Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dâng Mẹ

10/04/201318:06(Xem: 4009)
Dâng Mẹ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Dâng Mẹ

Tuyết Linh

Nguồn: Tuyết Linh

Mẹ ơi! nắng đã tàn trên lá
Chiều xuống nghiêng nghiêng khóm trúc gầy
Lạc lõng chim về dăm cánh nhỏ
Mẹ còn tựa cửa ngắm mây bay
Con biết mẹ từng thương nhớ lắm
Từng tha thiết đợi dậm đường xa
Phương nào biền biệt cha con đó
Để tháng năm về bạc tóc mây
Nhưng người đi mãi đi đi mãi
Con, vợ nào cha có đoái hoài
Mẹ dù gắng gượng nuôi con nhỏ
Mẹ dấu con sao được ngậm ngùi
Lòng con yêu mẹ đau từng bữa
Mẹ đứng lặng nhìn mây trắng bay
Đời như tắt nắng trong hồn mẹ
Môi nở đâu còn sắc thắm tươi
Đàn con chiu chít chưa khôn lớn
Một bữa đầu xuân ủ rủ ngồi
Cạnh chiếc quan tài hăng gỗ mới
Gục dầu cha khóc chuyện chung đôi
Đến nay cha hiểu thì mẹ đã
Mẹ đã nghìn thu cách biệt rồi!
Tuổi còn xanh con mẹ nào đâu tội
Sao bỗng muôn đời chịu cút côi?
Em khát sữa từng đêm đêm gọi
Cha ủ tình thương hát "ạ ơi"
Nhưng giọng u buồn hơi tắt nghẹn
Cha thường lẩm bẩm "Ới mình ơi"
Chuyện cũ ngày xưa sầu những thế
Bây giờ... mẹ hỡi! khổ mười mươi!
Sau một trăm ngày khi mẹ chết
Tục huyền: cha cưới vợ mẹ ơi
Cha bảo "Con cha còn dại lắm
Để dì về dạy dỗ, cơm nuôi ...
Con biết đời con rồi sẽ khổ
(Lạ gì "con cậu với con tôi")
Năm tháng qua dần năm tháng cũ
Lòng sầu thương nhớ mẹ không nguôi
Chiều chiều cha đứng trông về núi
Tìm bóng mẹ sau ánh mặt trời
Cửa nhà chăm sóc đàn em đó
Còn biết ai người gánh một vai ?
Dì con mỗi lúc tình hờ hững
Mà phận con thời dám trách ai
Mẹ ơi đau sót dâng từng bữa
Trên đám đầu xanh trẻ lạc loài!
Thương cha nhớ mẹ lòng con chết
Trong tuổi hoa niên buổi thiếu thời
Hôm nay nhớ mẹ con ngồi viết
Chuyện cũ ngày xưa để ngậm ngùi
Gió lạnh thẩm buồn lời mẹ trối
"Mẹ đi ... con ở ... gắng con ơi"
Tuyết Linh
Source: http://www.nolaviet.com



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5682)
Phải, ngọn núi này đã đi vào lòng người như một tuyệt tác không lời nhưng vẫn còn mãi âm vang. Âm vang ấy lưu vọng từ đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp nọ. Con người không thể nghe được bằng tai thường, mà chỉ nghe bằng một thứ tiềm thức sâu thẳm, đầy gợi nhớ, gợi thương, thầm kín mà chẳng bao giờ quên được.
10/04/2013(Xem: 4887)
Bên cạnh chùa có một dòng sông, ngày xưa tôi còn nhỏ con sông rất nhỏ, có thể gọi là con suối. Bắt qua suối là chiếc cầu bằng tre, chông chênh lắt lẻo. Thỉnh thoảng tôi đi qua phía bên kia suối trên chiếc cầu tre gập ghềnh, đung đưa như chiếc võng để qua bên kia buôn làng đồng bào Thượng mua bí ngô,bắp ,măng le, về ăn.
10/04/2013(Xem: 5338)
Một con người xuất khẩu thành thơ, đi mua chịu rượu và đồ nhậu, ghi vào sổ nợ cũng ghi bằng thơ, viết văn và làm thơ với một tốc độ kinh hồn, ông để lại cho nền văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ, giá trị. Vậy mà số phận thật hẩm hiu, ông có vợ, có người yêu nhưng không tìm thấy hạnh phúc, ông chia tay với vợ, với người yêu và giong ruỗi đi tìm, đi tìm giai nhân khắp bốn phương trời, tìm trong mộng, trong thi ca và trong cả những ngôi chùa mà ông có duyên đến và được đón nhận, không mặn nồng nhưng vẫn không lạt lẽo.
10/04/2013(Xem: 4778)
Con không thể nào tin rằng mẹ đang muốn con đi làm với mẹ -- Đang là mùa hè, con không phải đi học, và thậm chí chỉ mới 7 giờ sáng! Mẹ, mẹ nghĩ sao vậy? Con biết là tính con cũng hay phá lệ và có những vấn đề trục trặc, nhưng con chỉ mới 14 tuổi thôi!.......
10/04/2013(Xem: 5323)
Giải trừ cái khổ bị treo ngược vừa là ý nghĩa thâm diệu của Vu Lan nhưng cũng vừa là sứ mệnh thiêng liêng trọng đại của hàng đệ tử đức Như Lai. Mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Báo hiếu chỉ có ý nghĩa đích thực khi đại nguyện cứu khổ độ sanh được thể hiện trọn vẹn, bởi thế, ở đâu có khổ đau, ở đó cần đến năng lực từ bi cứu độ.
10/04/2013(Xem: 4336)
Đạo Phật là đạo như thật, người Phật tử tôn trọng sự thật, và sống đúng theo tinh thần sự thật ấy. Mùa hiếu hạnh lại trở về với người con Phật ở khắp quốc độ Ta Bà này, ai mà không có ông bà cha mẹ sanh thành dưỡng dục cho ta nên vóc nên hình, góp mặt với đời xây dựng tương lai kiến tạo nếp sống gia đình lành mạnh an lạc.
10/04/2013(Xem: 4608)
Nắng đã lên cao khi gã tới ven sông. Dọc theo con nước, hàng phượng tím rủ bóng êm đềm, thả rơi trong gió những cánh hoa tím nhạt, điểm lấm tấm trên viền cỏ xanh. Trời trong vắt, chan hòa nắng vàng và lãng đãng mây xanh.
10/04/2013(Xem: 4694)
Làng tôi nghèo. Cả nhà đều nương vào nghề nông để sống. Ấy vậy mà vui , vui nhất là được ăn những hạt gạo trắng trong do tự làm ra, ngát thơm hương lúa. Tôi còn nhớ mỗi bửa cơm chiều , chính mẹ là người xới từng hạt cơm cho cả gia đình. Tuy không thịnh soạn như những món mỹ vị cao lương , nhưng cây cải , cọng rau cũng đủ ấm tình quê chất phác.
10/04/2013(Xem: 4202)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con. Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật. Con Phật, muốn được như Phật, phải chuyên tu giới, định, huệ, phá được ngã chấp, pháp chấp, dứt trừ các phiền não, xa lìa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến trạng thái tịch tĩnh, ái diệt, vô tham…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]