Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lóc da cho con

10/04/201318:48(Xem: 4687)
Lóc da cho con

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Lóc da cho con

Lê Vân

Nguồn: Lê Vân

Không đành lòng nhìn con gái quằn quại vì bỏng, ông xin các bác sĩ lóc da mình để cứu chữa cho con. Câu chuyện cảm động về sự hi sinh của người cha dành cho đứa con - cô gái đang chuẩn bị thi đại học thì tai họa xảy ra...

Ông Lê Thanh Tuấn và vợ bên giường của con gái. Hai đùi ông, máu rỉ ướt băng y tế vì lấy da cho con - Ảnh: T.Đạm

Cầm cố nhà cửa, lóc lấy da cho con. Tất cả tình thương vô bờ bến của người cha này chỉ mong núm ruột của mình qua cơn nguy kịch - Ảnh: T.Đạm
Tai họa đổ ập xuống gia đình nhỏ ở thị trấn Hai Hiêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên vào ngày 24-6, khi cô học trò Lê Thị Hà Tuyên (thường gọi bé Út - NV) bị tai nạn do nổ bình gas tại phòng trọ học ở thị xã Tuy Hòa.
Đó cũng là ngày khởi đầu hành trình giành giật sự sống từng ngày của hai cha con.
Bé Út vừa tròn 18 tuổi. Vốn hiếu động và nói chuyện líu ríu suốt ngày, vậy mà hơn tháng nay bé Út nằm thiêm thiếp. Toàn thân Út băng bó trắng toát. Ba bé Út - ông Lê Thanh Tuấn - hai tay vịn vào chiếc ghế nhựa, khó khăn cà nhắc tới sát giường thăm con. Hai bắp đùi ông máu rỉ tươm làn băng y tế mỏng: ông vừa trải qua ca phẫu thuật lóc da ở hai đùi để lấy da ghép cho bé Út.
Tai họa bất ngờ
Thêm một lời cảnh báo từ bình gas mini!
Vậy là lại thêm một tai nạn thương tâm từ sử dụng bếp gas mini. Lần này là với một cô học trò đã khiến cô bỏ lỡ một kỳ thi quan trọng sau 12 năm đèn sách. Đã có quá nhiều lời cảnh báo nhưng dường như những sự việc đáng tiếc như vậy vẫn luôn tiềm ẩn đâu đó trong cuộc sống.
Buổi trưa đó bé Út vẫn nấu cơm bằng bình gas mini như mọi hôm. Hai bình gas mini ở gần nhau nổ cùng lúc làm Út và cô bạn trọ học cùng phòng đều bốc cháy. Cả hai được chuyển vào Bệnh viện Phú Yên, nhưng riêng Hà Tuyên do phỏng toàn thân tới 66% nên các bác sĩ đành bó tay, tiên lượng khó qua khỏi.
Nhìn con nằm thoi thóp, người cha quyết định gom toàn bộ tiền bạc trong nhà được 4 triệu đồng, vay mượn thêm được 20 triệu nữa, chuyển Út vào Bệnh viện Chợ Rẫy.
Vật lộn với sự sống 10 ngày tại Chợ Rẫy, vợ chồng ông bàng hoàng khi được thông báo: Út bị thêm chứng nhiễm trùng máu. Nguy kịch dồn dập. Mỗi lần bác sĩ gọi lên nói chuyện là vợ chồng ông lo sợ, không biết con gái có qua nổi không. Mỗi ngày những đơn thuốc của con hết trên dưới 3 triệu đồng, với một gia đình nhà nông nghèo ở quê là một thử thách lớn. Ông vừa chăm con vừa quay về quê vay mượn. Cộng với việc cầm cố căn nhà ngói ba gian được cả thảy 60 triệu đồng. “Cố hết sức, tới đâu cũng ráng”, ông nói.
Hai mươi mấy năm nuôi ba đứa con ở thị trấn miền núi huyện Sông Hinh, dù chỉ với vài miếng đất thuê mướn để làm rẫy và bao gian truân nhưng chưa bao giờ ông Lê Thanh Tuấn cảm thấy bế tắc như bây giờ. Ở quê, dù phải chịu bệnh tật, di chứng sau khi đi bộ đội về nhưng chưa lúc nào ông Tuấn ngưng tay làm lụng nuôi ba đứa con ăn học. Sáng sớm lo làm rẫy, chiều về phụ giúp vợ bán buôn lặt vặt. Mấy mươi năm ông chưa hề ta thán. Có những lúc huyết áp tăng vọt tới 160-180mmHg, ông nằm một chỗ trách sao ông trời không cho mình khỏe mạnh nuôi con. Con cái với ông là tất cả.
Ngày con gái nhập viện ở Phú Yên ông lên cơn huyết áp, suýt ra đi vì biết các bác sĩ “chê”. Ở Chợ Rẫy, biết tin con bị nhiễm trùng máu, ông ngất xỉu tại chỗ. Nhưng rồi nghe các bác sĩ cho biết bệnh của con gái cần được ghép da đồng loại để hạn chế biến chứng do mất 50% da sau bỏng, ông quày quả đi tìm bác sĩ. Được bác sĩ khuyến cáo với bệnh huyết áp cao dễ gây nguy hiểm khi phẫu thuật nhưng ông Tuấn vẫn quyết hiến da ghép cho con.
Kỳ diệu thay, mong mỏi cứu sống con đã khiến ông vượt qua cuộc tiểu phẫu lấy da đầy đau đớn nhưng hoàn toàn tỉnh táo. Những cơn đau ở hai chân mới phẫu thuật như bay biến khi ông biết sự sống vẫn còn rất mong manh với bé Út. Khi khoảng da lấy ở ông đắp cho con vẫn còn thiếu, ông khẩn khoản nói bác sĩ lấy thêm da ở hai cánh tay, bụng, ngực hay bất cứ chỗ nào trên thân thể mình nhưng các bác sĩ từ chối vì ông không đủ sức khỏe để phẫu thuật nữa. Vậy là ngày ngày người ta lại thấy ông vịn ghế, vịn giường lần đến bên con trò chuyện, dỗ dành.

Vết thương chưa lành, giờ ông Tuấn phải chống ghế mỗi khi đi - Ảnh: Lê Vân
Phải cứu lấy con
Hết dỗ dành con gái, ông quay sang an ủi vợ: “Đừng lo, còn con là còn tất cả!”. Nhưng vợ ông - bà Lan - vẫn sụt sùi. Những giọt nước mắt chảy dài khi bà quay vào phòng bệnh thì thấy con nằm mê man, quay ra ngoài lại thấy khoản nợ to đùng mà cả đời bà chưa bao giờ dám nghĩ tới. Đã hơn 150 triệu đồng vợ chồng người nông dân này dồn sức cho con, phần lớn trong đó là vay mượn.
Bác sĩ Trần Đoàn Đạo, trưởng khoa bỏng Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: “Hiện thể trạng của Hà Tuyên đã khá hơn và không còn bị nhiễm trùng máu. Tuy nhiên do đây là trường hợp có độ bỏng sâu tới 50% nên đến giờ vẫn chưa nói trước được điều gì. Chúng tôi đã tiến hành ba lần phẫu thuật, trong đó một lần ghép da đồng loại che phủ 20% vết bỏng mất da. Sắp tới bệnh nhân còn phải được phẫu thuật ít nhất 1-2 lần nữa. Dù đã qua giai đoạn nhiễm trùng máu nhưng chi phí điều trị mỗi ngày cũng tốn 1-1,5 triệu đồng/đơn thuốc!”. Ông Tuấn dù rất cứng cỏi cũng đã bỏ ăn mấy ngày nay vì vẫn chưa đi lại được để chạy vạy lo tiền điều trị cho con. Gầy xọp sau gần một tháng ở viện cùng con, ông xót xa: “Đời tôi đã bao lần cận kề cái chết, từng lăn lộn trong bom đạn nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy lo sợ như lúc này. Con bé còn quá trẻ. Giá mà tôi có thể thay nó nằm đó!”.
Theo bệnh án thì ông Tuấn có thể được ra viện (điều trị qua cuộc phẫu thuật lấy da - PV) nhưng với hai chân đi còn không nổi, tiền thì đã xoay đủ đường, nhà cũng thế chấp rồi nên ông đành xin bác sĩ nằm lại khoa thêm vài ngày. Ông kể về dự định sắp tới: “Ra viện tôi sẽ vừa vay mượn vừa kiếm việc gì đó làm để chạy tiền thuốc tạm thời cho bé Út. Dù thế nào cũng phải cứu lấy con, còn một ngày hi vọng tôi cũng ráng!”.
Nhưng ai cũng ái ngại cho ông: với hai chân lấy da còn chưa lành thì ai có thể thuê và ông làm được gì... ông cũng không biết. Gương mặt khắc khổ của ông - dù biết lối ra mờ mịt - vẫn rắn rỏi: phải cứu lấy con, còn một ngày cũng ráng!
LÊ VÂN
Phản hồi từ bạn đọc:
Sau khi đọc được tin đăng tải trên nhà Quảng Đức này về tai nạn thương tâm của cô bé học trò Hà Tuyên cũng như tấm lòng thương con của người cha, chiều ngày thứ tư 5-8-2009, Đại Đức Huyền Châu cùng quý Thầy & Sư Cô đã đến bệnh viện Chợ Rẫy, thăm viếng, an ủi tinh thần và giúp cô bé 10 triệu đồng để phụ chi phí chữa bệnh. Cảm ơn hai Đạo hữu Huệ Khai và Thanh Tâm đã chuyển tin này đến quý Thầy tại quê nhà. (Thích Nguyên Tạng, 6-8-2009)

Thầy Huyền Châu cùng quý Thầy & Sư Cô tại bệnh viện

Chiều ngày thứ sáu, 14-8-2009, Sư Cô Tâm Vân (Chùa Thiên Long, Quận Phú Nhuận)
đã đích thân đến bệnh viện Chợ Rẫy, thăm viếng, an ủi tinh thần và giúp cô bé Hà Tuyên
23 triệu đồng để phụ chi phí chữa bệnh cho em và Bố Mẹ em, vì hết Bố rồi bây giờ đến Mẹ, tiếp tục lóc da của mình để đấp qua cho con, giúp con chống chọi lại những cơn đau đớn . Cảm ơn hai Đạo hữu Hồng Hạnh Tú Hoài và Helen Quảng Tuệ Nguyện thuộc Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu đã gởi tiền về giúp gia đình nạn nhân trong dịp này
( Thích Nguyên Tạng, 14-8-2009)

Sư Cô Tâm Vân và bé Hà Tuyên tại bệnh viện Chợ Rẫy, chiều thứ sáu, 14-8-2009

Mẹ của Hà Tuyên tiếp tục lóc da để cứu con



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5665)
Phải, ngọn núi này đã đi vào lòng người như một tuyệt tác không lời nhưng vẫn còn mãi âm vang. Âm vang ấy lưu vọng từ đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp nọ. Con người không thể nghe được bằng tai thường, mà chỉ nghe bằng một thứ tiềm thức sâu thẳm, đầy gợi nhớ, gợi thương, thầm kín mà chẳng bao giờ quên được.
10/04/2013(Xem: 4875)
Bên cạnh chùa có một dòng sông, ngày xưa tôi còn nhỏ con sông rất nhỏ, có thể gọi là con suối. Bắt qua suối là chiếc cầu bằng tre, chông chênh lắt lẻo. Thỉnh thoảng tôi đi qua phía bên kia suối trên chiếc cầu tre gập ghềnh, đung đưa như chiếc võng để qua bên kia buôn làng đồng bào Thượng mua bí ngô,bắp ,măng le, về ăn.
10/04/2013(Xem: 5321)
Một con người xuất khẩu thành thơ, đi mua chịu rượu và đồ nhậu, ghi vào sổ nợ cũng ghi bằng thơ, viết văn và làm thơ với một tốc độ kinh hồn, ông để lại cho nền văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ, giá trị. Vậy mà số phận thật hẩm hiu, ông có vợ, có người yêu nhưng không tìm thấy hạnh phúc, ông chia tay với vợ, với người yêu và giong ruỗi đi tìm, đi tìm giai nhân khắp bốn phương trời, tìm trong mộng, trong thi ca và trong cả những ngôi chùa mà ông có duyên đến và được đón nhận, không mặn nồng nhưng vẫn không lạt lẽo.
10/04/2013(Xem: 4764)
Con không thể nào tin rằng mẹ đang muốn con đi làm với mẹ -- Đang là mùa hè, con không phải đi học, và thậm chí chỉ mới 7 giờ sáng! Mẹ, mẹ nghĩ sao vậy? Con biết là tính con cũng hay phá lệ và có những vấn đề trục trặc, nhưng con chỉ mới 14 tuổi thôi!.......
10/04/2013(Xem: 5298)
Giải trừ cái khổ bị treo ngược vừa là ý nghĩa thâm diệu của Vu Lan nhưng cũng vừa là sứ mệnh thiêng liêng trọng đại của hàng đệ tử đức Như Lai. Mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Báo hiếu chỉ có ý nghĩa đích thực khi đại nguyện cứu khổ độ sanh được thể hiện trọn vẹn, bởi thế, ở đâu có khổ đau, ở đó cần đến năng lực từ bi cứu độ.
10/04/2013(Xem: 4311)
Đạo Phật là đạo như thật, người Phật tử tôn trọng sự thật, và sống đúng theo tinh thần sự thật ấy. Mùa hiếu hạnh lại trở về với người con Phật ở khắp quốc độ Ta Bà này, ai mà không có ông bà cha mẹ sanh thành dưỡng dục cho ta nên vóc nên hình, góp mặt với đời xây dựng tương lai kiến tạo nếp sống gia đình lành mạnh an lạc.
10/04/2013(Xem: 4580)
Nắng đã lên cao khi gã tới ven sông. Dọc theo con nước, hàng phượng tím rủ bóng êm đềm, thả rơi trong gió những cánh hoa tím nhạt, điểm lấm tấm trên viền cỏ xanh. Trời trong vắt, chan hòa nắng vàng và lãng đãng mây xanh.
10/04/2013(Xem: 4670)
Làng tôi nghèo. Cả nhà đều nương vào nghề nông để sống. Ấy vậy mà vui , vui nhất là được ăn những hạt gạo trắng trong do tự làm ra, ngát thơm hương lúa. Tôi còn nhớ mỗi bửa cơm chiều , chính mẹ là người xới từng hạt cơm cho cả gia đình. Tuy không thịnh soạn như những món mỹ vị cao lương , nhưng cây cải , cọng rau cũng đủ ấm tình quê chất phác.
10/04/2013(Xem: 4175)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con. Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật. Con Phật, muốn được như Phật, phải chuyên tu giới, định, huệ, phá được ngã chấp, pháp chấp, dứt trừ các phiền não, xa lìa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến trạng thái tịch tĩnh, ái diệt, vô tham…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]