Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số

10/04/201319:23(Xem: 3804)
Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số

Tâm Nguyên PMT

Nguồn: Tâm Nguyên PMT

Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.


Người thợ điện này cho biết cha mẹ như là "thần" đối với anh, và anh tình nguyện cống hiến cuộc đời còn lại phục vụ họ.
"Rất nhiều bạn trẻ không hiểu được ý nghĩa của cha mẹ trong cuộc đời. Tôi gánh cha mẹ trên vai để tỏ lòng kính trọng với họ vì họ đã đem tôi đến với thế giới này. Họ là Thần của tôi", Kumar nói với tờ Hindustan Times.
Ông Lala Ram 95 tuổi và bà vợ 80 tuổi rất cảm kích tấm lòng của con trai vì anh đã giúp họ thực hiện ước nguyện được tắm nước thánh sông Hằng ở Haridwar, bang Uttar Pradesh, sau đó còn cõng họ về nhà ở thủ đô Delhi.
Kumar bị ấn tượng bởi câu chuyện thời thơ ấu do bà nội kể lại. "Nó khiến chúng tôi ngạc nhiên khi nói về kế hoạch sẽ gánh cha mẹ trên vai của mình. Chúng tôi cố gắng khuyên con không nên làm nhiệm vụ khó khăn đó, nhưng nó rất cương quyết và quỳ xuống xin phép", mẹ anh tâm sự.
Bất chấp trời mưa to, đường sá nham nhở, bị sưng và trợt ở cổ, vai, Kumar vẫn vượt qua quãng đường khoảng 25-30 km mỗi ngày khi gánh cùng lúc cả cha lẫn mẹ trên vai, nặng khoảng 115 kg.
"Họ chỉ ngừng lại để ăn uống - những bữa ăn đã được dân làng ủng hộ và chuẩn bị sẵn", một người cho biết.
Cứ sau mỗi bữa ăn, cả nhà lại dừng ở bên đường, rửa ráy và tiếp tục hành trình đến Delhi. Mỗi lần dừng lại, Kumar đều quỳ chạm vào chân cha mẹ và nhận lời chúc phúc của họ.
Hàng ngàn người dân đã đến để nhận lời chúc phúc của cha mẹ Kumar khi câu chuyện của họ lan đi nhanh chóng từ làng này đến làng khác.
T. An
http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/08/3BA1EEB4/

Kính thưa quý vị,
Đang trong Mùa Vu Lan, được gọi là Mùa Báo Hiếu của những con nhà Phật tử. Vonga chuyển vào diễn đàn để chia sẻ với mọi người câu chuyện này thật là cảm động.
Riêng tôi, rất cảm ơn vonga.
Ngẫm lại, từ một vài mẫu chuyện được nghe biết rải rác đó đây trên mọi quốc gia, chủng tộc, và mọi miền đất nước của xứ Việt Nam, khi đã có những người bất hiếu với cha mẹ nghĩ thật là não lòng. Ví dụ, một vài chuyện sau đây mà tôi muốn kể:
- Có những trường hợp, con cái từ nhà quê lên tỉnh lỵ hoặc thủ đô làm ăn. Sau khi bám trụ, "giao lưu", quan hệ một vài dịch vụ, một vài đối tượng mà họ nghĩ rằng sẽ nâng cao được mức độ trong bối cảnh văn minh giàu có. Bất chợt, có một ngày, mẹ già vì nhớ con, nên bà đã không ngại đường sá bao xa, đi xe lây lất đến cỡ nào. Từ sáng tinh sương đến khi hoàng hôn tắt nắng, qua bao nỗi nhọc nhằn, mồ hôi đượm trán trong mùa hè nắng gắt mỗi khi gió Nam Lào băn ngang dãy Trường Sơn Trung Việt, bà mới tìm đến tận chỗ thăm con. Thế nhưng, vì nó chưa đạt thành chí nguyện, nên nó rất ngại những cặp mắt chung quanh nhìn thấy rằng nó đang có một mẹ già ăn mặc trên người bộ đồ bà ba có hàng trăm nếp gấp. Các bạn biết sao không? Vừa thấy mẹ, nó liền kêu "thím", rồi vội vã dẫn "thím" của nó ra một "quán cốc" ở vĩa hè bên phố xá phồn hoa diễm lệ. Nó mua cho "thím" một đĩa cơm tấm với một ly trà đá. Dặn dò bà gì đó không biết (...). Chỉ trên đưới một tiếng đồng hồ, một lần nữa, nó vội vã kêu một chiếc xe xích lô đạp đưa ngay bà "thím" ra bến xe liên tỉnh để trở lại chốn quê nhà mà xưa kia, thuở còn bé thơ, nó lao người trong đêm bên bờ giậu để bắt đom đóm bỏ vào trong chai.
- Thứ hai là một câu chuyện thật khủng khiếp, nhưng có thật. Chỉ tiếc một điều là người viết không thể nêu tên, vì đã có pháp luật giải quyết đâu vào đó. Đây là chuyện một cô con gái ruột cùng chàng rể của người cha. Cô con gái cưng yêu thuở nào, mỗi khi cha về từ trên đồi nương rẫy, chưa cần tắm rửa, liệng chiếc nón lá xuống sân, ông vừa bồng đứa con gái cưng vừa nói ngọng: "Ây nà ứa con rái ràng của ba đó". Chao ôi, vậy mà khi lấy chồng, chỉ có hai chỉ vàng của cha già mà đứa con gái cưng đã nhẫn tâm a tòng cùng chàng rể (chồng của nó!) đành đoạn giết cha già nhằm chỉ cướp lấy số vàng như vậy mà ông đã dành dụm từ những gánh khoai từ khoai mỡ trong suốt buổi bình sinh. Tạm như thế là đủ lắm rồi! Tôi không kể nữa.
Nếu bảo phải trả hiếu thì thực ra, đối với công ơn cha mẹ thì sẽ không bao giờ cùng. Chúng ta chỉ có thể làm gì với tất cả lòng thành, biết tri ân qua thể cách phụng dưỡng và nguyện cầu mà mình có thể.
Văn hóa, phong tục, đạo lý nào cũng không thể được xem là văn minh, nếu chúng ta vô tâm, nếu chúng ta không những đã không phụng dưỡng mà còn hất hủi cha hoặc mẹ phải không các bạn?!.
Kính chúc toàn thể quý vị trong diễn đàn, mọi người được hưởng trọn vẹn một mùa Vu Lan tròn đầy ý nghĩa.
Phật lịch 2554 (ngày 7.8.2010).
Kính,
Tâm Nguyên PMT



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4248)
Dù ba là một tăng sĩ, nhưng những lời cuối này con vẫn muốn gọi lại từ “Ba” vì vĩnh viễn con không bao giờ còn được gọi nữa. Con cũng xin lỗi đã tả ba không giống một vị Thánh mà ghi đủ tính tật như bao phàm nhân bình thường, song đây chính là điểm con vui - bởi con nghĩ người ta sẽ chẳng có hy vọng gì khi đọc tiểu sử của những vị vãng sinh có đời sống đầy thiện nghiệp, sạch như vỏ ốc, họ sẽ lý luận: Các vị ấy sinh ra đã là Thánh rồi!...
10/04/2013(Xem: 3307)
Mẹ tôi không muốn di cư sang Mỹ ở tuổi sáu mươi. “Già rồi, sang bên ấy chỉ ăn bám vợ chồng chúng mày!”. Bà nói khăng khăng như thế nhưng con gái xuống nước năn nỉ ỉ ôi, bà lại xiêu lòng. Ờ, nó nói cũng phải, mình qua bên ấy giữ cháu ngoại cũng vui, lại đỡ nhớ, khỏi phải chờ mong. Mình ở đây nó phải gửi tiền về cấp dưỡng, tốn kém lắm chớ chẳng không!” Dì tôi cười, nói như lẩy: “Nợ đòi rồi đấy, cứ sang mà trả cho xong!” ...........
10/04/2013(Xem: 4132)
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Từ trước đến giờ chúng ta thường biết đến hai câu thơ trên với hàm ý chán chê kiếp làm người, bởi kiếp người có muôn ngàn khổ đau, thà rằng làm một cây Thông đứng giữa trời còn hơn. Nhưng hình như ý của Nguyễn Công trứ không dừng ở đó
10/04/2013(Xem: 3368)
Hôm qua xem Những nàng công chúa nổi tiếng, con thốt lên: “Bà mẹ này khổ quá!” Mẹ nói vui: “Bà mẹ nào mà chẳng khổ?” Bất giác con thảng thốt...
10/04/2013(Xem: 5192)
Người có biết, ơn Cha hơn non thái. Đức Mẹ Hiền, hơn biển cả trời xanh. Mang công ơn, dưỡng dục đấng sanh thành. Ta đâu nở, phụ phàng không hiếu đạo. Phận làm con, giữ tròn câu hiếu thảo, Ơn Mẫu từ ví tựa sánh trời cao, Còn phần cha gian khổ cũng như nhau, Cha săn sóc và có ơn bảo bọc.
10/04/2013(Xem: 4749)
Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn chân nhang lấm láp tro tàn xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
10/04/2013(Xem: 3698)
Từ cõi vô minh lặn lội sáu lần gá thân vào mẹ giọt máu lớn dần em bé ngo nghoe
10/04/2013(Xem: 3816)
Mỗi năm trong Đạo Phật có một mùa Dù hôm nay hay đã tự ngàn xưa Muôn phương khắp hướng lớn nhỏ cùng về An trụ tại một nơi gọi là An Cư Kiết Hạ
10/04/2013(Xem: 3678)
Ai tu cũng muốn thoát “trần ai” Há dễ trông mong tựa bảo đài Thập nhị nhân duyên thường ám ảnh Tứ đề diệu đế hiểu còn sai
10/04/2013(Xem: 4317)
Thượng Tọa Boddhi Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, Cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567