Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có Những Mùa Vui

25/06/202008:54(Xem: 3651)
Có Những Mùa Vui
hoa_hong (3)


CÓ NHỮNG MÙA VUI !

Bài của Cư Sĩ Hạnh Phương

Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng An

 



Hạnh phúc thay, lòng người con Phật ở đời luôn có NHỮNG MÙA VUI.
Vu Lan là một trong những mùa bội thu hạnh phúc, mùa trao cho, san sẻ niềm hoan
hỷ, hân hoan đó.
Không riêng gì người con Phật mà cả một số rất nhiều những người không là Phật
tử cũng có thể cảm nhận được mùa vui ấy.
Cứ mỗi độ Vu Lan về lòng người thanh thản đến chùa với niềm hạnh phúc an vui
đầy ắp trong tim : Không ai bảo ai, ai cũng tự biết và cũng có thể nói với nhau rằng
hôm nay mình về chùa lễ Phật và cũng là để niệm nhớ công ơn sanh thành dưỡng
dục…
Bác Hai hỏi chú Ba : Hai ông bà cụ ở nhà khỏe không ?
Anh công nhân hỏi chị bán rau : Bà cụ năm nay e 90 … hơn rồi phải không chị ?
Ai cũng muốn san sẻ niềm vui với người còn cha còn mẹ …
Cũng có khi thoang thoáng gợn buồn cô sinh viên thân tình thăm hỏi một anh sinh
viên vừa mất mẹ tháng trước : Hôm nay ở nhà cúng thất thất trai tuần cho Bà đến
tuần thất thứ mấy rồi,vậy anh ?
Vào mỗi ngày Rằm tháng Bảy , khi đã đến chùa, hình như ai cũng quan tâm đến
nhau, ai cũng muốn san sẻ hạnh phúc mình đang có cho người khác . VU LAN mùa
vui, hạnh phúc là đó .
Vu Lan báo hiếu đang về
Chấp tay cung kính tư bề cỏ hoa
Trải vô lượng kiếp sương sa
Hóa thân vô lượng ơn cha mẹ mình …
Khi ba hồi chuông trống Bát nhã trầm hùng được dóng lên như sấm rền, ai cũng
ngước trông lên đức Phật ngự tọa trên tòa sen, ai cũng thấy, hình như nụ cười Đức
Phật giờ phút ấy đẹp hơn hôm qua…Có lẽ vì vậy,quý thầy, quý sư cô mới bảo, hôm
nay là ngày Phật Hoan Hỷ : Nghĩa là Ngày đức Phật cũng lấy làm vui, ngày khắp cả
mười phương Phật tròn đầy niềm vui.
Vì thế Ngày Vui VU LAN mới được gọi là Ngày Phật Hoan Hỷ .
Và cả đôi mắt Đức Phật nữa,đôi mắt chan chứa từ bi của Ngài trông xuống tất cả
mọi người như thầm nói mà ai lắng lòng thanh tịnh thì đều có thể nghe ra : Các con
hôm nay đến chùa, không những chỉ để lễ Phật, mà ai cũng đến chùa với niềm
thương tưởng ông bà cha mẹ, ai cũng hiếu thảo với mẹ cha, ai cũng trên nhịn dưới
nhường, cùng nhận ra anh em như thể tay chân. Anh chị em , biết thương yêu nhau
cũng chính là báo ân báo hiếu cha mẹ…

Ngày vui chư Phật mười phương
Từ bi cam lộ đoái thương nhân tình
Mười phương thập loại chúng sinh
Niệm ân cha mẹ nghĩa tình biển non …
Nhất là, hôm nay, Vu Lan đến chùa ai cũng có tâm niệm thương tưởng tới người đã
khuất, cùng thực hiện một nghi lễ tâm linh : biết anh chị mẹ cha khuất bóng, em xin
cài cho anh chị một bông hoa hồng trắng; Người từng hay chị, em, bạn thân của
mình, hạnh phúc đang được nương tựa mẹ cha, bạn sẽ xin cài cho chị, cho em một
đóa hoa hồng tươi thắm …Vu Lan chính là Ngày thương kính người đang còn,quý
kính người đã khuất và chung lòng cầu nguyện cho hương linh người ấy nhẹ nhàng
nơi An Dưỡng Quốc
Mùa vui Vu Lan vì ai cũng gọi là NGÀY BÁO HIẾU, mùa hiếu đạo …
Đặc biệt vào chánh điện thì hôm nay ai cũng thấy sự có mặt đầy đủ của Tăng đoàn
nội viện, từ các BậcTrưởng lão Hòa Thượng, Thượng Tọa, đến các vị Đại Đức trẻ
tuổi…Tất cả quý thầy , quý sư cô đều tươi tắn nụ cười trên môi. Nụ cười hoan hỷ
như vừa thấy mùa xuân đang trở lại, và mùa xuân nầy như là mùa xuân đầu tiên
của cuộc đời mình.
Chư tăng thọ tuế trang nghiêm
Giới thân tuệ mạng tỏ viền trăng thanh
Mừng vui SINH NHẬT trọn lành
Tròn xinh TUỔI ĐẠO viên minh tuổi đời .
Ngày Rằm tháng Bảy có thể nói là ngày SINH NHẬT của cả Tăng Đoàn, của cả
Tăng Thân…Truyền thống Đại Thừa hay Nguyên Thủy đều cùng gọi là Ngày Tăng
Tự Tứ, Ngày Tăng Thọ Tuế, nghĩa là ngày đầu tiên quý thầy nhận thêm được một
tuổi trên con đường Đạo, tuổi ấy được gọi là Tuổi Đạo …
Ở ngoài đời thầy bao nhiêu tuổi, sư cô bao nhiêu tuổi người phật tử thấy không cần
thiết phải tri tường , mà chỉ thường thăm hỏi thầy, sư cô bao nhiêu tuổi đạo rồi
Ở trong chùa, sau khi đã thọ giới Tỳ kheo ,Tỳ kheo ni , quý thầy, quý sư cô tập sự
an cư, thọ pháp an cư, nghiêm hành tinh chuyên giới luật từ ngày Rằm Phật đản đến
sáng sớm tinh mơ ngày Vu Lan, quý thầy, quý sư cô mới được Phật trao cho thêm
một tuổi… Nhất là các vị tân tỳ kheo dự mùa an cư kiết hạ đầu tiên, làm sao không
vui, không hân hước, hoan hỷ khi biết mình hôm nay mới nhận được một tuổi trên
con đường thượng cầu Phật Đạo, hạ hoá chúng sanh của cuộc đời mình .
Thông thường, nhiều người đến chùa trong ngày đại lễ Vu Lan, thường
quán niệm tấc lòng thành kính pha lẫn chút ngậm ngùi thương tưởng người đã
khuất, nhất là những người không còn tìm thấy hình bóng song thân. Vì thế, chúng
tôi, muốn khơi mở khái niệm hoan hỷ, an vui tươi tắn cho Ngày Vu Lan , một ngày
Đại lễ đã trở thành mạch nguồn hiếu đạo của cả một nền Văn hóa tâm linh dân tộc
Việt, văn hóa Việt .


HẠNH PHƯƠNG
Hướng về Đại lễ VU LAN Phật lịch 2564





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 4231)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
12/08/2011(Xem: 4048)
LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?
11/08/2011(Xem: 4082)
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỷ, sinh về thiên giới.
11/08/2011(Xem: 4193)
T rước 1975, nơi thị xã Nguyên ở, hằng năm cứ vào đầu tháng 7 âm lịch, trên các góc đường của ngã tư lại thấy xuất hiện các anh chị trong Gia Đình Phật Tử làm công tác cài hoa lên áo cho dân phố, nhân mùa Vu Lan về.
11/08/2011(Xem: 7178)
Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã được dạy dỗ từ tấm bé: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
10/08/2011(Xem: 9148)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
10/08/2011(Xem: 4534)
Chứng được sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.
09/08/2011(Xem: 5707)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 8322)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 7263)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]