Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan tôn kính Mẹ

10/04/201317:46(Xem: 4975)
Vu Lan tôn kính Mẹ

mevaconTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2008

Vu Lan tôn kính Mẹ

Hạnh Cơ

Nguồn: Hạnh Cơ

Hôm nay là ngày Rằm Tháng Bảy, ngày tự tứ của mười phương tăng chúng, ngày hoan hỉ của chư Phật, ngày hội Vu Lan để mọi người con Phật làm lễ Tôn kính và Tưởng nhớ công ơn Cha Mẹ.
Đức Phật dạy: “Công ơn Cha Mẹ sâu dầy vô tận. Dù vai phải cõng Cha, vai trái cõng Mẹ mà đi hàng trăm nghìn kiếp, người con vẫn không thể nào đền đáp nổi công ơn ấy!”
Còn công ơn nào to lớn hơn công ơn Cha Mạ! Bởi thế cho nên, dù Phật có dạy rằng: “Được sinh làm người là điều rất khó, nhưng đã sinh làm người mà được gặp Phật Pháp lại còn khó hơn!”, thế mà Ngài vẫn bảo rằng: “Nếu sinh nhằm đời khnôg có Phật, nhưng người con biết thờ Cha Mẹ cho trọn đạo hiếu, thì công đức cũng lớn như thờ Phật vậy!”
Ơn đức sâu dầy của Cha Maẹ được gói trọn trong bốn chữ SINH, THÀNH, DƯỠNG, DỤC. Bốn chữ thật giản dị, nhưng đã nói lên cái công trình vĩ đại, lâu dài, được thực hiện bằng tình thương yêu bao la của Cha Mẹ đối với con cái. Cho nên đã là người thì không ai là không mang nặng công ơn sinh thành dưỡng dục ấy; vì không ai là không có Cha Mẹ.
Cách đây hơn 25 thế kỉ, tôn giả Mục Kiền Liên, tuy bấy giờ đã trrưởng thành, đã xuất gia và tu chứng thánh quả A-la-hán, có thần thông siêu việt, nhưng vẫn không quên Mẹ, dù Bà đã quá vãng từ lâu. Nhờ có thần thông, tôn giả đã tìm thấy Mẹ đang chịu đau khổ cùng cực nơi chốn Ngạ-quỉ. Một bên là thánh tăng, một bên là ngạ quỉ, nhưng không vì thế mà có sự xa cách; vì ngạ quỉ ấy vẫn là Mẹ của con, và thánh tăng kia vẫn là con của Mẹ. Kiếp ngạ quỉ đã là quả báo đau khổ do nghiệp chướng quá nặng nề mà Bà đã tạo ra bởi tham sân si trong lúc còn sinh tiền, nhưng không vì thế mà tôn giả lẩn tránh Bà; bởi vì tôn giả trước sau vẫn là con của Bà. Mẹ thì bao giờ cũng thương yêu con, cho nên con bao giờ cũng thương yêu Mẹ; giản dị chỉ có thế. Cho nên nhân ngày tự tứ của chúng tăng vào Rằm tháng Bảy, tôn giả đã thiết lễ Vu Lan để cứu Mẹ giải thoát khỏi kiếp ngạ quỉ. Và kể từ đó, ngày Rằm tháng Bảy hằng năm đã trở thành NGÀY CỦA MẸ.
*
Thưa Mẹ kính yêu!
Hôm nay là NGÀY CỦA MẸ. Noi gương đức Mục Kiền Liên, con làm lễ Tôn Kính Mẹ, tưởng nhớ Mẹ, và báo hiếu Mẹ bằng cách cúng dường chư tăng nhân ngày tự tứ của các ngài. Nhờ tâm ý hoàn toàn thanh tịnh sau giờ phút tự tứ, sự chú nguyện của các ngài sẽ tỏa ra oai lực vô biên để mang phúc báo đến cho Mẹ.
Nhưng không phải chỉ có ngày hôm nay con mới tôn kính Mẹ, tưởng nhớ Mẹ, và báo hiếu Mẹ; mà ngày ngày con đều làm như vậy. Trong tâm niệm con lúc nào cũng có Mẹ. Làm sao con quên được Mẹ trong khi con vẫn đang ăn, đang ngủ, đang làm việc, đang sống trọn vẹn trong tình thương yêu dịu ngọt của Mẹ! Tình thương yêu của Mẹ bao phủ khắp cuộc đời con. Mẹ đã che chở, đùm bọc con ngay từ những ngày đầu tiên con được tượng hình trong bụng Mẹ. Mẹ đã giữ gìn từng bước đi, cẩn thận từng miến ăn, dè dặt từng lời nói...; thậm chí Mẹ đã nhẫn nhịn trước tất cả các lời sỉ nhục, vì Mẹ sợ cơn nóng giận râấ có thể gây ảnh hưởng xấu cho cái bào thai yếu đuối ở trong bụnh mình! Không lúc nào là Mẹ không nghĩ tới con và vì con. Chín tháng mang thai con là cả một thời gian dài đằng đẵng chịu đựng khó nhọc của Mẹ!
Rồi còn đau đớn nào bằng cái đau đớn của Mẹ trong giờ phút sinh ra con. Nỗi đau đớn của Mẹ như cắt da xẻ thịt, và sự nguy hiểm mà Mẹ phải trải qua còn rùng rợn hơn sự nguy hiểm của người vưọt đại dương trong cơn giông tố bão bùng. Vậy mà, vừa nghe được tiếng khóc chào đời của con, trên môi Mẹ đã nở ngay nụ cười sung sướng. Hạnh phúc tuyệt vời của Mẹ đấy.Tình thương vô biên của Mẹ đã biểu lộ hồn nhiên trong nụ cười thiêng liêng ấy. Và từ đó, ơn đức của Mẹ, công lao của Mẹ cứ chồng chất mãi trên người con, đến suốt cả cuộc đời; không phải tính bằng năm tháng ngày giờ, mà phải tính bằng sát na giây phút.
Con có thể quên đi mọi lời ca, nhưng câu hát “Lòng Mẹ bao la như biển Thái-bình rạt rào ......” thì không bao giờ con quên được. Tai con lúc nào cũng như văng vẳng tiếng ru của Mẹ ngày nào:
“À ơi,
“Công Cha như núi Thái-sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra...”
Nước nguồn thì không bao giờ hết được; vì nếu nư1ơc nguồn mà hết, thì sông biển sẽ cạn khô. Tình thương của Mẹ cũng bất tuyệt như nước nguồn.
Thưa Mẹ kính yếu! Con là con của Mẹ. Từ lúc còn là bào thai, con đã là con của Mẹ; mà mãi cho tới lúc tuổi già sức yếu, đầu bạc răng long, con cũng vẫn là con của Mẹ. Đã là con của Mẹ thì bao giờ con cũng được gội nhuần ơn đức của Mẹ. Dù Mẹ là bậc toàn thiện, hay do nghiệp lực chúng sinh mà trong đời Mẹ đã có phút nào gây nên lầm lỗi, thì Mẹ vẫn là Mẹ của con. Dù Mẹ đang sống bên con, hay đang chia cách, hoặc mai sau Mẹ có mãn phần, thì Mẹ vẫn là Mẹ của con. Ơn đức sinh thành dưỡng dục của Mẹ như trời cao biển rộng, không có thước nào để đo, không có cân nào để lường, không có lời nào để diễn tả cho cùng. Bởi vậy mà bao giờ con cũng tôn kính Mẹ, tưởng nhớ Mẹ, báo hiếu Mẹ.
Nhân Ngày Của Mẹ, kính lạy mười phương Chư Phật chứng giám, con luôn tự nhắc nhở, con đang hưởng hạnh phúc có Mẹ hiện tiền, con luôn hiếu dưỡng và thương kính Mẹ để khỏi ân hận về sau lúc Mẹ qua đời; còn Mẹ đã qua đời thì con luôn luôn cầu nguyện cho Mẹ, phải noi gương Mẹ mà sống ở đời, phải tu thiện tích đức để hồi hướng công đức ấy cho Mẹ được hưởng phước báo nơi cảnh giới an lạc.
Con kính yêu Mẹ đời đời.
NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2018(Xem: 4801)
“Chữ Hiếu thời hội nhập” mở đầu bằng câu chuyện thương cảm cho Cụ Tám đã già và những đứa con ở xa không cận kề chăm sóc, câu chuyện được gắn với thời hội nhập, kinh tế thị trường... Chữ Hiếu luôn là điều luôn làm người ta cảm động nhất, chạm vào tận cùng nơi sâu thẳm của tâm hồn. “Chữ Hiếu thời hội nhập” cũng đem lại cảm xúc nhớ ơn, ca ngợi công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ. Và đúng như bài viết đã khẳng định “...dù cho thời đại chúng ta ngày nay, dù khoa học có tiến bộ thế nào, con người có văn minh đến đâu, dù con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh của xã hội , thì chữ Hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà vẫn là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của con người...”.
21/01/2018(Xem: 5157)
Bộ xương người đàn ông màu trắng. Bộ xương của người đàn bà màu đen. Đen là vì con cái rút hết sức lực của mẹ, khi mẹ sinh con. Bao năm mẹ đã gian khổ nuôi lớn các con khôn lớn. Đến hôm nay là ngày mẹ ra đi, chúng con mừng ngày mẹ đi là ngày 19 tháng 6 (Ngày vía Phật Bà), hưởng thọ 84 tuổi. Con không thể không buồn, không khóc vì từ nay chúng con đã vĩnh viễn không còn mẹ, không còn cất được tiếng gọi: “ MẸ ƠI!”. Cuộc đời trăm năm có biết bao nỗi đau sinh ly tử biệt! Nhưng không nỗi mất mát nào lớn hơn nỗi mất mẹ. Cho dù mẹ đã tuổi thượng thọ vẫn để lại trong chúng con một thương tổn sâu sắc, không gì bù đắp được.
17/12/2017(Xem: 6745)
Cuối Mùa Vu Lan - Trần Thị Nhật Hưng, Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa.Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan để tưởng nhớ và vinh danh công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Tại Thụy Sĩ, nhân mùa này, anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí đã tổ chức ngày hiếu hạnh, lễ tri ân phụ mẫu, hướng dẫn cho các đoàn sinh hiểu ý nghĩa ngày Vu Lan.
15/12/2017(Xem: 138030)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
20/09/2017(Xem: 9763)
Lễ Vu Lan 2561 (2017) tại TV Minh Quang, Tây Úc
19/09/2017(Xem: 4612)
Cháu thường tưởng nhớ đến Ông Mỗi ngày đều nhớ, cõi lòng khôn nguôi Vì Ông chúng cháu thốt lời Thành tâm cầu nguyện đất trời hồng ân.
19/09/2017(Xem: 3730)
Ông Bà đặc biệt biết bao Là người thông thái, tự hào lắm thay. Tình thương ban phát tràn đầy Từ tâm rất mực và hay giúp đời Ông Bà có mặt khắp nơi Để mà hướng dẫn mọi người thân quen. Ông Bà thường tạo niềm tin Khiến ta luôn vững mạnh thêm tinh thần.
19/09/2017(Xem: 4071)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
19/09/2017(Xem: 4922)
Bố luôn luôn là một người Dễ thương, tử tế đồng thời giỏi thay Bố thường đoán biết ra ngay Trong đầu ta nghĩ loay hoay những gì. Bố là người biết lắng nghe Đôi khi góp ý rất chi tận tình
17/09/2017(Xem: 9292)
Lễ Vu Lan PL 2561 (2017) tại Tu Viện Từ Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]