Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình Cha- ngọn Thái Sơn ( kính niệm về Cha )

10/04/201317:38(Xem: 5643)
Tình Cha- ngọn Thái Sơn ( kính niệm về Cha )

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2008

Tình Cha- ngọn Thái Sơn ( kính niệm về Cha )

Thích Thiện Lợi

Nguồn: Thích Thiện Lợi

Phải, ngọn núi này đã đi vào lòng người như một tuyệt tác không lời nhưng vẫn còn mãi âm vang. Âm vang ấy lưu vọng từ đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp nọ. Con người không thể nghe được bằng tai thường, mà chỉ nghe bằng một thứ tiềm thức sâu thẳm, đầy gợi nhớ, gợi thương, thầm kín mà chẳng bao giờ quên được.
Tình cha ấm áp dạt dào
Công ơn nuôi dưỡng khác nào Thái Sơn
Trọn đời xin mãi ghi ơn
Giữ câu báo đáp chẳng sờn chẳng phai !
Tôi có người cha rất hiền từ và trách nhiệm. Có lẽ vì qúa thương yêu Người, nên trái tim tôi luôn hằng chứa niềm tự hào như thế? Vì ai cũng có một người cha để kính để thương, để làm hành trang vào đời mà không bị vấp ngả. Tôi biết bạn cũng có một người cha như vậy. Thôi thì xin hãy một lần, một lần thôi, đến cạnh cha và ôm chặt lấy Người bằng tiếng gọi của con tim để được nghe từng mạch máu luân chuyển trong tấm thân gầy guộc ấy. Bảo đảm rằng bạn sẽ nhận ra một điều gì đó từng có trong cha, trong hơi thở của Người. Đó là một thứ tình mà trên đời này không gì có thể sánh được. Hai tiếng “con yêu”, tuy nghe có vẽ thông thường, nhưng khi biết lắng trọn tâm thành thì bạn mới cảm hết được cái mênh mông trong tình thương đó, và bạn sẽ thấy được hồn cha. Rồi bạn còn được tiếp xúc cả hơi ấm của Người phát ra từ một tình thương vô hạn đối với con, cũng có lúc cha bổng quỵ xuống cả đôi chân mềm yếu vì không còn sức lo cho con nữa.
Nên chi, phận làm con luôn phải vâng lời cha dạy, giữ gìn nét nẹp gia phong. Cha đã hy sinh cực khổ, một nắng hai sương, chỉ với tâm nguyện con trở thành người thật tốt. Trên thì hết mực lễ kính, dưới thuận thảo đề huề, đó là kỳ vọng mà người cha nào cũng muốn có nơi con. Thực tế, có những gia đình thiếu duyên đoàn tụ, gia cảnh éo le, cha mẹ ly lìa thì phận làm con vẫn phải giữ tròn đạo hiếu, nguyện cầu cho cha mẹ luôn được bình an. Bởi lẽ Phật dạy rằng, ân cha mẹ rộng sâu như biển, nhất là ân dưỡng dục và sinh thành. Câu này xin nguyện khắc ghi.
Ai cũng có một thời để nhớ, nhớ về hình ảnh người cha, về một mái ấm chung vui trên dưới thuận hòa. Có những nỗi nhớ về ân, kỷ niệm về tình, như vòng tay yêu thương của mẹ hoặc cử chỉ âu yếm của cha, tất cả đều là những ấn tượng khó phai của những đàn con xa xứ. Ngày xưa bạn cũng được cha mình bão bọc cở nào, thâm chí phải chạy hút trong mưa để gọi bạn về ăn cơm, tối về bị cảm lạnh, bạn nào có biết ? Rồi những lúc bạn đau bạn bệnh, cha phải bán đất bán vườn, kể cả vật sính hôn của ông bà, Người cũng mang ra bán để chạy thuốc tìm thầy chữa trị cho bạn, bạn còn nhớ không? Khi hay bạn thất cơ lỡ vận thì cha mẹ chỉ biết ngồi khóc, tìm phương an ủi để bạn khỏi phải đau lòng. Đúng là nghĩa nặng ân sâu!
Thưa cha !
Ngày xưa cũng một lần con bịnh như vậy, cả gia đình chạy đôn chạy đáo tìm cách chửa trị cho con. Cơn sốt cấp tính cay nghiệt làm sao, con những tưởng trọn đời này con không còn gặp cha mẹ nữa. Con biết gia đình mình lúc đó còn phải gạo đong tùy bữa, lấy đâu mà ra số tiền đưa con vào viện. Mẹ nói đôi mắt cha bổng quầng đen vì mất ngủ, mẹ phải ôm chặt lấy cha tỏ lời an ủi trong nước mắt đau buồn. Quyết định của cha là bán ruộng và chạy thêm tiền, vậy mà cũng chỉ nhẹ đi không mấy phần gánh nặng. Nhờ Phật phù hộ, cha được việc làm, nhờ thế mà mối nợ mới được giải khuây. Sau cơn mưa ấy, cha đích thân vào viện thăm con. Cha cố cười để con được vui, nhưng trong ánh mắt cha vẫn không giấu được nỗi niềm lo lắng. Con hỏi thăm mẹ, cha im lặng khẻ lời nói nhỏ “con cứ yên tâm dưỡng bệnh, mẹ sẽ vào thăm con”!
Con không chịu như vậy, tại sao đời này con phải làm khó cha mẹ chứ ! Cái mặc cái ăn đã không vẹn toàn như người ta mà còn phải vì con để tháng ngày phải chịu khốn đốn ! Con khóc trong chiếc áo màu nâu của Phật, và mới hiểu tại sao có những vị Bồ Tát không muốn tái sinh trong đời vì sợ làm khổ bào thai mẹ và gây đau lòng cho cha mà phạm phải tội bất hiếu. Sau ngày xuất viện, con luôn nguyện với lòng, xin Phật trời chứng giám cho con, kiếp sau dù làm thân trâu ngựa con cũng cam lòng, miễn sao đền đáp được công ơn khó khổ của mẹ cha.
Mẹ lại kể, cái ngày mà con đòi vào chùa tu, cha con nhất định không chịu, mặc dù mẹ thì rất vui. Cha sợ con thức khuya dậy sớm, muối dưa đạm bạc sẽ làm thân con khô gầy. Ngủ với cha không đêm nào cha con không nhắc tới con, sợ còn nhỏ không gần cha mẹ, nóng lạnh, vui buồn nào ai thấu hiểu. Thế rồi thấm thoát cũng trôi qua 6 tháng tập sự, thầy mới chính thức chọn rằm tháng 7 làm lễ xuất gia cho con. Lòng con nhớ hoài một kỷ niêm mà cho tới bây giờ nghỉ lại niềm vui nỗi buồn cứ quyện vào nhau. Nhớ hoài chiếc áo xuất gia đầu tiên trong đời con được cha tỉ mỉ đêm ngày may rất cẩn thận. Con biết chiếc áo đó vận cả tâm thành của cha vào ấy, cả niềm hy vọng duy nhất của Người, và khi con mặc vào thì nguyện của cha được thỏa “ Mong cho con đi trọn con đường này “.
Đúng là duyên lại tùng duyên. Cha tôi ít khi đi chùa ngoài những ngày lễ lớn, nhưng lần hồi hoàn cảnh đổi thay thấy rõ, cha lại về chùa thường hơn vì con đã thành một tu sĩ. Có lúc cha xin thầy được dắt con dạo vườn để muốn nhìn con thật rõ, được vuốt đầu con, dặn dò chăm sóc khuyên lơn. Rồi bóng cha khuất dần bên rặng chuối sau vườn. Tiếng bìm bịp kêu chiều con nước lớn, như tiếng con dõi lần theo gót chân cha. Thầy tôi hiểu được tâm lý tình phụ tử, một lần nói chuyện riêng cha mẹ về đạo lý xuất gia là dứt tình thân luyến cũng là giúp ích cho tôi. Từ đó cha giảm bớt vãng lai thăm viếng như thường lệ. Tôi bắt đầu chuyên tâm tu niệm, ít nghỉ việc nhà. Nhưng mỗi năm Vu Lan về tụng kinh Báo Hiếu, nước mắt tôi cứ rơi vì mẹ cha càng lúc càng già.
Nhân ngày giỗ ngoại, tôi xin thầy về thăm cha mẹ, lòng tôi mừng lắm cảm thấy mình nhỏ lại như một đứa tre,û tại vì sắp được ôm lấy cha mẹ trong vòng tay đầy nhớ thương. Nhưng cũng lần đó tôi phải nói lời từ biệt để đi xa tiếp tục con đường mà tôi đã chọn. Phút giây ấy lại đến, gặp mặt tất cả gia đình, tôi thắp nén nhang cho ngoại, cả nhà tâm sự hàn huyên. Những cái mình không muốn nó trôi đi thì nó lại trôi đi nhanh quá. Tôi phải nói lời chia xa với cha mẹ và anh chị, không biết phải vài năm mới về một lần. Vài năm ấy như một khoảng ngắt nhịp lời âm, biến bài hát thành một bài ca dang dở.
Cha ơi, nơi phương xa con nhớ lại mảnh vườn xưa bóng cha dắt dìu bên rặng chuối. Lời cha còn vọng rõ nơi này. Chiếc áo ngày đầu cha may bằng đôi tay gầy guộc vẫn còn đây từng sợi chỉ dệt thành những đường rất khéo. Có lẽ con xem nó như những tiếp nối không đứt đoạn trên con đường tu học của con. Hình ảnh nơi bến đò khuya ngày ấy, cha tiễn con đến khi khuất dạng bóng cha, tàu rời bến mà con cứ mong tàu đứng lại để được nhìn thấy cha lần chót, nhưng cuộc đời có dễ vậy đâu…
Hai năm sau con lại về thăm cha, mẹ nói cha hồi này ít ăn khó ngủ. Có khi trèo lêïn nóc nhà sửa lại mái lá mà sức đã yếu, mẹ lo. Con đến cầm tay cha, đôi bàn tay khô cứng, để lộ những đường gân chằng chịt, lòng con càng thấy lo. Mấy chị nấu thuốc cha uống, ít hôm cha khỏe lại cả nhà đều mừng. Lần ấy thầy cũng xuống thăm cha nữa. Các chú tin cha bệnh cũng đều xuống thăm. Sau lần ấy con dắt cha lên Sài Gòn khám bệnh. Bác sĩ bão sức khỏe cha bình thường.
Vài ngày sau cha muốn con chở cha đi thăm mấy cảnh chùa và qúy bà con thân thuộc. Ngồi sau, con còn nghe rõ câu cha khuyên bão: “ Con ráng tu, tu cho đến chốn, nguyên vọng duy nhất của cha là được nhìn thấy con còn mãi trong chiếc áo này”. Con nín lặng và nghe tim mình thắc lại, vì đây là lần thứ hai trong đời cha đã gửi hết tâm nguyện cho con. Cũng lời đó làm cho ý chí con thêm lớn mạnh giữa dòng đời đen trắng này.
Một điều gì đó bắt đầu diễn ra trong suốt những ngày cha còn lưu lại Sài Gòn. Con bỗng thương cha một cách kỳ lạ, lòng không muốn rời cha một phút. Từ nơi đâu trỗi dậy trong con, con hoàn toàn không biết, muốn phụng sự cha, muốn chia sẻ tất cả để cha được hạnh phúc. Không, cha nào có đòi hỏi gì đâu, con biết cha rất giản dị và chân phương nữa. Và rồi cha phải về quê, chấm dứt một cuộc thăm viếng Sài Gòn. Tôi tiễn cha ra bến xe, và một sức mạnh nào đó bão rằng hãy ôm cha đi con, ôm thật chặt, và tôi làm ngay điều đó, và vòng tay không muốn buông lơi.
Cha về quê rồi, lần này tôi lại khóc. Không lần nào tôi buồn và khóc như vậy. Cha ơi, bao giờ thì cha mới lên thăm con nữa!? vì con không dám bỏ học. Nếu được cha nhớ dắt mẹ theo. Anh chị con cũng rất vui khi gặp được cha và mẹ, nhưng vì công việc nên cứ phải lo làm. Lần đó tôi gọi điện về thăm cha, mẹ bắt máy nói là cha sang chơi nhà hàng xóm chưa về. Tối hôm ấy trong giấc ngủ mơ màng, tôi cảm thấy trong người khó chịu. Mấy ngày qua đều vậy, tôi cứ không ngon giấc chút nào. Và mắt bên phải của tôi cứ giật liên hồi, tôi không biết điều gì sẽ xảy đến…..! Thế là nửa đêm một bóng đen kinh hoàng chụp xuống đời tôi…… ! Chuông điện thọai rung lên, trái tim tôi như rớt hẳn ra ngoài….! Và một giọng nói rất quen thuộc từ người chị họ…….! Alô có phải thầy Lợi con bác ba không !? Dạ phải, có gì không chị ??? Người chị họ trả lời :” Thầy là thầy Lợi phải không!? Dạ phải !_Thầy ơi ba thầy đã …………….mất rồi !!!
Ch…..a……ơi !!!!!!!!!!!!!! Các chị ơi ! Cha đã …….qua đời……….rồi!!!!!!!!!!!!!!!!!
…………………………………………………………………………………!!!!!
Thế là cha lại bỏ con đi, mãi mãi không bao giờ gặp lại. Trên đường về con và mấy chị em con vừa khóc vừa niệm Phật để cho hồn cha được nhẹ nhàng siêu thoát.
Cha ơi!
Kể từ đây, mẹ một mình côi cút
Đời chúng con mất hẳn một người cha
Chốn trần gian đúng là chốn không nhà
Đến đi rồi cũng trở về với đất !
Bạn ơi rồi ai cũng phải mất
Đã có cha có mẹ phải vẹn toàn
Phải đáp đền trọn nghĩa sắc son
Trên đời này không gì bằng cha mẹ !




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4863)
Bên cạnh chùa có một dòng sông, ngày xưa tôi còn nhỏ con sông rất nhỏ, có thể gọi là con suối. Bắt qua suối là chiếc cầu bằng tre, chông chênh lắt lẻo. Thỉnh thoảng tôi đi qua phía bên kia suối trên chiếc cầu tre gập ghềnh, đung đưa như chiếc võng để qua bên kia buôn làng đồng bào Thượng mua bí ngô,bắp ,măng le, về ăn.
10/04/2013(Xem: 5303)
Một con người xuất khẩu thành thơ, đi mua chịu rượu và đồ nhậu, ghi vào sổ nợ cũng ghi bằng thơ, viết văn và làm thơ với một tốc độ kinh hồn, ông để lại cho nền văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ, giá trị. Vậy mà số phận thật hẩm hiu, ông có vợ, có người yêu nhưng không tìm thấy hạnh phúc, ông chia tay với vợ, với người yêu và giong ruỗi đi tìm, đi tìm giai nhân khắp bốn phương trời, tìm trong mộng, trong thi ca và trong cả những ngôi chùa mà ông có duyên đến và được đón nhận, không mặn nồng nhưng vẫn không lạt lẽo.
10/04/2013(Xem: 4732)
Con không thể nào tin rằng mẹ đang muốn con đi làm với mẹ -- Đang là mùa hè, con không phải đi học, và thậm chí chỉ mới 7 giờ sáng! Mẹ, mẹ nghĩ sao vậy? Con biết là tính con cũng hay phá lệ và có những vấn đề trục trặc, nhưng con chỉ mới 14 tuổi thôi!.......
10/04/2013(Xem: 5264)
Giải trừ cái khổ bị treo ngược vừa là ý nghĩa thâm diệu của Vu Lan nhưng cũng vừa là sứ mệnh thiêng liêng trọng đại của hàng đệ tử đức Như Lai. Mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Báo hiếu chỉ có ý nghĩa đích thực khi đại nguyện cứu khổ độ sanh được thể hiện trọn vẹn, bởi thế, ở đâu có khổ đau, ở đó cần đến năng lực từ bi cứu độ.
10/04/2013(Xem: 4287)
Đạo Phật là đạo như thật, người Phật tử tôn trọng sự thật, và sống đúng theo tinh thần sự thật ấy. Mùa hiếu hạnh lại trở về với người con Phật ở khắp quốc độ Ta Bà này, ai mà không có ông bà cha mẹ sanh thành dưỡng dục cho ta nên vóc nên hình, góp mặt với đời xây dựng tương lai kiến tạo nếp sống gia đình lành mạnh an lạc.
10/04/2013(Xem: 4550)
Nắng đã lên cao khi gã tới ven sông. Dọc theo con nước, hàng phượng tím rủ bóng êm đềm, thả rơi trong gió những cánh hoa tím nhạt, điểm lấm tấm trên viền cỏ xanh. Trời trong vắt, chan hòa nắng vàng và lãng đãng mây xanh.
10/04/2013(Xem: 4636)
Làng tôi nghèo. Cả nhà đều nương vào nghề nông để sống. Ấy vậy mà vui , vui nhất là được ăn những hạt gạo trắng trong do tự làm ra, ngát thơm hương lúa. Tôi còn nhớ mỗi bửa cơm chiều , chính mẹ là người xới từng hạt cơm cho cả gia đình. Tuy không thịnh soạn như những món mỹ vị cao lương , nhưng cây cải , cọng rau cũng đủ ấm tình quê chất phác.
10/04/2013(Xem: 4153)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con. Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật. Con Phật, muốn được như Phật, phải chuyên tu giới, định, huệ, phá được ngã chấp, pháp chấp, dứt trừ các phiền não, xa lìa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến trạng thái tịch tĩnh, ái diệt, vô tham…
10/04/2013(Xem: 5960)
Đạo Phật có sứ mạng mang ánh sáng và tình thương đến cho muôn loài. Ánh sáng lung linh của tinh tú, chói lọi của mặt trời, hay u huyền của vầng trăng có thể giúp cho vạn hữu thoát khỏi mọi phiền tạp, mò mẫm, tối tăm và u ám của cuộc đời. Ánh sáng của chánh pháp, của tình thương có thể giúp cho muôn loài sống an vui tự tại, xua tan tất cả mọi bóng tối của si mê lầm lạc. Ánh sáng và tình thương là hai sự trạng vô cùng rạng rỡ và hoạt dụng trong nguồn sống của đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]