếp tục làm từ thiện bằng cách mở bếp ăn miễn phí cho người nghèo và giúp trẻ con học tiếng Anh ngay tại nhà hàng của mình.

Nhân viên nhà hàng chuẩn bị cơm hộp để phát miễn phí cho người nghèo. Ảnh: Tường Châu
Từ năm 2008 đến nay, hè nào cũng vậy, các em nhỏ ở chùa Lộc Thọ, nhà tình thương Hướng Dương (Nha Trang) lại đến đây để học Anh văn, giao tiếp với khách nước ngoài và học nấu ăn, kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Vừa học nghề vừa học chữ lại có tiền nên các em rất thích. Em Nguyễn Ngọc Minh Trung chia sẻ: “Một tháng em được 1,3 triệu đồng tiền công. Em học được rất nhiều thứ ở đây và hy vọng khi lớn lên sẽ trở thành một đầu bếp giỏi”.
Bếp ăn miễn phí chỉ vừa mới mở vài tháng nay. Từ ngày có bếp ăn từ thiện này, người lao động nghèo thêm niềm vui vì tiết kiệm được một số tiền nhỏ để lo cho gia đình. Tuần nào cũng vậy, cứ khoảng 11-12 giờ trưa các ngày thứ hai, tư, sáu, những hộp cơm được đóng sẵn để trao tận tay người nghèo, khó khăn. Bình quân mỗi bữa nhà hàng phục vụ 100-200 suất cơm miễn phí.
Anh Đặng Xuân Phong (xích lô) chia sẻ: “Tôi nhận cơm từ thiện cả mấy tháng nay, cơm và thức ăn rất ngon. Bữa cơm tuy nhỏ nhưng giúp cho những người lao động nghèo chúng tôi đỡ được phần nào trong cuộc sống”. Rồi anh quay sang nói lời cám ơn với ông chủ ngoại quốc.

Ông chủ nhà hàng, Robert Costabile mang hộp cơm ra tận ngoài đường để cho người khuyết tật. Ảnh: Tường Châu
Câu cảm ơn không tròn vành bằng tiếng Anh của những người xích lô, vé số… khiến ông chủ cười mãn nguyện và đáp lại bằng tiếng Việt ba chữ “Không có gì”. Robert chia sẻ: “Tôi từng làm công việc quản lý tài chính, trong tay nắm nhiều tiền nhưng cảm thấy mình không vui bằng những em bé Việt Nam ít tiền nhưng lại rất hạnh phúc”.
Nguyễn Thị Hoàng Lam, người quản lý nhà hàng bếp ăn từ thiện cho biết: “Bếp từ thiện sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng để giúp đỡ người lao động nghèo. Chúng tôi còn muốn đưa bếp ăn phục vụ người nghèo ở bãi rác dưới chân đèo Rù Rì”. Còn Robert khoe: “Tôi cũng đang tính chuyện mở một lớp dạy chữ cho trẻ em nghèo, không có giấy khai sinh”.
Tường Châu
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3760)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 3392)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 3895)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 4498)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 3385)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 3582)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
10/04/2013(Xem: 5689)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 3744)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 3776)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 3635)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567