Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ tôi…

10/04/201317:15(Xem: 3197)
Mẹ tôi…

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Mẹ tôi…

Thanh Phi

Nguồn: Thanh Phi


Trời Melbourne đã vào cuối đông nhưng vẫn còn lạnh, lạnh đến se người. Ngoài trời đang mưa, ngồi đọc những bài văn, bài thơ ca tụng công Cha, ơn Mẹ, tôi bỗng nhớ đến Mẹ tôi vô cùng và muốn viết đôi điều về Mẹ, để bày tỏ lòng thành kính tri ân của tôi đối với Mẹ, bởi hình như tôi chưa bao giờ nói cho mẹ biết, tôi mang ơn Mẹ biết dường nào.
Tôi sinh ra đời giữa thời ly loạn, nên chưa đầy tháng tuổi tôi đã không còn Ba, Mẹ tôi lúc đó mới 28 tuổi đã phải một mình đem hai con thơ đi lánh nạn phương xa. Nhờ trời thương có người tốt bụng giúp cho Mẹ tôi có công ăn việc làm, nơi ăn chốn ở. Mẹ con tôi đã sống những tháng ngày bình yên. Nhưng năm tôi lên 10 tuổi ,vì sơ ý, tiền bạc của cải Mẹ dành dụm để lo tương lai cho anh em tôi bị mất sạch, Mẹ rất buồn và một năm sau Mẹ tôi tái giá với hy vọng có người phụ giúp Mẹ lo cho anh em tôi.
Mẹ tái giá, nhưng lúc nào cũng bảo vệ các con của Mẹ. Tôi nhớ có một lần, không biết Mẹ tôi và Chú Ba ( tôi gọi chồng sau của Mẹ tôi là Chú Ba) cãi nhau về điều gì, tôi nghe Mẹ nói “ Tôi lấy chồng vì con chứ không phải vì chồng mà bỏ con” Và có lẽ vì lời nói cứng rắn đó của Mẹ mà suốt 10 năm sống chung với cha ghẻ, tuy không có được sự thương yêu trìu mến của người cha nhưng tôi không bao giờ bị Chú Ba la mắng.
Cuộc đời của Mẹ, kể từ khi tôi hiểu biết, tôi thấy Mẹ ít khi lo cho chính bản thân Mẹ mà lúc nào cũng để tâm lo lắng cho chồng con, cho thân bằng quyến thuộc và ngay cả cho những người quen biết chung quanh, ai cần gì đến Mẹ, Mẹ đều tận tâm giúp đỡ.
Tôi còn nhớ, có một hôm tôi với Mẹ trên đường đị bộ về thăm Ngoại, dọc đường thấy có hai người đàn ông đang đánh nhau, có mấy người đứng gần đó nhưng không ai vào can, Mẹ tôi lúc đó đang mang thai, cái bụng khá lớn, nhưng Mẹ đã xen vào để can, mấy người kia nói Mẹ làm vậy rất nguy hiểm vì lỡ Mẹ bị đánh trúng bụng, nhưng Mẹ nói người ta thấy cái bụng của Mẹ người ta sợ, và quả thật như vậy, hai người đàn ông kia sợ đánh trúng Mẹ nên đều dừng tay, nhờ vậy mà tránh được sự xô xát có thể gây thương tích; Một lần ở trong xóm có hai thanh niên gây gỗ, cầm dao đòi đâm chém nhau, Mẹ cũng bất chấp sự nguy hiểm, chen vào để cản ngăn. Mẹ tôi đã làm những việc mà người khác cho là điên rồ, nhưng Mẹ đã không cảm thấy như vậy.
Thời gian Mẹ bán hàng ngoài chợ, có mấy chú lính đến mua hàng và hỏi Mẹ tôi cách kho nấu... thấy tội nghiệp, Mẹ đã nhắn người kêu tôi xuống đem số hàng các chú lính mua về kho nấu sẳn rồi mang ra cho các chú ấy, Mẹ nói : “ Mấy chú đi lính xa nhà cực khổ, mình giúp cho họ, sau này anh con có đi đâu cũng được người giúp lại”. Và không hiểu có phải vì những gì Mẹ đã làm cho người khác không mà sau này khi Anh tôi đi lính Xây Dựng Nông Thôn, tại những nơi anh trú đóng, anh đã có được những người Mẹ nuôi, chị nuôi, em nuôi thương mến, săn sóc cho anh.
Năm 1975, khi đất nước được giải phóng, đời sống người dân có nhiều xáo trộn, trong xóm tôi cũng có nhiều gia đình di tản về nơi khác làm ăn sinh sống. Trong số đó có một gia đình thiếu nợ Mẹ tôi khá nhiều, khi tôi đề cập đến số nợ đó Mẹ đã thản nhiên nói: “ Nếu họ không trả thì coi như kiếp trước mình đã thiếu nợ của họ, còn nếu mình không nợ thì có ngày họ cũng trả cho mình”. Một năm sau gia đình đó trở về, họ thương lượng với Mẹ cho họ từ từ trả số nợ đã thiếu. Gia đình này có lập một quán nhỏ bán quà vặt, bà ấy đã đề nghị Mẹ cho các em tôi khi nào muốn ăn quà thì ra mua để trừ bớt tiền, các em tôi nghe vậy rất mừng, nhưng Mẹ đã nói : “Tụi con khi nào muốn ăn thì Mẹ cho tiền ra mua ăn chứ không được mua trừ nợ vì gia đình người ta chỉ nhờ vào quán hàng đó để sống thôi, tiền họ thiếu khi nào có họ trả” Và mấy năm sau, gia đình ấy có người con được đi Mỹ đã gởi tiền về cho gia đình và họ đã trả cho Mẹ tôi tất cả số tiền họ thiếu.
Nói về Mẹ thì có nhiều điều để nói lắm, nhưng có một việc mà mỗi lần nhớ đến tôi đều xúc đông cho dù việc đó đã xảy ra cách đây 30 năm rồi. Khi tôi có thai lần đầu tiên Mẹ rất mừng, Mẹ chuẩn bị đủ thứ để khi tôi sanh có mà dùng, Mẹ và các em tôi đã vào rừng tìm hái những loại lá đem về phơi khô để sắc cho tôi uống sau khi sanh… nhưng chẳng may khi được 3 tháng thì tôi bị hư thai, chồng tôi báo tin cho Mẹ biết để Mẹ đừng có lo chuẩn bị nữa. Tưởng chỉ vậy thôi, không ngờ mấy ngày sau khi tôi đang nằm nghỉ, tôi nghe tiếng người em chồng tôi kêu “ Chị Hạnh ơi có Má chị xuống nè” Tôi giật mình tỉnh dậy mơ hồ như là mình vừa chiêm bao, nhưng khi nghe em tôi kêu thêm một lần nữa , tôi ngồi bật dậy chạy ra ngoài thì thấy Mẹ tôi đang đứng đó với gương mặt đỏ bừng, dáng vẻ mệt mõi, nhưng trong ánh mắt Mẹ là sự vui mừng. Mẹ tôi từ trước vốn ít khi đi đâu xa một mình, vậy mà Mẹ đã đành để các em tôi ở nhà, lúc đó người em kế tôi mới 13 tuổi, Mẹ lặn lội đi từ ĐaLat xuống Vĩnh Long , một nơi mà Mẹ tôi chưa bao giờ biết đến, đi tới đâu Mẹ hỏi đường tới đó và cuối cùng Mẹ cũng tìm được nơi tôi ở. Mẹ đến để mang cho tôi túi lá khô để uống , chai thuốc rượu để xoa bóp và một hủ gừng ngâm muối được chôn dưới đất để cho tôi xông hơ. Mẹ xuống để lo cho tôi, Mẹ lo rằng nếu tôi không kỹ lưỡng, sau này sẽ yếu. Viết đến đây tôi chợt nhớ mấy câu thơ của một Thiền Sư Nhật Bản :
Ôi Biển cả!
Nhìn Thấy biển
Mẹ tôi ơi!!!

Đúng vậy, chỉ có sự mênh mông , bao la của biển mới bao hàm được tình thương của người Mẹ đối với con. Mẹ tôi là vậy đó.
Chúng ta thường nghe nói ở cõi Cực Lạc, tiếng chim muôn ca hót… đều là những bài pháp vi diệu. Với tôi ngay tại thế gian này, những việc làm của Mẹ, những lời nói chân tình của Mẹ, đều là những bài pháp vi diệu, vì từ đó đã huân tập cho tôi những suy nghĩ, những việc làm để ngày nay khi tôi chập chững đi vào Đạo, tập hành theo lời Phật dạy tôi cảm thấy rất dễ dàng vì chính Mẹ đã dạy cho tôi lòng từ bi, hiểu biết về nhân quả, biết sống vì mọi người và nhất là biết thông cảm, tha thứ. Mẹ tôi tuy không hề nói cho tôi nghe Phật dạy như thế nào, nhưng bây giờ ngẫm nghĩ lại những gì Mẹ đã làm, đã nói rất hợp với giáo lý của Phật. Đã từ lâu tôi đã được học về lý Đạo mà tôi không hay biết…
Kính lạy Mẹ, hôm nay con xin nói với Mẹ một điều : Con của Mẹ không thành danh đó là nghiệp của con, nhưng con thành nhân đó là nhờ công ơn của Mẹ.
Với muôn Bồ Tát viên thành
Mẹ tôi là bát nước lành giữa trưa

Mùa Vu Lan 2007
Thanh Phi



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 2968)
Mẹ Việt Nam Năm ngàn năm tổ quốc oai hùng Năm ngàn năm lịch sử huy hoàng Để muôn đời là núi là sông
10/04/2013(Xem: 9516)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 5970)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
09/04/2013(Xem: 2744)
Trước thời kỳ Phật giáo Tranh đấu cho quyền Tự do và Bình đẳng Tôn giáo năm 1963, tại Huế, có một danh xưng truyền thống phổ biến mà người bình dân cũng như hàng quý tộc Phật tử xứ này luôn dùng xưng hô với quý Thầy cao niên hàng danh tăng, đạo hạnh, đó là tiếng “Ôn”. Trong ngữ âm tiếng Huế, từ “Ôn” được phát âm một cách khiêm cung, trìu mến, trang trọng bằng âm hưởng “ôôn” nằm lưng chừng giữa ngữ âm cuối “ôn” trong tiếng Bắc và “ông” trong tiếng Việt phổ thông.
08/04/2013(Xem: 49516)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
08/04/2013(Xem: 4380)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 18304)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 11961)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
08/04/2013(Xem: 3461)
Tinh thần “hoằng pháp vị gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài” là trách nhiệm chung không chỉ người xuất gia mà ngay cả người tại gia cùng cộng hành xây dựng để góp phần làm cho vườn hoa giác ngộ ngày thêm đơm bông kết . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567