Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Vu Lan PL 2562 tại Tổ Đình Giác Nhiên, California, Hoa Kỳ

29/08/201816:55(Xem: 8462)
Lễ Vu Lan PL 2562 tại Tổ Đình Giác Nhiên, California, Hoa Kỳ

LỄ VU LAN BÁO HIẾU PHẬT LỊCH 2562 TẠI TỔ ĐÌNH GIÁC NHIÊN - WESTMINSTER BLVD - US.   

Bài và ảnh: Kim Hồng                                                                                                                    

 

Noi gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên, “Tâm hiếu là tâm Phật, Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Vào lúc 10h30  Chủ Nhật, ngày 16 tháng 7 năm Mậu Tuất (nhằm ngày 26.8.2018).  Sư Cô Thích Nữ Ngọc Liên, Viện Chủ  Pháp Viện Minh Đăng Quang - Tổ Đình Giác Nhiên thuộc thành Phố Westminster Blvd, Westminster, CA 92683 cùng quí Sư Cô và Phật Tử trang nghiêm tổ chức Lễ Vu Lan Báo Hiếu và Dâng Pháp Y Ca Sa.

Trong bầu không khí trang nghiêm thanh tịnh của buổi lễ, Sư cô Ngọc Liên không quên kính gửi lời cảm ơn đến các Chư Vị  tôn túc, quí  Hoà  Thượng, quí Thượng Tọa, quí Sư cô cùng quí Đồng Hương, quí  Phật tử. Sự có mặt đông đủ của quí vị đã góp thêm phần long trọng cho buổi lễ.  

Trong buổi lễ cài hoa hồng, hoa hồng đỏ cho những ai còn mẹ và hoa hồng trắng cho những ai mất mẹ, cài trên ngực áo đoá hoa vàng, Sư cô đã  bùi ngùi xúc động chia sẻ về hai đấng sanh thành, người đã đưa Sư cô đến với cuộc đời này. Và kỷ niệm những tháng ngày được hầu cận bên Sư Ông Cố trưởng lão Hoà Thượng Thích Giác Nhiên, người đã cho Sư cô Giới Thân huệ mạng “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, nghĩa ân Sư muôn kiếp khó đáp đền”. Dẫu biết cuộc đời là vô thường, giả tạm, thời gian là thực dược, nhưng Sư cô vẫn không thể nào quên được mùa Vu Lan năm ấy. Mùa Vu  Lan mà  mẹ Sư cô  đã rũ bỏ thân tứ đại, mặc cho đàn con thơ nheo nhóc khóc than vì cần những dòng sữa ngọt ngào của mẹ, vì cần mái ấm chở che của cha mẹ. Nhưng hỡi ơi! Tuổi thơ của Sư cô là những chuổi ngày cơ cực và đẫm nước mắt. Trong ký ức non nớt Sư cô không thể nào quên được ngày mẹ Sư cô qua đời, Sư cô chia sẻ rằng: “Mẹ Sư cô vì nhớ thương các anh chị em khi tuổi đời còn quá nhỏ. khi đó  Sư cô  lớn nhất 10 tuổi, người em 8 tuổi và em út 6 tuổi với người cháu 5 tuổi. Độ tuổi lẽ ra được sự yêu thương,  chìu chuộng, và  dổ dành của Mẹ. Nhưng chị em Sư cô không được diễm phúc hưởng điều đó, vì chén cơm manh áo, chị em Sư cô Ngọc Liên phải sớm rời  mái ấm yêu thương của gia đình để tự kiếm sống. Những năm tháng lênh đênh trên đất khách quê người, tuy không có sự hướng dẫn của cha mẹ, nhưng ý thức của sự sinh tồn, chị em Sư cô đã nỗ lực rất nhiều để mong mang danh tiếng về cho cha mẹ cũng như quê hương đất nước. Nhưng Sự thật quá phủ phàng, khi Sư cô chưa kịp gọi hai tiếng Mẹ ơi, con đến nơi an toàn. Thì tin sét đánh nơi quê nhà, rằng mẹ Sư cô đã không còn nữa. Đau xót lắm, con mong thành danh để đền ơn mẹ, con mong mẹ có một cuộc sống nhẹ nhàng để nở mặt với sớm giềng. Nhưng hởi ơi! cuộc đời quá khắc nghiệt với Sư cô. Và ngày mẹ Sư cô tiễn Sư cô cùng các em nhỏ  trên con tàu rời quê hương thân yêu (1980) cũng là lần tiễn đưa cuối cùng. Kể từ đó, Sư cô và các em mãi mãi không gặp được mẹ. Giờ đây, công danh sự nghiệp viên mãn, có mẹ đỡ đầu yêu thương, nhưng vẫn không bằng tình thương của mẹ hiền, người đã giới thiệu Sư cô đến với cuộc đời này để rồi bỏ Sư cô ra đi, ôi nỗi đau nào bằng.  Nhờ xuất gia học Phật, Sư cô cũng hiểu được phần nào của lý nhân duyên.  Cho nên, nhân duyên giữa Sư cô và mẹ cũng không ngoại lệ, vì Sư cô biết được rằng con là sự kết nối của mẹ, dòng máu của mẹ luôn chảy trong conThông qua lễ Vu Lan Báo Hiếu, Sư cô Ngọc Liên cũng noi gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên sắm sanh phẩm vật dâng cúng mười phương Tam Bảo cùng hiện tiền Chư Tôn thiển Đức Tăng Ni, ngỏ hầu báo đáp thâm ân Phụ Mẫu. Qua đó, Sư cô thầm nhắc nhở Chư Phật tử phải biết bổn phận vun tròn hiếu đạo  của  con cái đối với cha mẹ, đừng  để một ngày nào đó muốn trả hiếu cho mẹ thì đã quá muộn. Như Sư cô Ngọc Liên chia sẻ, Sư cô chưa cảm nhận được tình thương của mẹ, mong được trả hiếu cho mẹ nhưng mẹ đã trở thành người thiên cổ. Và Sư cô cũng nhắc chư Phật tử  hãy yêu thương cha mẹ, nếu không nói được lời yêu thương thì cũng đừng làm cha mẹ buồn, vì trên thế gian này không ai thương mình bằng mẹ và chỉ có tình thương của mẹ là tình thương bất diệt. Trong kinh Đức Phật dạy rằng: “Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. (Kinh Tăng Chi Bộ I, Chương Hai Pháp, IV. Phẩm Tâm Thăng Bằng, phần Đất).

Cảm nhận về sự mất mát mà Sư Cô Ngọc Liên phải chịu đựng nhạc sỹ Lê Tín đã viết riêng cho Sư Cô bài tân cổ  “Tâm sự Sư Cô Ngọc Liên”, do ca Sỹ Quỳnh Hoa trình bày đã làm  động lòng  chư Tôn đức Tăng Ni cũng như tất cả Phật tử có mặt trong ngày lễ.

Tóm lại, nói đến công ơn cha mẹ thì không bút mực nào tả hết, ca dao Việt Nam có câu: “Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Đền ơn và báo ơn là bổn phận và trách nhiệm mà tất cả chúng ta, bổn phận làm con phải nhớ và thực hành trong muôn một. Trong kinh Đức Phât dạy: “Này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã làm mẹ… đã làm cha... đã làm anh... đã làm chị... ”(Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga). Tập II - Thiên nhân duyên 15 chương IV, kinh số 4).

 

Một vài hình ảnh trong lễ hội Vu Lan tại Tổ Đình Giác NhiênL

Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (1)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (2)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (3)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (4)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (5)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (6)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (7)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (8)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (9)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (10)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (12)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (13)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (14)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (15)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (16)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (17)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (18)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (19)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (20)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (21)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (22)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (23)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (24)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (25)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (26)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (27)Le Vu Lan 2018_To Dinh Giac Nhien (28)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2014(Xem: 4043)
Theo phong tục Rằm tháng 7 Âm lịch, người Hàn Quốc gọi là Bách Trung (Baekjung-백중-百中) hay Bách Chủng (Baekjong-百種), tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn gọi ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày lễ Hội Vu Lan Bồn (우란분회-盂蘭盆會), cũng gọi là ngày lễ hội Trung Nguyên (Jungwon-중원). Còn theo quan niệm của Đạo giáo rằng, các vị thần linh trên thiên giới một năm có ba đợt suy xét về cái thiện cái ác của người trần gian. Đó là ngày rằm tháng Giêng, ngày hội Thượng Nguyên (Sangwon-상원), rằm tháng 7, ngày hội Trung Nguyên (Jungwon-중원) và rằm tháng 10, ngày hội Hạ Nguyên (Hawon-하원). Vào những ngày này, người ta làm mâm cơm cúng để lễ tạ các vị thần linh trên thiên giới. Đây cũng là ngày cúng cho các vong hồn được siêu thoát.
08/08/2014(Xem: 6731)
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai. Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta. Chúng ta có thể tiếp xúc, cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ở bất cứ thời gian và không gian nào. Khi chúng ta ý thức rõ về sự sống, chúng ta biết gạn lọc tất cả những cái gì làm cho sự sống của chúng ta bị cáu bẩn, thì sự thanh trong của cuộc sống tự nó sẽ hiện ra.
07/08/2014(Xem: 7479)
Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ lớn cho những người con nước Việt, thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành dưỡng dục của mình. Vu lan là ngày lễ của cha mẹ. Vì vậy vào những ngày này mỗi người con đều cảm nhận sự da diết trong lòng. Bởi có người may mắn thì cha mẹ còn sống, nhưng có người cha mẹ đã qua đời. Dù cha mẹ còn sống hay đã qua đời, nghiệm lại chúng ta vẫn chưa đền đáp được phần nào thâm ân dưỡng dục cao thâm, mà niềm lo nỗi nhớ mình đem đến cho cha mẹ thì chất chồng đầy vơi. Nên mỗi khi nhắc đến, lại thấy tủi thân, nhớ thương và nuối tiếc khôn nguôi.
06/08/2014(Xem: 6344)
Mẹ : Trong vũng tối thả buồn hiu hắt, Mẹ bây giờ là hạt sương rơi, Sao cầm được đôi dòng nước mắt, Phận lẻ loi trong chốn chợ đời. Con : Còn nợ trần bờ vai đeo nặng, Con u buồn giữa phố đông vui. Vu Lan tới, Phật Đường thầm lặng, Nghe tiếng chuông, nhớ mẹ ngậm ngùi.
06/08/2014(Xem: 7260)
Nhạc phẩm: Tháng Bảy Vu lan Nhạc sĩ: Chúc Linh Trình bày: Ca Sĩ Thanh Thúy.
06/08/2014(Xem: 5754)
Âm nhạc Phật giáo ở đây đang được nói đến là âm nhạc của cộng đồng và trình diễn, không phải là âm nhạc của nghi lễ. Trước tiên cũng xin được mạn phép minh định như vậy bởi vì chuyện tuy nhỏ nhưng lâu nay có rất nhiều ngộ nhận và đánh đồng hai thể loại này với nhau khiến hình thức âm nhạc trình diễn và cộng đồng của Phật giáo chúng ta trở nên nặng nề dưới mắt quần chúng, nhất là với những ai lần đầu tiên tiếp xúc nghe thấy (hay “phát hiện”) Phật giáo cũng có một thể loại âm nhạc như vậy.
06/08/2014(Xem: 5652)
Lễ Vu Lan 2014 tại Chùa Bảo Minh, Victoria, Úc Châu Chủ nhật 3-8-2014 Trụ Trì : ĐĐ Thích Viên Tịnh
06/08/2014(Xem: 4316)
Mùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...
06/08/2014(Xem: 4359)
Nhớ một câu chuyện đăng trên báo về một bà mẹ làm ruộng ở một nơi xa xôi nào đó để nuôi đứa con trai duy nhất đi học. Đến lúc đứa bé vào được lớp cuối tiểu học thì bà mẹ bị đau cột sống không thể làm việc được. Đứa con muốn bỏ học để làm việc giúp mẹ nhưng bà nhất định không chấp nhận nên cuối cùng cậu bé “đành” phải cắp sách đi học.
06/08/2014(Xem: 12383)
Mỗi người chúng ta được ở trên quả đất này là nhờ công sanh ra và công dưỡng dục của cha mẹ. Trong dân gian VN có những câu ca dao bất hủ như: Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]