Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa từ có mặt

10/04/201318:53(Xem: 4453)
Hoa từ có mặt

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Hoa từ có mặt

Hạnh Phương

Nguồn: Hạnh Phương

Sớm cho người niềm vui - ấy là Từ
Chiều cho người bớt khổ - ấy là Bi

Tư tưởng hành vi thể hiện việc làm ấy đẹp như hoa, tỏa ngát hương thơm đức hạnh. Thế nên có tên gọi HOA TỪ.
Gọi Hoa Từ, không gọi đủ Hoa Từ Bi, là hàm nghĩa khiêm nhu, khiêm hạ .Chư Phật, chư đại bồ tát, bản nguyện diệu lực đại tự tại của các Ngài gồm thâu trọn đủ cả bi lẫn từ. Chúng con thực tập hành trì sớm nay, một chút từ - hiểu rằng trong từ có chút bi. Ngày mai chúng con thể hiện một chút bi – và tự hiểu trong bi có chút từ. Nghiệm ra, chính tính cách khiêm nhu giúp Hoa Từ bớt tự kiêu tự mãn, thấy cái ngã phàm phu của mình nhỏ đi chút xíu…thế nên chúng con chỉ dám nói Hoa Từ:
Mỗi ngày một chút niềm vui
Trao nhau thơm thảo ngọt bùi trung trinh.
Hương hoa thơm cõi Chính Mình .
Cõi hương, cõi Bụt lung linh diệu thường.

Bản tâm, bản nguyện cho Hoa Từ ra đời, góp mặt vào dòng chảy Văn hóa Phật giáo Việt Nam, là với bản tâm trong sáng, bản nguyện khiêm nhu, nguyện đem chút tri kiến giải thoát giác ngộ tự thân huân tập thành tựu, trang trải với các bạn hiền, các thiện tri thức… hầu lợi lạc bản thân mà cũng lợi lạc cho tất cả mọi người.
Mong cho Việt tính rạng ngời,
Trong hào quang Phật ba đời viên dung.

Dù ở nơi biên địa, cát cháy bỏng người, cư dân còn lắm gian nan vất vả mưu sinh độ nhật; nhưng cũng may mắn cho chúng con, phước nhờ lượng cả bao dung, chư Tôn Đức giáo huấn, chở che nâng đỡ động lực ấy khiến tín, nguyện và hành chúng con vững chải thong dong trên đường đi tới, khiến bạn đọc vui mừng, niềm vui được tiếp xúc với dòng sữa pháp:
Thong dong diệu lực pháp hành,
Quê hương đất nước long lanh mặt trời.
Này em nghe tiếng ca vui,
Ca lăng tần hót ngọt bùi tự do.

Cũng may mắn vô bờ cho chúng con, ngay khi Hoa Từ chập chững những bước vào đời đã có nhiệt tình khuyến khích nâng đỡ các bậc thiện tri thức, các cây bút dạt dào sinh lực của các nhà văn nhà thơ… đã chung sức chung lòng, khiến cho Hoa Từ Phật giáo Ninh Thuận, vừa có sắc thái chung trong dòng chảy văn hóa Phật giáo Việt Nam mà lại có đường nét riêng của Phật giáo Ninh Thuận. Hoa Từ ước ao rằng dấu ấn văn hóa này là minh chứng có đôi nét phác thảo trên trang sử Phật giáo Ninh Thuận. Hoa Từ không dám tự hãnh. Nhưng nghĩ rằng đã có được nét phác thảo rồi, ắt sẽ còn có được nhiều hơn nữa, với nổ lực toàn tâm trong sáng của mình, những nét phác thảo ấy, ngày sẽ xinh hơn, đậm hơn để thành họa phẩm trên nền bức tranh toàn cảnh Phật giáo Ninh Thuận.
Định hướng thì đã rõ, nhưng tịnh tài tịnh vật để duy trì và phát triển Hoa Từ - vẫn thực lòng mong nhờ các tín chủ thiện tâm, thiện chí chung tay góp sức. Hằng hà sa việc thiện để làm, nhưng thiện nguyện cho văn hóa vẫn có độ bền, dài lâu hơn. Hoa Từ mong các bậc thức giả lân mẫn hổ trợ để Hoa Từ ngày càng phát triển: bài vở chất lượng hơn, phong phú hơn; số lượng ấn hành nhiều hơn, đem đến lợi lạc cho mọi người nhiều hơn.
Kính mong, khát vọng, ao ước của Hoa Từ duy trì phát triển Tuệ mạng của nó cũng là mong mỏi trông chờ, hi vọng của các bậc thiện tri thức, các vị mạnh thường quân và nhất là của người đọc.

Hạnh Phương
4.7.2009 - PL.2553


Ghi chú : Thời gian thấm thoát đã trôi qua rất mau, Hoa Từ hiện hữu thật âm thầm lặng lẽ như một tặng phẩm vụng về, bởi lẽ cái chân chất, mọc mạc của người miền quê gió cát. Dù sao cũng chỉ là một tạp chí nội san cỏn con, nhưng đầy ấp đạo vị và tình người xứ Phan Rang. Cũng vì lẻ đó mà được quí đọc giả xa gần trao tình thương. Đến nay đã tròn 6 con số, một lộ trình vất vả gian nan của những người làm báo không chuyên, nhưng một phần nào đó cũng để lại cho đời chút hương thơm dìu dịu !!



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5664)
Phải, ngọn núi này đã đi vào lòng người như một tuyệt tác không lời nhưng vẫn còn mãi âm vang. Âm vang ấy lưu vọng từ đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp nọ. Con người không thể nghe được bằng tai thường, mà chỉ nghe bằng một thứ tiềm thức sâu thẳm, đầy gợi nhớ, gợi thương, thầm kín mà chẳng bao giờ quên được.
10/04/2013(Xem: 4875)
Bên cạnh chùa có một dòng sông, ngày xưa tôi còn nhỏ con sông rất nhỏ, có thể gọi là con suối. Bắt qua suối là chiếc cầu bằng tre, chông chênh lắt lẻo. Thỉnh thoảng tôi đi qua phía bên kia suối trên chiếc cầu tre gập ghềnh, đung đưa như chiếc võng để qua bên kia buôn làng đồng bào Thượng mua bí ngô,bắp ,măng le, về ăn.
10/04/2013(Xem: 5321)
Một con người xuất khẩu thành thơ, đi mua chịu rượu và đồ nhậu, ghi vào sổ nợ cũng ghi bằng thơ, viết văn và làm thơ với một tốc độ kinh hồn, ông để lại cho nền văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ, giá trị. Vậy mà số phận thật hẩm hiu, ông có vợ, có người yêu nhưng không tìm thấy hạnh phúc, ông chia tay với vợ, với người yêu và giong ruỗi đi tìm, đi tìm giai nhân khắp bốn phương trời, tìm trong mộng, trong thi ca và trong cả những ngôi chùa mà ông có duyên đến và được đón nhận, không mặn nồng nhưng vẫn không lạt lẽo.
10/04/2013(Xem: 4761)
Con không thể nào tin rằng mẹ đang muốn con đi làm với mẹ -- Đang là mùa hè, con không phải đi học, và thậm chí chỉ mới 7 giờ sáng! Mẹ, mẹ nghĩ sao vậy? Con biết là tính con cũng hay phá lệ và có những vấn đề trục trặc, nhưng con chỉ mới 14 tuổi thôi!.......
10/04/2013(Xem: 5297)
Giải trừ cái khổ bị treo ngược vừa là ý nghĩa thâm diệu của Vu Lan nhưng cũng vừa là sứ mệnh thiêng liêng trọng đại của hàng đệ tử đức Như Lai. Mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Báo hiếu chỉ có ý nghĩa đích thực khi đại nguyện cứu khổ độ sanh được thể hiện trọn vẹn, bởi thế, ở đâu có khổ đau, ở đó cần đến năng lực từ bi cứu độ.
10/04/2013(Xem: 4311)
Đạo Phật là đạo như thật, người Phật tử tôn trọng sự thật, và sống đúng theo tinh thần sự thật ấy. Mùa hiếu hạnh lại trở về với người con Phật ở khắp quốc độ Ta Bà này, ai mà không có ông bà cha mẹ sanh thành dưỡng dục cho ta nên vóc nên hình, góp mặt với đời xây dựng tương lai kiến tạo nếp sống gia đình lành mạnh an lạc.
10/04/2013(Xem: 4570)
Nắng đã lên cao khi gã tới ven sông. Dọc theo con nước, hàng phượng tím rủ bóng êm đềm, thả rơi trong gió những cánh hoa tím nhạt, điểm lấm tấm trên viền cỏ xanh. Trời trong vắt, chan hòa nắng vàng và lãng đãng mây xanh.
10/04/2013(Xem: 4653)
Làng tôi nghèo. Cả nhà đều nương vào nghề nông để sống. Ấy vậy mà vui , vui nhất là được ăn những hạt gạo trắng trong do tự làm ra, ngát thơm hương lúa. Tôi còn nhớ mỗi bửa cơm chiều , chính mẹ là người xới từng hạt cơm cho cả gia đình. Tuy không thịnh soạn như những món mỹ vị cao lương , nhưng cây cải , cọng rau cũng đủ ấm tình quê chất phác.
10/04/2013(Xem: 4163)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con. Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật. Con Phật, muốn được như Phật, phải chuyên tu giới, định, huệ, phá được ngã chấp, pháp chấp, dứt trừ các phiền não, xa lìa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến trạng thái tịch tĩnh, ái diệt, vô tham…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]