Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngòi bút & sự thật

10/04/201318:18(Xem: 4863)
Ngòi bút & sự thật

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Ngòi bút & sự thật

Lê Thanh Phong

Nguồn: Lê Thanh Phong

(LĐ) - Một giám đốc DN nói thẳng với tôi: "Xin lỗi, tôi không thích nhà báo". Ban đầu, tôi tưởng ông nói đến hiện tượng một số nhà báo hoạnh hoẹ doanh nghiệp. Nhưng không...
Ông đưa ra nhiều dẫn chứng rất thuyết phục để chứng minh cái sự không thích ấy và những điều ông nêu ra, tôi tin là có thật mà không cần phải kiểm chứng. Trong tất cả những điều ông phê phán, có một điều căn bản nhất về nghề cầm bút, đó là có nhiều thông tin không trung thực, còn những nhà báo viết không tôn trọng sự thật.
Cầm chiếc thẻ nhà báo được Nhà nước cấp, viết đôi ba bài, có phải mình đã là nhà báo thực thụ, làm việc đúng với sứ mệnh thiêng liêng nhất, đó là nói lên sự thật? Càng viết nhiều, va đập với thực tế, tôi càng thấy làm được điều đó rất khó khăn. Nhiều vụ việc, công dân bị khởi tố vì có hành vi vi phạm pháp luật, người đó bị báo chí lên án với nhiều thông tin không khách quan, thiếu chính xác.
Một doanh nhân bị bắt, ảnh nhà riêng của ông ta xuất hiện trên mặt báo, chuyện vợ con của ông ta cũng bị khai thác triệt để với nhiều sự thêm thắt, bịa đặt. Ông ta đã vào trại tạm giam, còn biết kêu ai? Người cầm bút chân chính luôn phải suy nghĩ, công dân bị khởi tố vì có hành vi vi phạm pháp luật, kết luận điều tra của Cơ quan điều tra cũng có thể không chính xác.
Công dân còn hy vọng vào cánh cửa "thoát hiểm", đó là báo chí, nhưng người cầm bút lại quay lưng với họ bằng một bài báo như bản luận tội. Báo chí lấy kết luận của cơ quan tố tụng để lên án, phê phán công dân khi họ không còn cách tự vệ hay cơ hội giải thích.
Lại có rất nhiều thông tin báo chí nói như nhau hoặc cùng im lặng. Cùng một sự kiện, đúng ra phải có nhiều thông tin đa chiều, ủng hộ, phản biện, tranh luận để dư luận soi xét ở nhiều góc nhìn. Chính sự đa chiều về thông tin và đa dạng về góc bình luận thì sự thật khách quan mới được phơi bày, người dân mới tiếp cận gần nhất hoặc trọn vẹn sự thật. Đồng thanh lên tiếng hay đồng loạt im lặng trước một sự kiện thì chính thái độ đó không thuyết phục được dân chúng.
Người dân, doanh nghiệp hằng ngày đối diện với biết bao điều trái tai, gai mắt; lại tiếp nhận thông tin tụng ca từ báo chí. Những bức xúc trong xã hội đang cần báo chí lên tiếng chia sẻ, phản biện, nhưng báo chí không dám chạm đến thì dân "không thích" là phải.
Báo chí đôi lúc chỉ đăng quan điểm của mình với lời lẽ áp đặt và cho mình là độc quyền chân lý. Nếu văn minh hơn, thì khi tranh luận với quan điểm của ai đó, báo chí cũng nên đưa đầy đủ ý kiến, bài viết của tác giả lên trên mặt báo để dư luận khách quan phán xét ai đúng, ai sai.
Nếu chỉ một mình báo chí vừa phê bình, vừa làm quan toà, trong khi người bị phê bình không được "mở miệng ra" thì báo chí đã làm ngược lại chức năng nghề nghiệp của mình.
Nhà văn, triết gia Voltare nói rằng: "Tôi có thể không đồng ý với điều anh nói, nhưng tôi sẽ bảo vệ cho đến chết quyền được nói điều đó của anh". Đó là điều mà người cầm bút thời đại hôm nay cần phải suy nghĩ...
Lê Thanh Phong



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4801)
Trong Phật giáo, ngày Vu Lan - Rằm Tháng Bảy là ngày lễ báo hiếu, tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành, và cũng đã trở thành ngày truyền thống báo hiếu của dân tộc Việt Nam hiện nay. Đến ngày Vu Lan, ai nấy đều sắm sửa hương hoa tưởng nhớ ông bà cha mẹ. Mặc dù sinh hoạt của ngày này vẫn còn mang hình thức lễ nghi tôn giáo, nhưng đó là ngày gợi nhớ về bổn phận làm con làm cháu đối với ông bà cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 4561)
Đức Phật dạy, được sinh làm người là một phước báu lớn. Bởi vì trong muôn loài, con người có nhiều tình thương yêu, hiểu biết hơn các loài khác. Đức Khổng Tử nói: Nhân chi sơ, tính bản thiện - Mỗi em bé sinh ra đều có tính thiện. Em bé lớn lên thành người tốt hay xấu đều tùy thuộc vào môi trường xã hội, sự giáo dục của gia đình và học đường.
10/04/2013(Xem: 4666)
Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là đôi bạn tâm giao, thời niên thiếu cùng học đạo Bà La Môn, vì không tìm được chân lý ở đạo này nên cả hai ông đồng quy y Phật giáo. Chỉ 7 ngày sau quy y Phật, Mục Kiền Liên đắc quả A La Hán, được Thế Tôn khen là thần thông đệ nhất trong hàng mười đại đệ tử lớn của Phật.
10/04/2013(Xem: 8152)
Trung nguyên ngày hội vọng Vu lan Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn Những ai là kẻ mang ơn nặng Đều vận lòng thành đón Vu lan.
10/04/2013(Xem: 4928)
Trên hàng loạt những thềm đá ở ngọn núi Tohamsan rậm rạp cây xanh, ngôi chùa Bulguksa (có nghĩa là Đất Phước) mọc lên an nhiên như mặc thị một niềm tin sấu sắc về miền đất hiếu sinh an lành, như để hiện diện hết sức tinh tế về một nền nghệ thuật Phật giáo của một dân tộc…
10/04/2013(Xem: 4812)
Văn bút "Bông hồng cài áo" của thượng tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành một kiệt tác và được truyền thừa rộng rãi ở Việt Nam. Cho tới ngày nay, đã hơn 20 năm, chưa có một bản văn nào nói về mẹ được mọi giới ưa chuộng, hoặc thay thế được. Lời lẽ trong bài "Bông hồng cài áo", không phải súc tích ở lời văn chải chuốt, triết lý cầu kỳ. Sở dĩ, được mến mộ, vì bản văn vừa khế lý lẫn khế cơ. Đạo hiếu là đạo của con người và ai cũng muốn trả ơn cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 4643)
Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy, khi trời đất chuyển sang thu, thì trong mỗi trái tim của người con Phật xuất gia thường in đậm bằng 2 dấu ấn. Đó là ngày lễ Tự tứ, kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ và dịp lễ báo hiếu đối với ân đức sinh thành. Nói đến sự báo hiếu, chúng ta không thể không nhớ đến hình ảnh hiếu thảo chấn động thiên địa của tôn giả Đại hiếu Mục-kiền-liên.
10/04/2013(Xem: 5259)
Rất phổ biến là các huyền thoại khai nguyên tộc người, những sáng thế luận của các tôn giáo đều giống nhau ở chỗ sáng tạo ra một cặp nam nữ đầu tiên ở buổi hồng hoang xa xăm của lịch sử. Một người đàn ông, một người đàn bà và con cái của họ là hình ảnh của tế bào gia đình nguyên sơ mà ngày nay, trong xã hội hiện đại, đang trở thành mô hình thời thượng. Thật ra, trong lịch sử chúng ta đều biết cấu trúc gia đình có những quy mô lớn hơn: bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, tông tộc, cộng đồng làng xóm…
10/04/2013(Xem: 4136)
Thầy kính thương của con ! Thấm thoát mà ngày tháng qua mau , con đi xa đã gần ba tháng và một mùa hạ nữa cũng sắp đi qua . Trời vào thu thật buồn , nắng hiu hắt, gió heo may báo hiệu lễ Vu Lan đã về . Tâm trạng của đứa con xa nhà nào có khác gì một kẻ mồ côi, chiều xuống sao nghe lòng buồn chi lạ!
10/04/2013(Xem: 4624)
Boong boong… Hỡi hồn hoang Trong chiều vàng màu lửa Tàn tạ tiêu điều Trong một kiếp cô liêu !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]