Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn Vu Lan trong thời đại dịch Covid !

09/08/202105:09(Xem: 4287)
Tản mạn Vu Lan trong thời đại dịch Covid !

hoa_hong (10)

Tản mạn  Vu Lan trong thời đại dịch Covid ! 

Dù, lễ Vu Lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072 và vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ   (Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”) và Lễ hội Vu Lan đã  trở thành lễ hội lớn của người phật tử. 

Tuy nhiên, có thể thấy Phật giáo Việt Nam với bề dày lịch sử trên 2.000 năm, lễ hội này không chỉ là truyền thống sâu đậm của người phật tử mà còn là nét văn hóa ở cả người dân Việt nói chung. 

Theo đó, Vu Lan có ý nghĩa đầu tiên là sự báo hiếu: mọi người phật tử đều trông chờ đến ngày Vu Lan để đến chùa lễ Phật cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời được giải thoát khỏi những cảnh khổ do nghiệp nhân nhiều đời mang lại hoặc nếu có đủ phương tiện mỗi đêm đến chùa tham dự thời  kinh Vu Lan,  Báo Ân  thường tổ chức từ mồng một đến rằm tháng 7 .

HT Thích Minh Châu trong một bài pháp thoại năm nào tại chùa Xá Lợi (VN) : 

" Trong kinh tạng Pàli của Phật giáo Nguyên thủy, chúng ta có thể đọc được những lời đức Phật dạy về chữ Hiếu thật là đầy đủ, sinh động và cụ thể, những lời mà chỉ có đức Phật là bậc đại trí tuệ mới có thể nói ra được.

"Này các Tỳ kheo, có hai hạng người, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Đó là mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm như vậy suốt một trăm năm cho đến khi cha mẹ trăm tuổi. Như vậy, này các Tỳ kheo, cũng chưa làm đủ để trả ơn cho mẹ và cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội và dù tại đấy, mẹ cha có vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỳ kheo, cũng chưa làm đủ để trả ơn mẹ và cha... (Tăng Chi I, 75).

Các kinh Bắc tông nói về đạo hiếu cũng rất nhiều, ngoài Kinh Vu Lan Bồn ra, có thể kể các kinh khác như: Nhẫn Nhục Kinh, Đại Tập Kinh, Tứ Thập Nhị Chương Kinh... lời lẽ trong các kinh này cũng thống thiết, sinh động như trong các kinh Nguyên thủy vậy. Như Kinh Nhẫn Nhục nói: "Thiện cùng cực, không có gì hơn hiếu; ác cùng cực, không gì hơn bất hiếu". Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: "Phàm người phụng thờ quỷ thần, không bằng phụng thờ cha mẹ. Cha mẹ là vị thần tối thượng". Kinh Đại Tập nói: "Nếu ở đời không có Phật thì hãy khéo phụng thờ cha mẹ. Khéo phụ thờ cha mẹ cũng giống như khéo phụng thờ Phật".

Nhưng kể từ Mùa Vu Lan báo hiếu năm 2020 diễn ra trong bối cảnh tình hình phức tạp của dịch COVID-19 với việc hạn chế số lượng người tham gia các hoạt động công cộng và  di chuyển không quá xa 5km  nên các chùa và tu viện khắp nơi trên thế giới đã cử hành tuy trang trọng nhưng rất dơn giản qua livestream .

Mùa Vu Lan năm nay (2021)  có lẽ cũng sẽ tái diễn lại như thế ...vì tình hình các nơi đang ra sức đối phó với các biến thể  lây lan rất nhanh và rất mạnh nên các Chư Tăng, Ni  trụ trì các chùa , cơ sở tự viện  nơi thờ tự tổ tiên  vừa tổ chức pháp hội Vu lan phù hợp với tình hình phòng, chống dịch COVID-19, ....vừa khuyến khích đẩy mạnh thực hiện các chương trình, hoạt động từ thiện thiết thực hướng đến tinh thần “tri ân-báo ân”cho đúng với tinh thần của ngày Lễ Vu Lan 

Đây  cũng là cách báo hiếu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên và những việc làm thiện nguyện, hiếu nghĩa đầy tình nhân ái với những người có hoàn cảnh khó khăn, cộng đồng và xã hội. 

Thiết nghĩ....những  hoạt động mang ý nghĩa xã hội trong mùa Vu lan góp phần lan tỏa những giá trị cao đẹp của Phật giáo trong cuộc sống, tôn vinh những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt như lòng hiếu thảo, tinh thần nhân ái, yêu nước, tính cộng đồng…

Dù rằng ......"Làm từ thiện không kể thời gian nào trong năm nhưng trong mùa Vu lan, chúng ta thường  làm tập trung hơn, chu đáo hơn" 

Trở lại nguồn gốc về ý nghĩa của lễ Vu Lan, còn nhớ tôi đã được đọc từ nhiều  năm trước...... (chỉ sau hơn 20 năm sau mưu sinh nơi xứ người còn thuở nhỏ do bối cảnh xã hội ....rồi tốt nghiệp ra trường đi làm việc và lập gia đình lu bu bận rộn cho đến 1975 tôi cũng chưa hề tham dự đại lễ Vu Lan nào tại nơi quê hương ) 

Theo đó 

-ý nghĩa đầu tiên của người con Phật mong báo đáp ơn đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ trong quá khứ, và còn cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại được luôn sức khỏe và an lành. Đồng thời thấm sâu hơn nữa là giáo lý tỉnh thức của đạo giác ngộ để thoát khổ trong cuộc sống hiện tại.

"Ân đức cha mẹ vô cùng, kể không bao giờ hết", 

" Tột   cùng điều thiện, không gì bằng hiếu. 

Tột cùng điều ác, không gì bằng bất hiếu"...

 "Tu đâu cho bằng tu nhà 

Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu". 

-Ý nghĩa thứ hai: truyền thống Vu Lan còn là ngày cứu khổ - giải đảo huyền (nạn bị treo ngược) cho mọi sinh linh trong cuộc sống. Vì vậy người phật tử muốn đến chùa tụng kinh Vu Lan và kinh Báo ân để cứu khổ cho cha mẹ nhiều đời và cả cho mọi người bị nạn trong cảnh khổ như treo ngược. 

Truyền thuyết nhà Phật kể rằng, xưa kia ông La Bộc đi theo Đức Phật, tu hành đắc đạo, trở thành Bồ tát Mục Kiền Liên (Mahà Moggallàna) - một trong các đệ tử thân tín của Đức Phật, có nhiều phép thần thông. Vì mẹ đã qua đời nên Mục Kiền Liên luôn mang niềm thương nhớ. Muốn biết mẹ mình khi ấy ra sao, ông dùng "mắt thần" tìm kiếm bốn phương, thấy mẹ đang ở trong "cõi quỷ", bị hành hạ khổ cực vì khi còn sống bà từng gây tội lỗi. Mục Kiền Liên thương mẹ, ông xuống "cõi quỷ" đưa mẹ bát cơm mà mẹ lại không được ăn.

 

Ông trở về hỏi Đức Phật. Nghe vậy, Đức Phật bảo dù tài giỏi Mục Kiền Liên cũng không cứu được mẹ, chỉ có một cách là hợp sức cùng mọi người. 

Rồi ngài thuyết kinh Vu lan (Ullambana Sutra) khuyên đến ngày rằm tháng bảy, Mục Kiền Liên cùng mọi người sắm sửa cúng lễ sao thật thành tâm thì sẽ cứu được mẹ. Đức Phật còn bảo chúng sinh muốn báo hiếu với cha mẹ thì theo cách đó mà làm. Mục Kiền Liên làm theo lời Phật, cứu được mẹ.

Vu Lan cứu khổ đảo huyền

Từ nơi tích cũ lưu truyền đến nay

Chúng sinh nghe được pháp này

Tâm hồn an lạc thoát đày ải kia.

( Thật ra cái khổ như người bị treo ngược này không chỉ có trong địa ngục vô hình, mà kể những người trong thế gian cũng có thể thấy được trong vô số cảnh khổ do bị phiền não hành hạ. )

Ngoài ra  Cúng thí thực cô hồn là một sự bố thí cho các cảnh giới khác. Đây là một hình thức bố thí mở rộng cho khắp cả pháp giới chúng sinh. 

Đạo Phật quan niệm còn có nhiều thế giới chúng sinh mà mắt thường và kiến thức của con người không thể nào nhìn thấy hết. 

Vì thế Phật giáo có lễ cúng cô hồn để cầu nguyện và bố thí cho khắp cả các loài chúng sinh đều được hưởng phước tuệ và phương tiện.

Đường thiên lý quê người xa thăm thẳm

Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân

Chút hương hoa  mong sưởi ấm tinh thần 

Hồi hướng đến pháp giới ai đang ... lạc bước ! 

( thơ Huệ Hương ) 

-Ý nghĩa thứ ba là nét truyền thống tri ân và báo ân: người phật tử quan niệm có 4 ân lớn đó là ân Cha mẹ, ân Thầy tổ, ân Quốc gia và ân Chúng sinh. 

Do đó, ý nghĩa thứ ba của lễ hội Vu Lan chính là lễ hội tri ân và báo ân của người con Phật, và đến ngày rằm tháng bảy mọi phật tử đều mong đến chùa tụng kinh, lễ Phật, phóng sinh, bố thí làm nhiều điều thiện lành để đền đáp bốn ân nặng của người con Phật. 

Bốn ân quan trọng bội phần

Sáng ngời phương tiện quý trân tặng đời

 Ngọt ngào tặng gởi muôn nơi

Nói lên truyền thống tuyệt vời Phật gia.

( không nhớ tên tác giả) 

-Ý nghĩa thứ tư: Chính là trong cuộc sống hiện tại của chúng ta phải sống đời thuận thảo với cha mẹ, bà con, thân thuộc. Nhất là phải săn sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu, cả vật chất lẫn tinh thần.

Là một trong các nguyên tắc của đạo lý sống, trong truyền thống dân tộc, đạo hiếu là thiết thực đối với từng người con, đâu phải chỉ lúc cha mẹ lâm chung, mà chính là những năm tháng cha mẹ còn cũng như lúc yếu đau cần luôn được phụng dưỡng cả vật chất lẫn tinh thần.

Mẹ ơi !tháng Vu Lan năm nay mùa đại dịch 

Quạnh quẻ cô đơn ....nhớ mẹ  kính yêu

Bốn năm rồi ....hẳn  mẹ đã thoát siêu

Về nơi cực lạc....như mỗi ngày con tụng niệm ! 

Tháng bảy  mùng một  khai kinh Báo Ân  ...kính nguyện 

Mỗi ngày đang sống là một ngày Vu lan...

Rèn luyện nhân cách, tu dưỡng bản thân 

Để cuộc sống lành mạnh....hữu ích Đời,  Đạo 

Con vẫn nhớ " hải hà  ân nghĩa hơn trân báu " 

Cha từng là bóng cả ...chở che con 

Mẹ một đời tần tảo nào biết phấn son 

Công sinh dưỡng dục mẹ cha .....ôi!  vô tận....

( thơ Huệ Hương ) 

Mỗi người sinh ra và trưởng thành, đối với cha mẹ bao giờ cũng là niềm tự hào đồng thời là kết quả của những nỗ lực vượt qua bao nhiêu khó khăn vật chất - tinh thần. Công cha - nghĩa mẹ thấm sâu vào mỗi con người, mỗi gia đình, dòng họ,khi cha mẹ còn sống phải ứng xử sao cho xứng đáng.

 

Còn nhớ những năm chưa có dịch nét văn hóa ngày hiếu hạnh đã lan tỏa khắp mọi nơi qua truyền thống cài hoa hồng vào dịp ngày Vu Lan, và đó cũng là nét văn hóa đẹp chúng ta cần tiếp nối phổ biến để đem lại cuộc sống an lành cho mọi người, cho xã hội., ngoài ra còn có các tổ chức khác đóng góp thêm phần trang trọng cho  ngày lễ  Vu Lan như :

  • Đêm nhạc tri ân đấng sinh thành trong ngày Vu LanNhững bài hát như Phật ơi, Lạy Phật Quan Âm, Lòng mẹ… tâm sự người cài hoa trắng ...vang lên trong ánh trăng Rằm tháng Bảy khiến nhiều người xúc động, thổn thức..
  • Cuộc thi viết về gia đình, cha mẹ
  • Thả hoa đăng cầu nguyện trên sông

Đây là hình thức phổ biến để tỏ lòng tưởng nhớ, hiếu kính với cha mẹ và cũng là một tập tục cầu chúc bình an cho gia đình và người thân. Thông thường, một số chùa sẽ làm lễ cầu bình an, sau đó phát hoa đăng cho phật tử ghi lời khấn nguyện và thả xuống sông với niềm tin an lành cho tất cả.

Thả hoa đăng dịp lễ là một tập tục truyền thống nhiều năm nay của người Việt và rất dễ thực hiện. 

Thế nhưng ....mọi diễn biến phức tạp của đại dịch Covid đã thay đổi tất cả ....

Lời kết : 

Nhân ngày đầu tháng bảy âm lịch năm Tân Sửu này ...bắt đầu mùa Vu Lan báo hiếu nguyện cầu cho Corona đại dịch sớm tận trừ, thế giới hòa bình, nhân sinh an lạc.

Muốn vậy  mỗi chúng ta phải chấp  nhận rằng .....cuộc sống đã khác trước, nhận thức về thế giới, về nhân sinh cũng đã đổi thay.

Con người sống với cuộc sống thực của mình, bằng bàn tay và trí tuệ của mình để làm nên cuộc sống cho bản thân, cho gia đình, xã hội. 

Cũng vì thế mà một hệ tiêu chí mới và tiên tiến về phẩm chất, hành vi của con người đã được xác lập. và cần nhất phải tuân theo luật lệ ban hành của chánh phủ theo tiêu chuẩn khoa học và y tế để tích cực phòng chống đại dịch Covid 19 nhát là các biến thể mớ . Đó là tất yếu khách quan, là sự cần thiết của quá trình phát triển.

Kính nguyện mỗi người chúng ta đều được  an lành trong ánh hào quang của Đức Phật.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát, Tác Đại Chứng Minh

Huệ Hương 

Melbourne , mùa Vu Lan Báo hiếu PL 2565

https://youtu.be/vOI_urHd70o


facebook-1


***
youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5475)
Vu-Lan lại về. Vu-Lan về với người con Phật. Đặc biệt với người con Phật tha hương, những người con thảo cháu hiền còn nghĩ đến ân sâu nghĩa nặng của mẹ cha, thì nỗi nhớ niềm thương trong mùa Vu-Lan lại càng thắm thiết hơn bao giờ! Nhưng Vu-Lan mang ý nghĩa gì?
11/04/2013(Xem: 4822)
Rằm tháng bảy đối với đạo Phật mang ý nghĩa đặc thù, tưởng cũng nên lược nêu ra đây vài đặc điểm: 1) Ngày tự tứ: Khi đức Phật còn ở đời, ngày ngày Ngài đi hoằng pháp khắp đó đây, nhưng đến mùa mưa từ khoảng rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, trong suốt thời gian ba tháng mùa hạ nầy, đức Phật và hàng đệ tử xuất gia đều tập trung ở một chỗ chuyên tâm tu học không ra ngoài.....
11/04/2013(Xem: 4875)
Nói đến Vu-Lan là nói đến hiếu. Nói đến hiếu, người ta liên tưởng đến hình ảnh ngài Mục-Kiền-Liên bưng bát cơm dâng mẹ, cơm hóa thành lửa. Sau đó cầu xin Phật chỉ dạy phương pháp báo hiếu, tôn-giả Mục-Kiền-Liên vâng theo lời Phật dạy thực hành cứu được mẹ là bà Thanh-Đề thoát kiếp ngạ quỷ đói khát khổ đau. Nên Vu-Lan mang ý nghĩa giải-đảo-huyền, tức là cứu tội khổ bị treo ngược.
11/04/2013(Xem: 4930)
Cha mẹ là nguồn sống của con. Người sống trên đời ai mà không do từ cha mẹ sanh thành, ai mà không được cha mẹ nuôi nấng lớn khôn? Cha mẹ đã trải dài năm tháng tốn hao biết bao là tâm huyết tiền của để lo cho con ăn ngon mặc đẹp mạnh khỏe nên người. Cha mẹ đã ngày đêm nhọc nhằn cưu mang quên ăn bỏ ngủ để vỗ về săn sóc con.
11/04/2013(Xem: 4900)
Hằng năm đến rằm tháng bảy, không ai bảo ai, mọi người đều cảm thấy nơi lòng sống dậy nỗi nhớ niềm thương, tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ, làng nước quê hương, nhớ thương đến những ân nhân thương thân xa cách.
11/04/2013(Xem: 6429)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, đó đây những người con thảo cháu hiền, tự nhiên cảm thấy lòng bâng khuâng se thắt, man mác nỗi nhớ niềm thương. Lòng thương nhớ cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hiện còn trên dương thế. Nỗi tiếc thương ông bà cha mẹ anh em đã qua đời. Để cho nỗi lòng thương nhớ được phần nào thâm trầm êm dịu, những người con thảo cháu hiền dâng trọn nén tâm hương khấn nguyện trong chiều thu Vu-lan thắng hội.
11/04/2013(Xem: 5043)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy không ai bảo ai, thiên hạ đều biết đó là mùa Vu-Lan báo hiếu. Dù cho người đang sống ở chân trời góc biển, tha hương lưu lạc phương nào, hễ mỗi khi tiết trời thu về, là biết sắp đến rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu, tự nhiên cảm thấy lòng nao nao bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, quê nhà, làng nước và những người thương thân.
11/04/2013(Xem: 4732)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, dù những ai đó có đang sống ở nơi xa xăm chân trời gốc biển nào đi nữa, không ai bảo ai, nhưng mọi người con thảo cháu hiền đều cùng chung dòng tâm tưởng cảm thấy lòng mình nao nao se thắt trào dâng nỗi niềm bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, nhớ nơi chôn nhau cắt rún, nhớ làng nước, nhớ nơi tiếng khóc chào đời. Không ai bảo ai, nhưng mọi cõi lòng con thảo cháu hiền đều tự biết mùa thu về, rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu đến.
11/04/2013(Xem: 4834)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, mọi người con thảo cháu hiền không ai bảo ai, tự nhiên cảm thấy lòng mình lâng lâng nỗi niềm bâng khuâng tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ. Đặc biệt là những vùng khí hậu bốn mùa rõ rệt, khi lá thu vàng lác đác nhẹ rơi, lại càng khơi dậy lòng người cái cảnh sanh ly tử biệt, nỗi nhớ niềm thương.
11/04/2013(Xem: 5506)
Hôm nay chúng ta đang ở trong mùa Vu-Lan, mùa lá vàng rụng về cội, mùa khói hương mù sương nghi ngút quyện lấy lời nguyện cầu mang đến thế giới tâm linh, thế giới vô hình u hoài mầu nhiệm của các bậc ân đức sanh thành quá cố. Mỗi lần Vu-Lan đến khiến cho lòng người con thảo cháu hiền sống dậy nỗi nhớ niềm thương, mong được gần gũi với cha mẹ cùng những người thương thân ân đức của mình. Vu-Lan có nghĩa là giải-đảo-huyền, tức là giải cứu tội nhân bị khốn khổ được giải thoát an vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]