Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gương sáng Mục Liên

10/04/201319:04(Xem: 3282)
Gương sáng Mục Liên

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Gương sáng Mục Liên

Thích Nữ Giới Hương

Nguồn: Thích Nữ Giới Hương

Mỗi rằm tháng bảy vào thắng hội Vu Lan hầu như chùa nào cũng tụng kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Kinh Vu Lan, Sám Vu Lan để nhớ đến công hạnh của tôn giả Mục Kiền Liên hiếu thảo với thân mẫu quá vãng và bảy đời cha mẹ quá khứ. Ngài đã vâng lời Phật dạy cúng dường trai tăng, cầu thập phương thường trụ Tam bảo gia hộ cho thân mẫu buông xả lòng tham, sân, si, ích kỷ, độc ác và được nhẹ nhàng siêu sanh tịnh độ. Từ đó, tôn giả được tôn vinh như một tấm gương sáng về hạnh Đại hiếu.
Tôn giả Mục Liên dáng người cao lớn, phương phi và sáng rỡ. Ngài rất là công bình, nghĩa khí hay xiển dương chánh pháp, dẹp phá tà bậy mà không ngại mất lòng. Trong những năm đầu mới xuất gia, Mục Liên cùng với ngài Xá Lợi Phất là hai thị giả hầu cận đầu tiên của Đức Phật. Chỉ xuất gia mới một tuần, Mục Liên đã dứt hết lậu hoặc, chứng a-la-hán và được thiên nhãn thông (mắt nhìn thấy xa tận cõi trời, địa ngục...). Thật là một tấm gương sáng cho chúng ta suốt đời học hỏi.
Chẳng những là bậc đại hiếu, tôn giả Mục Liên còn nổi bật về những công hạnh khác như với nghĩa khí hiên ngang, ngài đã cảm hóa rất nhiều ngoại đạo cang cường trở về Phật pháp. Với thiên nhãn nhìn thấu cõi địa ngục, ngạ quỷ, ngài đã hoá độ rất nhiều loài ngạ quỷ. Công đức hóa độ, trí tuệ thần thông và oai lực của ngài thật vô biên khó nghĩ bàn như câu chuyện dưới đây (phỏng theo truyện Mục Liên trong Thập Đại Đệ Tử Truyện) là một minh chứng.
Một hôm Mục Liên Tôn Giả đang ngồi thiền bên bờ sông Hằng. Lúc ấy hoàng hôn đang buông xuống và trời bắt đầu tối nhá nhem. Bằng thiên nhãn, ngài thấy vô số loài quỷ đang từ các hướng tập trung tại bờ sông Hằng để uống nước. Nhưng gặp một con quỷ hung ác giữ mé nước, cầm gậy sắt xua đuổi không cho uống. Bọn quỷ chạy tán loạn và đến quỳ lạy khóc lóc trước Tôn Giả cầu khẩn ngài giải đáp về những nổi khổ nhân duyên tội báo của chúng.
Quỷ thứ nhất hỏi: «Thưa Tôn giả! Đời trước chúng con là người nay bị đọa làm thân quỷ đói, thường bị đói khát ngày đêm. Nghe nói nước sông Hằng trong mát, nên chúng con mỗi ngày tụ đến để lấy uống thì bị quỷ giữ sông Hằng xua đuổi không cho. Nếu lén uống nhanh được hớp nào thì nước vào bụng trở thành như lửa nóng, đốt cả ruột gan chúng con. Kính xin Tôn giả từ bi cho chúng con biết ác nghiệp gì mà chúng con thọ khổ báo này? »
Mục Liên dùng định lực quán sát nhân quả ba đời của chúng và đáp: «Đời trước các ngươi làm thầy bói số. Khi nói tướng kiết hung cho người, thường nói dối nhiều hơn nói thật. Vì cầu lợi dưỡng, không thương người mê muội và còn khiến họ vào đường mê mờ, mới thọ nghiệp báo này ».
Quỷ thứ hai hỏi: «Thưa tôn giả, con thường bị một con chó hung dữ nhai nuốt thân thể con, ăn hết thịt con. Con đau đớn vô cùng. Khi ấy một cơn gió lớn bất ngờ thổi qua, thì bộ xương con như được ráp và sống trở lại. Rồi con lại có cảm giác bị chó ăn nuốt nhai xương con, rồi gió thổi xương thành sống trở lại... Cứ thế thân tâm con trải qua bao điều vô cùng đau đớn khủng hoảng như vậy hoài không dứt. Con không biết vì nhân duyên gì?
Mục Liên đáp: «Vì đời trước hay giết heo, dê, gà, vịt... cúng tế trời thần khiến thân tâm của gà vịt bị đau đớn. Nên nay làm quỷ phải bị cảm giác thân tâm đau đớn như vậy hoài mãi».
Quỷ thứ ba hỏi: «Thân con bụng to như cái lu, tay chân cổ họng nhỏ như cây kim, thấy thức ăn ngon mà chẳng thể ăn được, thèm đến chảy nước miếng. Con không biết con vì tội báo gì? »
Mục Liên đáp: «Đời trước làm quan oai quyền, giàu có, tự ý tung hoành theo ý thích và khinh khi người. Tài sản người do mồ hôi nước mắt tạo ra, ỷ mạnh chiếm đoạt, nên nay chịu quả báo này».
Quỷ thứ tư: «Lưỡi con dài đến chân và máu huyết cứ vọt ngược từ dưới đầu lưỡi lên trên dồn lại khiến đầu to bằng cái đấu lớn. Con cảm thấy như bị nghẹt thở, mạng căn như sợi chỉ mành sắp đứt, chẳng biết vì nhân duyên gì mà thọ tội khổ này?
Mục Liên đáp: «Đời trước hay nói chuyện thị phi, tốt xấu của người khiến cho người nghe đau mình nhức óc, tăng khổ não. Nên nay bị thọ khổ báo đó».
Mỗi quỷ lần lượt thưa hỏi tội nghiệp đã tạo từ trước và nhân duyên của quả báo này. Tôn giả đều mỗi mỗi từ tốn trả lời cặn kẽ. Nghe xong, các quỷ cải hối, vô cùng ăn năn về những ác nghiệp quá khứ của mình. Chúng thành tâm sám hối và sau đó chúng được thoát kiếp đọa đầy thân quỷ đói, địa ngục khổ sở của mình.
Thay Phật tuyên hành
Gậy vàng vừa gõ
Cửa ngục băng thanh
Tội nhơn giải thoát
Tịnh Ðộ hóa sinh
Phúc huệ mãi an lành.
Nam Mô Tịnh Ðộ Phẩm Bồ Tát Ma Ha Tát
Vu Lan PL 2553, ngày 19/7/2009



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 2978)
Mẹ Việt Nam Năm ngàn năm tổ quốc oai hùng Năm ngàn năm lịch sử huy hoàng Để muôn đời là núi là sông
10/04/2013(Xem: 9527)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 5983)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
09/04/2013(Xem: 2751)
Trước thời kỳ Phật giáo Tranh đấu cho quyền Tự do và Bình đẳng Tôn giáo năm 1963, tại Huế, có một danh xưng truyền thống phổ biến mà người bình dân cũng như hàng quý tộc Phật tử xứ này luôn dùng xưng hô với quý Thầy cao niên hàng danh tăng, đạo hạnh, đó là tiếng “Ôn”. Trong ngữ âm tiếng Huế, từ “Ôn” được phát âm một cách khiêm cung, trìu mến, trang trọng bằng âm hưởng “ôôn” nằm lưng chừng giữa ngữ âm cuối “ôn” trong tiếng Bắc và “ông” trong tiếng Việt phổ thông.
08/04/2013(Xem: 49561)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
08/04/2013(Xem: 4388)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 18312)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 11977)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
08/04/2013(Xem: 3461)
Tinh thần “hoằng pháp vị gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài” là trách nhiệm chung không chỉ người xuất gia mà ngay cả người tại gia cùng cộng hành xây dựng để góp phần làm cho vườn hoa giác ngộ ngày thêm đơm bông kết . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567