Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đêm dài

10/04/201317:23(Xem: 4763)
Đêm dài

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Đêm dài

Nhị Tường dịch

Nguồn: Phyllis Owen

Tuntu mỉm cười một mình với đôi mắt rực sáng. Sau đêm nay, nó sẽ được chấp thuận trở thành một chiến binh. Ngồi dựa lưng phía sau lều, nó nhìn bao quát về cánh phụ nữ của bộ tộc đang bận rộn chuẩn bị bữa ăn chiều. Vài cô gái già vừa làm, vừa hát vừa tám chuyện. Mùi hương dễ chịu của đất và củi đốt tràn ngập không gian. Tuntu thấy hạnh phúc và hoàn toàn mãn nguyện. Phía bên ngoài lều xếp đầy những chiếc vại và những cái giỏ thật to. Đây đó những đống cỏ khô và củi chất thành đống. Nó nhớ lại quãng đời trẻ thơ trước đây, gần suốt thời gian là bám theo mẹ, bà Theoliwe-- người vợ thứ hai của tù trưởng Maku, để học về cỏ cây, thực vật và côn trùng. Dần dần khi lớn lên, nó tham gia vào nhóm trẻ chơi trò chơi, tập chiến đấu và nhảy múa. Nó cũng học cách lần theo dấu vết của thú rừng, làm những con dao găm và giáo mác.
Mới đây, nó theo cha tham gia cùng đoàn đi săn và được nghe những truyền thuyết ly kỳ về buổi trại đêm. Tuntu rất thích thời gian này, những câu chuyện đó làm nó say mê. Cuối cùng, nó đã vượt qua nhiều thử thách về kỹ năng và sức khỏe, chứng tỏ rằng nó đã xứng đáng trở thành một chiến binh thành viên của bộ tộc.
Ngồi chống cằm, nó nhìn đăm đắm vào khoảng không trên cao xa xôi nơi những cánh đồng trải dài đến tận rặng núi xa. Đêm nay, theo lời những chiến binh khác, là lần thử thách khó khăn nhất trong tất cả những thử thách. Khi nó hỏi về cuộc thử thách này thì người ta trả lời, “Đợi rồi khắc biết”
Nhất định là cuộc thử thách này chẳng có gì khó khăn đâu. Xét cho cùng nó chỉ chứng minh lòng dũng cảm của nó một lần nữa. Nhưng nó cũng ngờ rằng sẽ có điều gì đó khó khăn hơn lần thử thách đầu tiên. Một đám mây bay ngang trên bầu trời và bóng râm trùm lên đầu nó. Nó rùng mình và liếc nhìn quanh một cách lo lắng.
Cha nó cầm một chiếc giáo, đi đến cách lều vài mét. Khi đến gần, ông gọi: “Con trai, đến giờ chúng ta đi”
Tuntu đứng lên, “Vâng, thưa cha”, nó trả lời, “Con đã sẵn sàng rồi”
Cha nó là một người đàn ông lực lưỡng bước những bước đi dài và vững chải. Họ đi theo con đường mòn quen thuộc, đi khoảng vài giờ Tuntu nhận thấy họ đã bỏ ngôi làng lại phía sau lưng thật xa. Sau khi băng ngang một con suối, họ đi ngược lên dãy núi cao chót vót. Đây là một nơi hoang dã nó chưa bao giờ biết. Nơi đây có nhiều truyền thuyết về các hồn ma trú ngụ trên khu rừng núi hiểm trở này. Khi đến gần hơn, nó nhìn thấy dấu vết của những con linh dương to lớn; những con hoẵng được thả một các bình yên ở phía dưới. Thình lình một con khỉ đầu chó sủa vang lên. Cha nó dừng lại giây lát rồi họ tiếp tục đi.
Tuntu nín thở. Nó biết những con khỉ đầu chó hung dữ như thế nào và cha nó dường như đi cùng một hướng với chúng. Liếc nhìn một cách lo lắng vào ngọn núi đáng ngại, nó theo chân cha nó. Nó cố liếm môi nhưng miệng nó khô rát. Đi đến những tầng cây thấp, họ phải khó khăn để xuyên qua những đám sậy gập ghềnh lởm chởm.
Khi đến được nơi cao hơn không khí trên núi trở nên lạnh. Tuntu rùng mình. Đây đó, nó bắt gặp đôi mắt của một con linh dương bên dưới những tàng cây. Nó từng luôn tự tin và chưa bao giờ thiếu can đảm, nhưng giờ đây không hiểu sao nó bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Đó là một cảm giác thật mới lạ đối với nó.
Ngọn núi càng trở nên dốc hơn. Họ lảo đảo đi qua vùng đất đầy đá và trơn trợt khi đi theo dấu vết của một vài con thú hoang để lại. Quỳ xuống, họ khum tay vốc nước và uống. Tuntu hy vọng nó và cha nó sẽ nghỉ ngơi một chốc vì chân nó quá mỏi và bàn chân nhức nhối, nhưng cha nó vẫn vội vã đi. Họ đến được đỉnh núi. Tuntu nhìn xuống bên dưới là rừng rậm dày đặc tàng cây. Suốt thời gian, cha nó không nói một lời. Mặt trời đã biến mất và ánh sáng cũng tan đi rất nhanh. Những con thú hoang cũng sắp rời hang đi kiếm mồi. Họ theo một con đường hẹp vào trong rừng cây và thế rồi cha nó dừng lại bên cạnh một thân cây ngã thật to. Tuntu nhìn ông, cố gắng che dấu sự hốt hoảng trên mặt nó. Ông ấy đòi hỏi điều gì đây, nó tự hỏi. Họ chia nhau khẩu phần ăn. Thế rồi cha nó đứng dậy và nói: “Con phải ở lại đây đêm nay. Cha sẽ đến đón con vào ngày mai. Đừng có chạy xa và phải can đảm đương đầu với sự sợ hãi và nguy hiểm nhé”. Bỗng khuôn mặt nghiêm nghị của ông dãn ra và miệng mỉm một nét cười. “Điều đó sẽ chứng tỏ con gan dạ và dũng cảm, xứng đáng là một chiến binh”, ông thêm vào.
Tuntu quá sững sờ và hoang mang đến nỗi không thể thốt nên lời. Nó nhìn cha nó biến mất trong màu nâu tối của ngọn núi. Giờ đây nó đơn độc. Không có gì sáng sủa với nó. Nó chỉ còn nhận thấy cái màu đen của đêm tối và sự nguy hiểm đang rình rập nó.
Ngây như phỗng, nó nhìn vào bóng tối. Âm thanh của đêm dường như vang to hơn. Chẳng bao lâu những con thú hoang lảng vảng đến kiếm mồi. Hàng giờ nó đứng như thể đã được khắc từ đá. Những âm thanh ma quái của các hồn ma thì thào xung quanh nó. Nhắm mắt lại nó hy vọng có thể khép chặt nỗi sợ hãi của mình. Những con chó sói bắt đầu tru lên đâu đó và tiếng kêu của con cú ăn đêm gần như làm cho nó sắp vắt giò lên cổ chạy.
“Mình không được sợ hãi”, nó thầm thì. “Ngày mai mình sẽ là một chiến binh”
Đêm dường như bất tận. Cuối cùng nó có thể nhìn thấy tia sáng lóe lên trên bầu trời. Nó nghe tiếng chim hót líu lo và tiếng ồn náo của Intaka(*). Mỉm cười, nó hít một hơi thở sâu khoan khoái. Chốc nữa cuộc thử thách của nó sẽ chấm dứt. Thế rồi nó phát hiện một cách kỳ diệu rằng nó không phải đơn độc. Nó đã không biết cha nó đứng gần cạnh đó và canh chừng cho nó suốt một đêm dài.
(*)Đảo Intaka là một khu bảo tồn sinh thái ở Nam Phi, rộng khoảng 10ha, với hơn 180 chủng loại thực vật bản địa và 125 loài chim.
Nhị Tường dịch



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 4232)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
12/08/2011(Xem: 4050)
LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?
11/08/2011(Xem: 4084)
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỷ, sinh về thiên giới.
11/08/2011(Xem: 4203)
T rước 1975, nơi thị xã Nguyên ở, hằng năm cứ vào đầu tháng 7 âm lịch, trên các góc đường của ngã tư lại thấy xuất hiện các anh chị trong Gia Đình Phật Tử làm công tác cài hoa lên áo cho dân phố, nhân mùa Vu Lan về.
11/08/2011(Xem: 7189)
Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã được dạy dỗ từ tấm bé: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
10/08/2011(Xem: 9164)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
10/08/2011(Xem: 4546)
Chứng được sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.
09/08/2011(Xem: 5729)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 8340)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 7290)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]