Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ có thể là Tình Mẹ

10/04/201318:51(Xem: 4867)
  • Tác giả :
Chỉ có thể là Tình Mẹ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Chỉ có thể là Tình Mẹ

Kim

Nguồn: Kim

Mẹ!
Trong thâm tâm mỗi con người, đó là một từ thiêng liêng hơn tất cả, là nơi chốn yên bình, là bờ sông phẳng lặng cho ta tìm đến sau những chuỗi ngày mệt mỏi và thất bại trên đường đời.
Từ cái thuở khai thiên lập địa, đã có mẹ Âu Cơ ngàn năm tích cũ, mẹ của nòi giống tiên rồng. Rồi cho đến khi chiến tranh lầm than, mẹ Tô bế con chờ chồng, hoá đá sừng sững giữa đất trời, bao năm nước nguồn tuôn chảy lên gương mặt người đàn bà hoá đá ấy là bấy nhiêu năm khóc hận vì chiến tranh đã làm khổ thân phận người đàn bà ở nhà chờ mong.
Đến bây giờ, chiến tranh như nước thuỷ triều, đã rút ra khỏi những bờ bãi xương máu, những nấm mồ cũng đã xanh, những nền đất đã phẳng, những đồi cây đã lành lặn vết thương, nhưng, yêu dấu và chiến tranh lúc nào cũng là chiếc bóng đen đúa lặng lẽ đeo bám thân phận ta. Nếu tình yêu lứa đôi sớm muộn gì rồi cũng thành lời nói dối, thì tình yêu của người mẹ lại là tình cảm thiêng liêng nhất, vĩnh cửu nhất. Bởi linh hồn ta, thịt xương ta, khác gì tình yêu, rồi sẽ có một ngày đòi lấy một chốn trở về...và liệu....có chốn về nào ngất đắm, ngọt ngào hơn nơi mà từ đó nó được sinh ra và nuôi nấng, chỉ có thể là tình mẹ thôi!
Phải đấy, đứa con nào đi xa rồi cũng có ngày phải dừng chân, phải tìm về sau chuỗi ngày phiêu đãng, bởi đời dù dung rộng bao nhiêu chăng nữa, cũng có lúc đẩy ta đến nỗi bơ vơ ê chề... khi ấy ...dám chắc rằng không nơi nào ấm êm bằng vòng tay mẹ!
Đó là khi còn có mẹ để quay về và vùi đầu vào tình yêu, mất mẹ rồi con người ta sẽ bước chân về đâu? Không ít người con đã kịp khóc cho mù loà đôi mắt vì mất mẹ, khóc cho nỗi ân hận không gặp mẹ lần cuối, khóc vì đến khi mẹ đã yên nghỉ vẫn còn mãi mãi nhớ và hình bóng mẹ vẫn tạc ghi đến bất tận. Mỗi lần nhớ đến mẹ, có mấy ai kềm lòng không chảy dòng nước mắt, dù cho con người ta cứng cỏi bao nhiêu, chai lỳ vì đời bao nhiêu, vẫn không thể nào không tuôn giọt sầu rơi.
Nhớ mẹ mà không biết làm thế nào để mẹ biết rằng mình rất nhớ mẹ, nhớ mẹ khi ốm bệnh không người lo... Nhớ mẹ buổi chiều mòn mỏi đợi con... Tóc già cũng dần rụng theo ngày mùa lá rơi, con đi làm ăn xa biết ngày nào về ? Chỉ còn lại mẹ trong cái phận già buồn...
Và rồi khi quay bước về thì có hay chăng tình yêu to bạt ngàn ấy, lớn hơn sông núi ấy, phút chốc đã bay đi, hạnh phúc bỏ rơi ta và... còn lại đây là bóng tối cùng tận, là những gì đau xót nhất con người có thể cảm nhận. Trái tim con người vốn chỉ mỏng manh như thuỷ tinh, là sự lành lặn nhờ thời gian, nhưng... nỗi đau con mất mẹ không thể nào hàn gắn được. Cái ngày đội mấn trắng, mặc áo sổ gấu, đi theo sau linh cửu của mẹ là ngày con biết mình đang vấn khăn tang trắng lạnh lùng, cũng là ngày con sẽ đi giữa cuộc đời trắng đen lẫn lộn mà không có mẹ nâng bước. Chỉ biết thắp nén nhang trầm , nguyện cầu mẹ có linh thiêng quay về nâng đỡ chở che con, để con sống yên vui giữa thế nhân... Tuy là thế... nhưng rồi nỗi buồn trào dâng nhiều hơn, trách hờn bản thân cũng nhiều hơn, đến khi rùng mình và trong tâm tự hỏi :" Mình có bất hiếu không ?".
"Năm ngoái mẹ chưa mất
Trăng sáng ba gian nhà
Năm nay không còn mẹ
Trăng tan thành lệ sa"

Giọt lệ nào rồi cũng sẽ khô mau như làn khói nào rồi cũng bay đi... Chỉ còn lại là cái dư vị thấm tháp như ngâm vào trái tim con người quá nhỏ bé... tan ra "thành lệ sa".
Con đi cũng đã đành! Ấy thế mà khi con cạnh bên, mẹ cũng không muốn con lo cho mẹ, vì mẹ mà bận tâm. Vì sao thế mẹ? Mẹ thương con bằng trời đong biển đựng, tháng ngày nhọc công có xá gì, nhưng sao con muốn đền trả mẹ lại không đành? Nhớ lắm chứ! Cái ngày mưa giông gió giật, xác già gầy mòn của mẹ mau chóng nhiễm gió lạnh, mẹ vẫn im lặng dù đang rất mệt mỏi... Mẹ im lặng và con cũng im lặng nhưng dậy sóng tận trong lòng khôn nguôi.
"Nhớ ngày mẹ ốm nằm trong xó
Chiếu lạnh ủ không ấm vóc gầy
Đau đớn không hề rên xiết khẽ
Sợ con nghe thấy mà buồn lây"

Mẹ có biết không! Với mẹ, con chỉ có thể biết rằng mình đã có tạo chút nghiệp lành ở kiếp trước nên kiếp này được làm con của mẹ, hưởng cái gia tài đạo giáo của mẹ. Nhờ mẹ mà con thoát ra khỏi vòng diễn viên ngồi nhìn lên sân khấu vì đời chỉ là một vở tuồng dài. Mang ơn mẹ, mà không biết làm sao để đáp trả, dẫu biết rằng chỉ cần con hạnh phúc ấm no là mẹ hạnh phúc, nhưng mẹ ạ, một vở tuồng trôi lặng lẽ và không cảm xúc có lấy gì là hay? Chỉ có con yêu thương mẹ như mẹ đã yêu thương con, ấy mới là tình yêu, là khoảng nhiệm màu mà sân khấu cuộc đời lặng lẽ dựng lên cho con người thấy...
Con mất mẹ đã là sự mất mát không bù đắp được, nhưng tuổi con còn dài và ngày tháng nguôi ngoai bớt phần nào... Nhưng mẹ mất con khi tuổi già ập đến, cái hẩm hiu vây quanh, và nỗi cô đơn tồn tại đầy trong những tháng ngày cuối đời mẹ, thử hỏi mẹ vui gì và hạnh phúc gì? Không gì viết được nỗi đau ấy, tất cả chỉ là sự sơ khai cho ai muốn cảm nhận
"Lòng giá sớm bạc cơn mong
Sáng vui chân mộ chiều trông nhang tàn”

...
Quả thật là vậy! Cuộc đời rồi cũng qua, năm tháng dìu dặt tuổi xuân của mẹ, để khi mẹ không còn con, nỗi ưu phiền đến bồi đắp trong lòng mẹ. Mẹ biết làm gì khi sáng vui bên chân mộ rồi chiều trông nhang tàn? Tất cả những gì mẹ làm là nhớ ngày con khóc quấy, ngày con mỉm cười, ngày con khóc vì vấp ngã giữa đời...và mẹ nhớ... mẹ nhớ lắm ngày con mặc áo liệm, được nâng vào áo quan...!
Chỉ như chờ chực tuôn chảy nước mắt khôn nguôi, mẹ khóc mẹ gào giữa làn khói nhang dịu, tiếng chuông mõ thanh tịnh mà nghe cay lòng..!
Thời chiến tranh sẽ coi như tiền kiếp! Thời hoà bình là tương lai và hiện tại... Con xin được sống bên mẹ, được ngủ bên mẹ, để con biết mình còn mẹ. Còn mẹ để cài hoa hồng đỏ ngày Vu Lan, để ăn cơm chay, thắp nhang chùa mà nguyện xin mẹ sống đời với con. Biết làm sao giữa thế nhân sinh ly tử biệt, kiếp người rồi cũng đi, đời người rồi cũng mất nhưng tình yêu không cạn... Con chỉ có thể biết, yêu mẹ không bao giờ là sự kết thúc, chỉ cho đến khi con lặng lẽ một mình giữa đời, thì khi ấy xin mẹ bên con trong tâm hồn, để chắc rằng, mẹ mãi là mẹ của con và vẫn còn yêu thương con!
"Mỗi lần nắng mới tắt bên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng
Lòng gợi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không
Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới gieo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi
Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong nắng trưa hè trước giậu thưa

(“Nắng mới” - Lưu Trọng Lư)
P/s: Không viết được gì hơn, đó chỉ là cảm xúc và nước mắt khi tôi viết ra những điều này... Xin gởi đến những người con còn mẹ để biết trân trọng và yêu thương hơn, gởi đến những người mẹ, đến những ai mang nặng tình yêu với đấng sinh thành ấy!
Kim
http://vietnamnet.vn



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4204)
Tại Chùa Trúc Lâm, thành phố Chicago, tiểu bang Illinois, USA, có một “Mệ” rất khỏe. Năm nay Mệ đã trên 90 tuổi. Mệ thường đi chùa với người con trai trưởng và cô dâu cả trong gia đình. Ít nhất hằng tuần Mệ cũng đi chùa 2 lần vào mỗi tối Thứ Tư hoặc Thứ Sáu và Chủ Nhật, bất kể trời mưa nắng hay tuyết rơi giá lạnh. Mệ luôn luôn vui vẻ cười nói nhẹ nhàng. Mệ có pháp danh là Bích Nhàn.
10/04/2013(Xem: 5737)
Người ta còn cho thuốc vào để chim yếu, chỉ bay được một ít trong khuôn viên chùa, và 5 phút nữa thôi, sẽ lại bị bắt về, để bán cho một người khác...
10/04/2013(Xem: 4296)
Mỗi khuya thức dậy, nghe mõ nhịp nhàng, nghe chuông nhẹ điểm, hòa trong tiếng tụng kinh nho nhỏ mà tha thiết chân thành của mẹ; gần đó, hồng chung chùa sư nữ Vạn Thạnh ngân vang, xa xa vẳng tiếng chuông Hải Đức dội về. Tất cả những thanh âm thiền vị, sâu lắng và đẹp đẽ nhất đã nuôi dưỡng tâm hồn nhạy cảm của tôi từ lúc bé thơ.
10/04/2013(Xem: 4591)
Trước tiên, xin nói tóm lược ngay rằng, trong dòng lịch sử nghiệt ngã đấu tranh chống ngoại xâm, với gần hơn một ngàn năm bị thống trị bởi phương Bắc, dân tộc ta trong nhiều mặt cũng chịu tác đông ít nhiều ảnh hưởng , trong đó có Phật giáo .
10/04/2013(Xem: 4641)
Sinh sống tại Hoa Kỳ hay những quốc gia tân tiến, xe hơi là phương tiện giao thông không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này càng đúng hơn cho những người cư ngụ tại những thành phố như Los Angeles hay quận Cam, thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn; những nơi mà hệ thống chuyên chở công cộng thiếu thốn hay không thuận lợi, không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của đại chúng.
10/04/2013(Xem: 4476)
Cứ trưa thứ hai, tư, sáu hàng tuần, những người lao động nghèo, đạp xích lô, nhặt đồng nát, bán vé số, ăn xin… ở Nha Trang lại rủ nhau đến nhận cơm miễn phí tại nhà hàng Lanterns.
10/04/2013(Xem: 5346)
Làm người ai cũng có đấng sinh thành là Cha Mẹ. Đặc biệt nhân mùa Vu Lan báo hiếu này, tôi xin được nói về Mẹ như một bó hoa tưởng niệm Mẹ tôi đã qua đời tại Việt Nam ngày 1-3-1996. Khi đề cập đến Mẹ trong ngôn từ tiếng Việt, ta thử so sánh với nhiều ngôn ngữ khác nhau gọi Mẹ như thế nào và tìm xem có từ nào mà toàn thể các dân tộc trên thế giới nầy có tiếng gọi chung về Mẹ hay không? Mẹ trong văn hóa và tập tục của Đông Phương và Tây Phương như thế nào? Mẹ trong kinh điển Phật Giáo, và phương pháp báo hiếu ra sao?
10/04/2013(Xem: 5336)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ. Mỹ trong nghĩa từ Hán – Việt là "cái đẹp". Nhưng ít ai gọi cái tên ấy, người ta thường nhắc đến bà một cách nửa lạ nửa quen: bà cụ có chiếc xe chó.
10/04/2013(Xem: 5211)
Ta thương hai tiếng quê hương Nâng niu gìn giữ trên đường ta đi Không vì ăn xổi ở thì Bọt bèo nhân ngã mà suy suyển lòng
10/04/2013(Xem: 4992)
Theo Thầy hành hương Tích Lan nhân duyên thấy được danh lam, tình người Hotel nằm cạnh biển khơi cát vàng, biển trắng, lã lơi bóng dừa đêm trăng lụa trải màn thơ nghe nguồn an lạc đợi chờ... tử sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]