Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Ba La Mật , Huế, với các vị Trụ Trì Danh Tăng VN như Đại Sư Viên Giác, Đại Sư Viên Thành, Hòa Thượng Trí Thủ...

05/09/202009:52(Xem: 8729)
Chùa Ba La Mật , Huế, với các vị Trụ Trì Danh Tăng VN như Đại Sư Viên Giác, Đại Sư Viên Thành, Hòa Thượng Trí Thủ...
Chua Ba La Mat_hue (1) 
CHÙA BA LA MẬT, HUẾ
VỚI CÁC VỊ TRỤ TRÌ DANH TĂNG VIỆT NAM:
ĐẠI SƯ VIÊN GIÁC, ĐẠI SƯ VIÊN THÀNH, HÒA THƯỢNG TRÍ THỦ …

Bài viết của Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường
Do Phật tử Quảng Hương diễn đọc
từ Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu










 

            Chùa Ba La Mật tọa lạc tại số 366 Nguyễn Sinh Cung, thôn Nam Phổ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa có diện tích 2.500 m2, có nhiều cây xanh, không gian thoáng đãng, an tịnh!

            Chùa do Đại sư Viên Giác khai sơn vào năm 1886. Đại sư tên là Nguyễn Khoa Luận, sinh năm 1834. Ông thi đỗ cử nhân năm 1861, lập gia đình và ra làm quan. Năm 1881, ông làm Bố chánh Quảng Ngãi; năm 1884, đổi ra làm Bố chánh Thanh Hóa. Sự biến động lịch sử lúc bấy giờ đã tác động đến ông nên ông đã từ quan năm 1885, thường đi viếng chùa Mật Sơn ở Thanh Hóa, chùa Thiên Ấn ở Quảng Ngãi, chùa Từ Hiếu ở Huế. Ở chùa Từ Hiếu, ông tham vấn hai chữ “Vô sinh” trong giấc mộng năm xưa với Hòa thượng Cương Kỷ. Hòa thượng giảng cho ông: “Khổng dạy sinh sinh, Lão giảng trường sinh, chỉ có Phật thuyết vô sinh, đó là con đường vô sinh vô diệt của Như Lai”. Ông tỉnh ngộ, liền xin Hòa thượng cho xuống tóc quy y với Ngài năm 1886, lúc đó ông đã 52 tuổi.

            Cũng trong năm 1886, Từ Thiện phu nhân Công Tôn Nữ Thị Tư là vợ của ông đã tổ chức xây dựng một ngôi chùa nhỏ trong vườn của ông nội ngày xưa để ông tu hành lấy tên là Ba La Mật Tự. Năm 1891, tại Giới đàn chùa Báo Quốc, Huế do Hòa thượng Cương Kỷ làm Đàn đầu Hòa thượng, ngài thọ Tỳ kheo giới và được Hòa thượng ban pháp húy là Thanh Chơn, pháp hiệu là Viên Giác. Đến năm 1894, ngài thọ Bồ tát giới cũng tại Giới đàn chùa Báo Quốc.

            Năm 1895, Đại sư nhận Công Tôn Hoài Trấp vào tu học, cho pháp danh Trừng Thông, pháp hiệu Viên Thành để kế tục mình. Đại sư viên tịch vào ngày 27 tháng 6 năm Thành Thái thứ 12 (1900). Ngày 15/8/2020 vừa qua, chùa đã tổ chức trang nghiêm trọng thể Lễ tưởng niệm 120 năm húy nhật Tổ khai sơn húy thượng Thanh hạ Chơn, hiệu Viên Giác Đại Sư (1834-1900).

            Ngài Viên Thành là người giỏi thơ văn, đã đỗ thủ Sa di ở Giới đàn Phú Yên năm 1901 nên được tăng chúng cùng các danh sĩ: Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Đạm Phương … mến mộ, thường đến chùa đàm đạo. Ngài có các đệ tử là: Trí Uyên (quê Phú Vang, Thừa Thiên Huế), Trí Hiển (quê Sông Cầu, Phú Yên). Năm 1923, Viên Thành Thượng Nhân khai lập chùa Tra Am và cho Sư Trí Hiển, vốn là con nuôi dòng họ Nguyễn Khoa làm Tự trưởng chùa Ba La Mật.

Chùa được trùng tu lần thứ nhất năm 1924. Thượng Nhân viên tịch năm 1925. Sư Trí Hiển làm Giám tự chùa Tra Am và trụ trì chùa Ba La Mật. Năm 1937, chùa được trùng tu lần thứ hai. Sư Trí Hiển viên tịch năm 1940. Vị đệ tử cao túc của Viên Thành Thượng Nhân ở chùa Tra Am là Hòa thượng Trí Thủ kế thế trụ trì chùa Ba La Mật. Hòa thượng Trí Thủ sinh năm 1909 tại Triệu Phong, Quảng Trị. Năm 17 tuổi, Ngài xuất gia với Viên Thành Thượng Nhân ở chùa Tra Am, có pháp danh là Tâm Như, pháp tự Đạo Giám. Năm 1929, Ngài đỗ thủ Sa di trong số 300 giới tử ở Giới đàn chùa Từ Vân, Đà Nẵng; do đó, bổn sư đã cho pháp hiệu là Trí Thủ với ý khen tặng chữ Thủ là đứng đầu. Năm 1943, Hòa thượng Trí Thủ đã mở cuộc trùng tu chùa lần thứ ba. Ngôi chánh điện kiến trúc theo lối “trùng thiềm” hai tầng mái; trên nóc có rồng uốn quay đầu vào chầu một mặt rồng và bánh xe pháp có chữ “vạn” ở giữa; hai bên có chung lâu và cổ lâu. Phía sau Phật điện là bàn thờ chư Tổ: Viên Giác Đại sư, Viên Thành Đại sư, Trí Hiển Đại sư và Hòa thượng Thích Trí Thủ.

Từ năm 1943 về sau, Hòa thượng Thích Trí Thủ đã đảm trách nhiều Phật sự quan trọng của Giáo hội. Đến năm 1953, Hòa thượng giao nhiệm vụ trụ trì chùa Ba La Mật cho đệ tử của Ngài là Hòa thượng Đức Trì.

Hòa thượng Đức Trì húy Châu Văn Trì, pháp danh Nguyên Định, pháp tự Đức Trì. Ngài đầu sư học đạo với Hòa thượng Trí Thủ vào năm 1943 tại chùa Báo Quốc. Năm 1947 được thọ Sa di giới; năm 1951, được thọ Cụ túc giới tại Giới đàn chùa Báo Quốc. Năm 1982, tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội, Hòa thượng được đắc cử vào Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN. Năm 1995, Hòa thượng được cung giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tháng 4 năm 1973, Hòa thượng đã cho sửa lại Tăng xá, xây điện Quán Thế Âm, đúc đại hồng chung nặng 450 kg, cao 1,55m. Năm 2000, Hòa thượng đã cho xây dựng lại ngôi phạm vũ, dựng tượng đài Tổ khai sơn nhân kỷ niệm 100 năm húy nhật Tổ khai sơn.

Hòa thượng Đức Trì viên tịch vào năm 2001, hưởng thọ 73 tuổi, 49 năm hành đạo. Vị trụ trì kế tục là Thượng tọa Thích Thường Chiếu. Thượng tọa đã có nhiều đợt trùng tu ngôi chùa, tổ chức các sinh hoạt tu học, từ thiện xã hội … cho Phật tử và người dân trong vùng.

Trang facebook: “Chùa Ba La Mật - Huế” với số lượng đông đảo bạn đọc đã thông tin nhanh nhiều hoạt động Phật sự của chùa. Một số tin mới như sau:

Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, ngày 30/8/2020, chư tăng trong bổn tự mãn hạ An cư PL. 2564. GĐPT huyện Phú Vang đã cúng dường An cư quá đường và dâng hương cầu nguyện cho chư Thánh tử đạo, thất thế phụ mẫu và quá cố hương linh siêu sanh về miền tịnh cảnh. Đồng thời Thượng tọa trụ trì cũng có món quà nhỏ gửi tặng anh huynh trưởng Nguyên Bình Nguyễn Văn Tải 82 tuổi để tán dương công tác Phật sự anh đã cống hiến trong suốt thời gian qua.

Nhân mùa Vu Lan Canh Tý (2020), quý Thầy và Phật tử tổ đình Ba La Mật đã phát quà đến bà con nghèo, mỗi người bao gồm một phần quà là 10 kg gạo và 100.000đ.

Hôm nay ngày 06/8/2020, Thượng tọa trụ trì cung chư tăng trong bổn tự làm lễ hằng thuận và chúc phúc đến hai Phật tử: Huỳnh Văn Thành, pháp danh Nhuận Linh và Nguyễn Thị Thúy, pháp danh Nguyên Kiều nên duyên vợ chồng keo son.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, thờ tượng Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Thích Ca, tượng Đản Sanh, bốn vị Bồ tát: Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền; bàn thờ Hộ Pháp … Đặc biệt, chùa có hai bộ tượng 18 vị A La Hán, trong đó bộ tượng A La Hán cỡi thú được các nghệ nhân tạo tác tinh xảo, tuyệt mỹ!

Ở Phật điện có cặp câu đối chữ Hán (ảnh 06) như sau:

            Tán Phật pháp trường minh, đồng nhật nguyệt quang huy vạn cổ;

            Chúc Quốc gia vĩnh thịnh, lập sơn hà trang cố thiên thu!

Tạm dịch:

Kính mừng Phật pháp quang huy, nhật nguyệt tinh tú uy nghi vĩnh hằng;

Cầu chúc nước nhà thịnh vượng, núi sông bờ cõi bền vững muôn năm!

 Chùa Ba La Mật, ngôi cổ tự xứ Huế với các vị trụ trì danh tăng Việt Nam: Đại sư Viên Giác, Đại sư Viên Thành, Hòa thượng Trí Thủ …

                                          

 

Võ Văn Tường

 

Tài liệu tham khảo:

 01. Sách: Hà Xuân Liêm, 2000, Những ngôi chùa Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

02. Website:

www.phatgiaohue.vn, Lễ tưởng niệm húy nhật Hòa thượng Viên Giác chùa Ba La Mật, ngày 02/8/2013.

www.phatgiaoaluoi.com, Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Đức Trì (1928-2001) chùa Ba La Mật - Huế, ngày 05/12/2014.

03. Trang facebook: Chùa Ba La Mật - Huế

 

 
Chú thích ảnh:
 
Chua Ba La Mat_hue (1)
Ảnh 01. Toàn cảnh chùa

Chua Ba La Mat_hue (2)
Ảnh 02. Cổng tam quan

Chua Ba La Mat_hue (3)
Ảnh 03. Sân trước chùa

Chua Ba La Mat_hue (4)
Ảnh 04. Ngôi chánh điện

Chua Ba La Mat_hue (5)Chua Ba La Mat_hue (6)Chua Ba La Mat_hue (7)Chua Ba La Mat_hue (8)Chua Ba La Mat_hue (9)Chua Ba La Mat_hue (10)Chua Ba La Mat_hue (11)Chua Ba La Mat_hue (12)
Ảnh 05-12. Điện Phật và tượng thờ

Chua Ba La Mat_hue (13)
Ảnh 13. Bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt

Chua Ba La Mat_hue (14)
Ảnh 14. Tượng Quan Âm Chuẩn Đề

Chua Ba La Mat_hue (15)
Ảnh 15. Tượng Mục Kiền Liên

Chua Ba La Mat_hue (16)Chua Ba La Mat_hue (17)
Ảnh 16-17. Bàn thờ Hộ Pháp

Chua Ba La Mat_hue (18)
Ảnh 18. Tượng A La Hán

Chua Ba La Mat_hue (19)Chua Ba La Mat_hue (20)Chua Ba La Mat_hue (21)Chua Ba La Mat_hue (22)Chua Ba La Mat_hue (23)Chua Ba La Mat_hue (24)Chua Ba La Mat_hue (25)Chua Ba La Mat_hue (26)Chua Ba La Mat_hue (27)Chua Ba La Mat_hue (28)Chua Ba La Mat_hue (29)Chua Ba La Mat_hue (30)Chua Ba La Mat_hue (31)Chua Ba La Mat_hue (32)Chua Ba La Mat_hue (33)Chua Ba La Mat_hue (34)Chua Ba La Mat_hue (35)Chua Ba La Mat_hue (36)

Ảnh 19-36. Tượng Thập bát A La Hán cỡi thú

Chua Ba La Mat_hue (37)
Ảnh 37. Nhà Tổ

Chua Ba La Mat_hue (38)
Ảnh 38. Đại hồng chung

Chua Ba La Mat_hue (39)
Ảnh 39. Bia chùa

Chua Ba La Mat_hue (40)
Ảnh 40. Nhà thờ họ Nguyễn Khoa

Chua Ba La Mat_hue (41)
Ảnh 41. Chân dung Đại sư Viên Giác (ảnh tư liệu)

Chua Ba La Mat_hue (42)
Ảnh 42. Chân dung Hòa thượng Trí Thủ (ảnh tư liệu)
 
 

Website: chuaviettoancau.com
Facebook: Chùa Việt toàn cầu
 

 




***
Tu Viện Quảng Đức Youtube Channel

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2015(Xem: 3984)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con Quản gì một nắng hai sương Ngại gì sóng gió dặm trường vợi xa Lời ru mẹ vẫn thiết tha
24/08/2015(Xem: 5360)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan. “ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, Năm canh dài thức đủ năm canh…” Thưa vâng, trong êm đềm của ngọn gió mùa thu, lời ca dao mộc mạc ấy đã cho ta hình ảnh thật tuyệt vời đó là tình yêu vô biên của mẹ, mẹ đã thức đủ năm canh dài, thức thâu đêm chờ sáng để hát ru cho con tròn giấc ngủ an lành. - Mẹ ơi, không có tiếng hát nào hay hơn, nồng ấm hơn lời hát ru của mẹ cho con, Mẹ ơi, không có vòng tay nào êm ả hơn, dịu dàng hơn vòng tay ấp ủ của mẹ hiền… “Mẹ ơi, …mẹ !…
24/08/2015(Xem: 5893)
Hãy hạnh phúc được làm người mạnh khỏe Để hành trì theo Phật Pháp cao siêu Sống lạc an lợi ích cả đôi điều Cho tự thân tỏa ra toàn xã hội
24/08/2015(Xem: 5273)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch. Thuật ngữ Vu lan bồn bắt nguồn từ bản kinhVu lan bồn (Ullambana, 盂蘭盆經) và từ ullambana có nghĩa là “treo ngược”. Nó mô tả số phận đáng thương của những chúng sanh đang bị treo ngược ở trong những địa ngục.
23/08/2015(Xem: 4789)
10 năm qua, chính tay ông đã chôn cất hơn 10.000 hài nhi vô tội bị cha mẹ chối bỏ tại nghĩa trang Đồng Nhi (xã Vĩnh Ngọc, TP.Nha Trang, Khánh Hòa); đồng thời cưu mang nhiều người mẹ trẻ lầm lỡ và nuôi dưỡng gần 100 trẻ mồ côi tại mái ấm mang tên mình. Ông là Tống Phước Phúc ở phường Phương Sài, TP.Nha Trang.
23/08/2015(Xem: 5214)
Sáng nay, mùng 9 tháng 7 năm Ất Mùi (22-8-2015) nhân mùa Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu PL.2559, TT.Thích Thiện Thông- Trưởng Ban Văn Hóa GHPGVN huyện Diên Khánh- trụ trì chùa Sắc tứ Minh Thiện, thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Khóa tu Một Ngày An Lạc lần thứ 65- Lễ cúng dường Trai Tăng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu siêu cửu huyền thất tổ, cầu âm siêu dương thái.
21/08/2015(Xem: 5156)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền. Bà không tin Đức Phật Không tin cả Pháp, Tăng Tam Bảo và Ngũ Giới Bà cho là nhố nhăng. Nên bà, sau khi chết
21/08/2015(Xem: 5275)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ… Chiều Vu Lan tình thu gợi lòng con nhớ mẹ da diết, những đứa con xa quê, xa mẹ ngồi bó gối trong ký túc xá nhìn mưa rơi mà nghe hồn tái tê nhớ mẹ. Ở quê nhà mẹ cũng vò võ nhớ thương con lạc loài miền xa bươn chải cuộc sống, tự lập bản thân, mưu cầu công danh với bao khắc khoải âu lo, không biết con mình có đạt thành nên người giữa chốn phồn hoa đô hội Sài Gòn? Mẹ ơi! Chiều mưa ngoại thành trên lối con về nhà trọ bập bềnh là nước, nước ngập đường, nước tưới màu xanh ruộng lúa, nước tưới vườn cây ăn trái nặng trĩu cành và nước làm ướt sũng con gà mẹ đang ủ ấp đàn con bằng đôi cánh của mình dưới bụi chuối. Thật vô tình thơ ngây mấy chú gà con không biết mẹ mình ướt, cứ rút đầu chen lấn tìm hơi ấm của mẹ và chim chíp kêu mẹ thật
20/08/2015(Xem: 5456)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này. Nói là thiên tai, mà kỳ thực, có sự góp phần rất lớn của con người trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên (đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, v.v…) làm tăng nhiệt độ quả đất, tạo nên tình trạng hâm nóng toàn cầu (global warming).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]