Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về Với Vu Lan

07/08/201909:16(Xem: 3880)
Về Với Vu Lan

hoa hong4

VỀ  VỚI  VU  LAN



Vu Lan không xuất phát từ thời Phật giáo Nguyên thủy mà Thiền sư Thông Lạc đã bài xich, theo người cho rằng do chư Tổ Trung quốc bày đặt, và cũng cho rằng Vu Lan báo hiếu là lừa đảo trong thời chế độ phong kiến…mà Phật giáo Phát triển lạc dẫn quần chúng vào con đường ngoại đạo, nghĩa là PG phát triển tức PG đại thừa là tà giáo ngoại đạo.

“thế gian pháp tức  Phật pháp”  “ Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch Bồ đề, cáp như cầu thố giác”, Nghĩa là có chứng đắc thì cũng từ thế gian này mà chứng đắc, lìa thế gian đi tìm sự giác ngộ như người đi tìm sừng thỏ, vì thế mới gọi thế gian pháp tức Phật pháp. Dưới tầm nhìn của bậc tu chứng thì thế gian vẫn là cỏi Tịnh độ; Do vô minh của chúng sanh mà thấy vạn sự sai biệt đưa đến trầm luân khổ nạn.

Thế gian đa bệnh thì phương dược cũng đa dạng; ngay cả thuốc Tây chữa trị  bệnh đau đầu không chỉ có một loại. Thế thì ngoài thuốc Tây còn có Đông dược, mỗi chủng tộc còn có những phương dược riêng. Ngay cả đồng bào thiểu số cũng được Tổ tiên lưu truyền những phương thuốc đặc trị. Tùy bệnh nhân mà thầy thuốc kê toa thuốc khác nhau. Tây y chữa dứt cơn đau cấp thời, Đông y tìm ngay căn nguyên bệnh tật mà trị. Lương y ngày xưa, nhìn sắc diện bệnh nhân, âm thanh, tuổi tác so với vận niên và thời khí để định bệnh và gia giảm toa thuốc theo “quân thần tá sứ”.

Bệnh thân đã là thế thì bệnh tâm không thể đơn giản chỉ dùng vài “phương dược” mà có kết quả. Theo luât học, Phật chế giới khi có người phạm giới, cũng thế, đương thời, đồ chúng đầy đủ túc duyên, trùng phùng thời Phật tại thế, chỉ cần thân cận một bậc chứng đắc, trường lực của ngài cũng đủ ảnh hưởng hoán chuyển tâm thức đương cơ. Vì thế, giáo đoàn trên một ngàn hai trăm năm mươi vị nhập định chứng thiền dễ dàng. Chư Tăng đương thời căn cơ nhạy bén, ngài chỉ dạy “tứ Thánh đế, bát Thánh đạo,Minh sát tuệ còn gọi là Vipassana…”

Phật pháp càng xa khi căn cơ chúng sanh càng nhiễm trược, nghiệp quả sâu dày, không những bệnh tật phát sanh đa dạng, thì nghiệp thức vì thế cũng ô tạp đa dạng; Chúng sanh có thiện căn với Phật pháp thì ít, tuy cảm tình viên đến vơi Phật giáo thì nhiều, nhưng để tu tập thì không bao nhiêu, nhất là  Thiền định “chỉ - quán”. Chư Tổ tùy bệnh mà lập phương cho hợp với căn cơ đương đại, do vậy, phương dược điều trị nghiệp quả trầm luân phát sanh đa dạng. Nếu không có pháp môn Tịnh độ để dìu dắt những căn cơ u trệ, họ biết bám vào đâu để tu tập? Thiền cũng thế, Tổ sư thiền, Đại thừa thiền, Phản văn văn tự tánh, Lăng nghiêm đại định tu chứng viên thông…vô số pháp môn, nhưng không ví thế ra ngoài giáo lý căn bản của nhà Phật, cơ bản là “vô thường, khổ, vô ngã” “nhân quả”…

Tát cả chỉ là phương tiện để dẫn dắt, nhưng cái lỗi là do người sử dụng “phương dược”, biến phương tiện thành cứu cánh, đưa quần chúng từ mê lầm này sang mê lầm khác – tránh võ dưa lại gặp võ dừa. Đã là thế gian pháp tức Phật pháp thì cho dù bất cứ pháp nào cùng đều là phương tiện. Một viên sỏi tán vào gốc tre cũng giúp cho hành giả hoát nhiên đại ngộ.  Tà nhân hành chánh pháp, chánh pháp thành tà pháp, chánh nhân hành tà pháp, tà pháp là chánh pháp. Thế thì mọi pháp đều là phương tiện, pháp không có tội, chỉ có người hướng dẫn đúng sai mà thôi.

                                                        ***

Đồng ý Vu Lan báo hiếu không xuất phát từ giáo lý nguyên thủy, nhưng từ ngày Vu Lan biến thành truyền thống báo tứ trọng ân, đã giúp bao nhiêu người biết “uống nước nhớ nguồn”, chưa có người con Phật thuần thành nào đối xử tệ bạc, bất hiếu với đấng sanh thành. Phật giáo du nhập vào đất nước ta, hòa quyện với Nho giáo, làm đậm nét lễ nghĩa hiếu kính, dưỡng dục thâm ân; không những đối với ân sanh thành dưỡng dục, người con Phật còn biết tri ân Tổ quốc, ân đồng bào chúng sanh, ân thầy bạn. Đó không là nét đẹp văn hóa của Phật giáo, cho dù là Phật giáo phát triễn? Nếu là một Phật giáo theo ngôn từ của cố HT T.Thông Lạc là loại Phật giáo tà đạo thì vẫn đóng góp cho xã hội một nét văn hóa hữu ích, xóa nhiều tệ nạn trong những tội phạm không có tín ngưỡng, không tin vào luật “nhân quả”.Đó là một trong những cách Phật giáo đóng góp và đồng hành cùng dân tộc!

                                                ***

Cố HT Thông Lạc trả lời phỏng vấn của đệ tử về chủ đề Vu Lan báo Hiếu:

…….Một giáo pháp không có thế giới siêu hình, không có linh hồn người chết, không có đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, không có đấng Tạo Hóa,không có Thần linh và cũng không có ma quỷ..vì thế,câu chuyện Mục Liên Thanh Đề, ta thấy rõ là giáo pháp của ngoại đạo đang lồng trong giáo pháp của đạo Phật, mượn danh đức Phật để lừa gạt tín đồ Phật giáo theo đạo của mình mà không nghi ngờ, đó là cái khéo léo của Phật giáo phát triển…qua sự tích này đã biến ngày rằm tháng 7 trở thành một phong tục trong nhân gian, ngày báo hiếu, ngày xá tội vong nhân…Đó là một thứ giáo pháp phi đạo đức, phi nhân quả,không công bằng và công lý…(vân đạo trưởng lão T.Thông Lạc)……

Người nghe HT trả lời, có cảm tưởng lý luận  của học thuyết “vô thần” hơn là tôn giáo tâm linh. Một tôn giáo không có tâm linh thì tu sẽ đi về đâu???Tóm lại, cho dù Vu Lan báo hiếu không xuất phát từ kinh điển nguyên thủy, không do Phật dạy, không có nghĩa những gì không từ kim khẩu của đức Thế tôn đều là vô nghĩa? Đức Phật không nói đến  tiện nghi khoa học ngày nay, chả lẽ mọi tiện nghi đều không thật? Phật đã nói, những gì ngài biết như lá trong rừng, những gì ngài dạy như nắm lá trong tay, thế thì những giáo lý hậu sanh giúp căn cơ trì trệ để bám vào tìm đường giải thoát cũng như giúp nhân sanh có đời sống đạo đúc không thể xem là tà ma ngoại đạo.Biết đâu, Phật sanh vào thời đại ngày nay, những lời dạy của ngài cũng không thể lìa 4.0…

Nếu tu mà không đem lại lợi lạc cho xã hội quần sanh, có nghĩa lánh xa trần tục mà vẫn sống nhờ trần tục thì thế nào?

Truyền thống Vu Lan báo hiếu không còn là của Phật giáo phát triển, nó trở thành văn hóa truyền thống dân tộc, tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ quá vãng, song thân tại đường, tưởng nhớ thể hiện qua âm nhạc, hành xử, lễ nghi, bố thí, phóng sanh, cúng dường…Trong suốt tháng bảy, nhiều người ăn chay trọn tháng,  chay kỳ cũng được gia tăng, bấy nhiêu cũng đủ tránh nghiệp sát, nhiều sinh vật cũng được thoát nạn; tình thương từ đó được tăng trưởng, tránh nhiều tệ nạn vì họ tin tháng bảy là tháng báo hiếu cho cha mẹ ông bà.

Người Phật tử chưa đủ duyên tiến tu trên đạo lộ giải thoát, những phương tiện như thế lá cách giáo dục không thể thiếu, vì vậy, cho dù ai kia chưa là Phật tử, hãy đến với Vu Lan như mùa Hiếu hạnh, đáp đền một phần thâm ân của cửu huyền thất tổ sâu dầy qua nhiều kiếp trầm luân.

 

MINH MÃN

04/8/2019



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/05/2023(Xem: 2065)
Vu Lan tháng Bảy đêm Rằm Các chùa tổ chức hàng năm nguyện cầu Thâm ân cha mẹ cao sâu Hiện tiền, quá vãng hai màu hoa xinh Hoa đỏ thắm đượm bao tình Buồn thương hoa trắng một mình đơn côi
03/05/2023(Xem: 141335)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
04/11/2022(Xem: 3389)
Trong kinh Đức Phật có dạy „Lòng Hiếu chính là lòng Phật, hạnh Hiếu chính là hạnh Phật“. Thật đúng như vậy, trong tháng Bảy âm lịch, khắp nơi trên 4 châu lục, mỗi năm sau mùa An cư Kiết hạ, lễ Tự tứ các chùa đều tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu để nhắc nhở người con Phật phải luôn nhớ ơn và đền ơn cho cha mẹ, Thầy Tổ. Ân nghĩa đó thật nghìn trùng.
27/10/2022(Xem: 3560)
Sư Phụ đứng trầm ngâm, giữa khung trời bạt ngàn gió hút, cơn bão lụt đã trôi qua nhưng mọi thứ còn đang trong đổ nát ngổn ngang. Gần mười Thầy trò huynh đệ đang cố gắng thu dọn đồ đạc trong chùa, tìm kiếm những cái gì còn có thể dùng tạm qua ngày, giữa bốn bề là trời mây, nước mưa phủ kín. Chùa đã bị trận bão lụt cuốn trôi, thỉnh thoảng chỉ còn những tấm ngói rơi tứ tung, đồ đạc gần như bị cuốn theo dòng lũ, nhiều cây cổ thụ trong chùa cũng bị bật gốc, một cảnh tượng thật tang thương.
16/09/2022(Xem: 3967)
Đã bao năm tôi bị cài hoa hồng trắng trong mùa Vu Lan thật là tủi thân. Nhưng biết làm sao đây khi người con đã mất đi người mẹ thân thương! Theo tục lệ đã định sẵn, khi mâm hoa hồng đỏ, trắng của các em trong Gia Đình Phật Tử đưa đến, tôi chỉ dám chọn đóa hoa màu trắng để cài lên áo, chứ không dám chọn màu đỏ dù rất thích. Nhưng hôm nay tại buổi lễ Vu Lan ở Tu Viện Viên Đức ngày 4 tháng 9 năm 2022, tôi gặp chuyện bất ngờ được ép cài hoa hồng đỏ. Trên mâm hoa chỉ mỗi một màu hồng, cái màu pha trộn giữa trắng và đỏ.
09/09/2022(Xem: 3672)
Đại Lễ Vu Lan PL.2566 (2022) tại Chùa Diệu Pháp Liên Hoa, California, Hoa Kỳ
04/09/2022(Xem: 3906)
Lễ Vu Lan chùa Tất Đạt Đa, TP. Anaheim, Hoa Kỳ
31/08/2022(Xem: 3245)
Trần Lê Khả Ái, cô gái câm điếc bẩm sinh, đã tốt nghiệp đại học với nỗ lực cháy bỏng của bản thân cùng sự đồng hành đáng kinh ngạc từ người cha. Ông Trần Khương, cha Khả Ái, tiếp tục viết những chương mới trong nhật ký lay động lòng người về hành trình đáng kinh ngạc của hai cha con: "Đại học và ước mơ giúp đỡ những người khiếm khuyết".
30/08/2022(Xem: 3603)
Vào sáng ngày 28/8/2022, chùa Phước Đức tọa lạc tại số 678 Santee River Ct, thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan năm 2022 - Phật lịch 2566; kỷ niệm hai năm thành lập chùa và ngày xuất gia của Thầy trụ trì.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]