Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bà Nậu (Nội) của Tui

06/08/201920:03(Xem: 3613)
Bà Nậu (Nội) của Tui

me hien

Bà Nậu (Nội) của Tui



Vậy mà 12 năm đúng ngày VU LAN bà Nậu ra đi , thì ( thời )gian nó đi mau quá , mau đễn nẩu, tui cũng không nhớ ra luôn , sáng nay từ xì gòn ( sài gòn) dìa thăm quơ ( quê) , ghé chợ Ti Quà ( Tuy Hòa ) mua một ít bông và trái cây dìa cúng Nậu , bữa nay thành phố Ti Quà đẹp ghơ ( ghê ) luôn , con đường dẫn đến xã An Nghịp ( Nghiệp) sao mà rộng rãi , lán cón , không có một ổ gà ổ dịt ( vịt ) gì hết , hai bên đường nẫu xây nhà ngút ngàn san dã , me … so dí ( với ) hầu đó (hồi đó) bây giờ lớp nhỏ nó sướng thiệt , bây giờ lái xe chạy cái e là tới nhà luôn khỏi phải đi bộ .
Nậu tui quơ ( quê ) ở xã An Xưn ( Xuân ) nhưng lớn lên dà ( và ) lập nghịp ở xã An Nghịp , nghe Nậu nói, hầu đó, nẫu cứ nói Nậu là ngừ La Hai , ông nậu thì ngừ Đồng Cọ , dì ( vì )hai ông bà đều ẹp ( đẹp )
Ở quơ tui nẫu hay nói : Nhứt gái La Hai
Nhì trai Đồng Cọ

Bà nậu tui nói gái La Hai ẹp , chứ mấy cha nậu Đồng Cọ đâu có ẹp , ở xứ sở quần đùi một trem ( trăm ) hai , quần dài tém ( tám ) chục mà ẹp con khỉ gì , mấy ông nậu đó đen thui đen trậy , như cột nhà cháy mà ẹp cái dì
Ông Nậu qua đời sớm , bà Nậu ở một mình nuôi mấy cô ,chú , rầu lớn lên dựng dợ gả chồng ở xung quanh cái xã An Nghịp thâu, nhà của ông bà nậu bây giờ là nhà từ đường , xung quanh có cô Hai , chú Be ( Ba) , chú Bốn , cô Năm , chú Sáu dà ( và) chú Bãy ( Bảy )
Nhà từ đường bà Nậu ẹp lắm , bà Nậu ở một mình , nhưng tấu ( tối ) nào cũng có con chấu ( cháu) đến ngủ cho Nậu vui

Nhớ hầu điện mới có ở xã An Nghịp , Nhà nào cũng rộn ràng , ka rao kơ rầm trời rầm đất hết , đường đi ban đim ( đêm ), mẫu trụ đèn nó bắt mẫu ngọn đèn sáng hực hỡ ( hở ), nhà Nậu cũng mua ti di ( vi) ,máy quạt , tủ lạnh , bíp ga( bếp ga ) rầu bắt cho Nậu thệm cái điện thại , đở ( để ) mấy cô chú gọi hỏi thăm sớm tấu ( tối ) ,Nậu chơi sang lắm mua cái dì cũng tốt ,đở ( để ) xài lâu hơn.

Từ ngày có điện , Nậu tứ ( tưới )rau , tứ cây bằng nước máy từ giếng lên , nậu nói hay thiệt nước nó nhảy liên tục , Nậu không kịp tứ nó phun ướt quần ướt áo hết luôn , Nậu bị ướt những không dám nói sợ lũ nhỏ nó cừ ( cười ) đi thay đồ mà Nậu cứ cừ mỉm mỉm cừ quài ,

Bữa nọ Nậu ra nhổ cỏ, Nậu muốn rửa tay nên dô nhà tắm gần giếng đở ( để )rửa , thấy Nậu đi ra ướt quần áo hết , chú Be hỏi làm sao mà ướt hết dãy Mé ( Má )? Nậu nói tao dặn ( vặn ) cái nút chưa kịp rửa , me ở trên nó xấu (xối ) nước xuống ,hết hồn hết día ( vía) , tao đi ra không kịp ngáp , té ra Nậu không dặn con tắt dòi ( vòi ) nước, mà nậu dặn con tắt dòi qua sen ( hoa sen ), nên nó phun nước trên qua sen chớ sao ,nó xấu( xối ) nậu quảng ( hoảng ) tam tinh đi ra mà không kịp nhìn dô là cái dì

Ở nhà một mình Nậu thích coi cãi lương ( cải lương ) dà phin tập , lâu lâu mấy cô mấy chú mới gọi hỏi thăm Nậu , bữa nay phin hay mà cứ gọi quài ,làm Nậu bực mình bực mẩy , nậu càm ràm dí chú Be , mấy đứa bây gọi dì mà gọi quài , tao đang coi phin mà hết đứa này gọi đến đứa khác gọi là sao ,
Chú Be đi hỏi, không có ai gọi Nậu hết , té ra Nậu đang coi phin tập , trong phin ,điện thại nó reo tiếng dúng ( giống ) tiếng điện thại nhà , Nậu tưởng ai gọi , nậu chạy đến bắt máy điện thại, alo quài mà không thấy ai trả lời , một chút nữa điện thại reo nữa , Nậu tới bắt máy mà không nghe trả lời , me …… Nậu tưởng đứa nào chọc Nậu , Nậu nẩu ( nổi ) giận chớ sao

Nhà từ đường làm hàng rào dí cửa sắt , quấn cọng dậy xích ,gắn một cái chuông , như chuông chùa Lan dà Địp ( Điệp ) dãy , đở( để ) ai đến bấm chuông thì Nậu nghe , Nậu đang coi cải lương , nghe cái chuông nó reo từ ti di ( TI VI ) , Nậu tưởng ai đến bấm chuông , nên ra quài nheo con mắt , nậu nhìn , đâu có đứa nào mà sao chuông nó cứ rổn rẻn quài , Nậu bắt đầu ngầu ( ngồi )rình coi thử có đứa nào phá không , Nậu ngầu ngay cái ti di rầu nhìn ra quài cổng , ti di nó kêu lên tiếng rổn rẻn như chuông , Nậu mỉm cừ , mắc cỡ muốn chết , Nậu ngầu rình mà thở không dám thở , ho không dám ho ,Nậu nói nãy giờ tưởng đâu có ăn trôm hay đứa nào phá chớ té ra trong tuồng cải lương , Nậu đâu dám kở ( kể ) ai nghe sợ nẩu cừ

Nậu thèm kơm ( cơm) cháy mà bây giờ nấu ga thâu, thì làm gì có kơm cháy mà ăn , Nậu biểu chú Bảy đắp cho một cái bíp nấu củi , ba bốn năm nay , Nậu đâu có nấu củi , bữa nay nấu lại bíp cũi ,cơm ngon , cơm chấy dàng ( vàng ) rụm , me nó ngon dãy thâu , nậu ngầu nhai hết , , rửa chén rầu đi ngủ , trên mặt Nậu chu cha lọ nầu nó quẹt qua quẹt lại , mà Nậu đâu có biết , chừng thằng Út con chú Bẩy ( Bảy ) , nó đến chơi , thấy Nậu mặt mày lem luốc , nó sợ quá , nó khóc , Nậu nói , bộ tao dúng Chung Dô Diệm lắm ha mà mày khóc hả , chú Bảy nói mặt mé ( má ) làm gì mà lọ nầu (nồi ) không dãy ? , nậu hỏi thiệt na ? , rầu nậu lẽn bẻn dô rửa mặt , nậu lầm bầm bữa nay ông táo ổng trát

Nậu ơi . Chiều nay dìa thăm nậu , ba con coi nhà từ đường , cũng trồng qua ( hoa ) dạn thọ ( vạn thọ ) loại qua nậu thích , cây bông địp dàng (điệp vàng) trổ bông, tư ( tươi ) quá , rầu mấy líp ( liếp ) rau xanh mơn mởn , nhưng con cũng dẫn ( vẫn ) thấy thiếu cái dì đó , Nậu ăn chay trường , nên Nậu làm tương đậu mèo ngon lắm , Nậu làm 12 thạp nhỏ cho một năm , mẫu ( mỗi ) lần con chạy qua nhà Nậu , hái một mớ rau , dô nướng bánh tráng , lấy bánh tráng sống ra nhúng nước , cuốn rau , bánh tráng nướng rầu chấm tương ăn , me ……….. nó ngon hết sức

 Oklahoma, mùa Vu Lan 2019
THÍCH NGUYÊN NGUYỆN


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7127)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 4894)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 4586)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 4674)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
10/04/2013(Xem: 5387)
Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 5037)
Con đường đi đến mục đích tối hậu của đạo Phật là Giải thoát và Giác ngộ thì có rất nhiều, điều này rất hữu ích và thiết thực trong bối cảnh đa dạng về nghiệp cảm và sự sai khác về chủng tánh của chúng sanh. Đức Phật với suối nguồn tuệ giác, ngài đã quan sát đầy đủ mọi căn cơ của chúng sanh mà dùng nhiều phương tiện để hóa độ, phù hợp với mọi tâm bệnh như vị lương y giỏi dựa theo bệnh mà cho thuốc.
10/04/2013(Xem: 4304)
Hạnh phúc thay chư Phật ra đời! Xã hội Ấn Độ thời Đức Phật đản sinh, nằm trong một trạng thái đen tối và nhiều đau khổ. Sự u ám đó không phải phát sinh đơn thuần từ nghèo đói, bệnh tật mà chính là sự bế tắc từ tư tưởng con người. Biết bao học thuyết được dựng lên nhằm góp phần xóa tan nỗi khó khăn này bởi những nhà tư tưởng, tôn giáo, đạo học, tuy nhiên vẫn không chữa được căn bệnh mà con người đang vướng phải trong tâm thức của họ.
10/04/2013(Xem: 4251)
Bạn đã từng hỏi tôi: giữa cuộc đời này có tình yêu chân thật hay không? Câu hỏi quá sức hóc búa này, không phải khó đối với riêng tôi, mà khó trả lời cho rất nhiều người trong từng thời đại. Vì đây chính nội dung câu hỏi mang đầy tính thời sự và nhạy cảm của nhiều giới, mọi lứa tuổi.
10/04/2013(Xem: 4209)
Sống và Chết là hai vấn đề tối trọng. Đã biết bao nhiêu nhà tư tưởng, triết gia cho đến hàng thứ dân, tất cả đã tốn nhiều công sức, bút mực, và để tâm tìm hiểu đến vấn đề này. Thế mới biết sống và chết thật hệ trọng biết bao, cho thân phận con người trong trần thế.
10/04/2013(Xem: 4028)
Hướng nhìn về vầng trăng trên cao, mỗi người trong chúng ta sẽ có rất nhiều cách nhìn và suy nghĩ khác nhau phụ thuộc vào cảm thụ, cảm thức từng người. Tùy thời điểm rung động sai biệt của con tim, vầng trăng bất động tưởng chừng như vô thức sẽ trở nên sống động và hàm ẩn nhiều ý nghĩa dạt dào. Ở đây, hình tượng vầng trăng mà tôi nói đến chính là một điểm để hướng về, một nơi qui hướng tin cậy, một nhân cách sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]