Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thơ và Mưa Trong Mùa Vu Lan

23/08/201820:53(Xem: 5016)
Thơ và Mưa Trong Mùa Vu Lan


hoa_hong (3)

THƠ VÀ MƯA
TRONG MÙA VU LAN

 

Không rõ có phải mình là nghệ sĩ hay không, hay ít ra cũng là người có những hoạt động liên quan đến văn hóa văn nghệ, nên rất dễ cảm xúc trước một câu thơ, một câu văn hay bài nhạc hay và có ý nghĩa sâu xa ?

Tự thân vốn là người đã mất cha và mẹ từ lâu, trước đây khi còn sinh hoạt, đứng  trước hàng chục. hàng trăm huynh trường đoàn sinh đề  nói về  ý nghĩa cài hoa hồng mỗi dịp Vu Lan, tôi vẫn luôn giữ vững và kềm chế cho đúng quy cách một huynh trưởng lãnh đạo, nói cho các em và khuyên nhũ về sự hiếu đạo với hai đấng sanh thành. Để rồi  một lát nữa, khuất sau  bức tường của hậu tổ, một vài huynh trưởng đến bên tôi và cho ghé bờ vai trong  một thoáng  ngậm ngùi  mà ban nảy mình còn tỏ ra cứng cỏi ! Sau này  hoạt động nghệ thuật, tioe61p xúc vô`1i r6át nhiều  thơ văn nhạc họa, tôi đã giúp   các vị lãnh đạo nhận định tác phẩm bằng chính cảm xúc thật của lòng mình, từng bước , kiên nhẩn xây nên nền móng văn hóa văn nghệ Phật giáo  buồi ban đầu. Cứ thế, mỗi mùa Vu Lan, mùa của  gió và bão, luôn có những cơn mưa âm ỉ, đã ngăn cách khá dài những dòng hoài niệm vẫn luôn đang muốn chực chờ tuôn chảy. Thế nhưng cảm xúc thì vẫn không hao mòn, suy siểng theo thời gian.

                       Trong vai trò cố vấn đặc biệt   cho ban tổ chức  chương trình họp mặt và giao lưu Huynh trưởng Thanh Niên Phật giào vừa rồi, tôi  dùng bút đỏ gạch dưới  dòng chữ của tiết mục ngâm thơ  của nghệ sĩ Thanh Hà (từ Hà Nội vào) với bài thơ «  Mưa Mùa Vu Lan « mà  ai cũng  thầm  hiểu  với lý do hạn chế bốt các tiết mục  bên lề. Anh chàng ca sĩ  M.K chạy đến bên tôi  có ý thanh minh nội dung  tiết mục hộ  nghệ sĩ Thanh Hà. Tất cả đều hiểu sai ý tôi, hàng gạch màu đỏ chính là một tiết mục chính và yêu cầu nhạc nhạc phải  ngưng chỉ trừ sáo, đàn bầu và tranh  làm nhạc đệm. Tôi biết bài thơ này hơn hai năm qua trên sóng VOV 2 với giọng ngâm của nghệ sĩ Minh Phúc, tác giả bài thơ là Công Phương Diệp. Nghệ sĩ Thanh Hà có ngỏ lời mời tôi lên nói vài lời cho tiết mục này sau khi nghe  hết cảm nhận  và yêu cầu một sự nghiêm túc trên một sân khấu phần đông là những anh chị trưởng có học thức . Và tôi là người cúi xuống  lén đưa chiếc khăn giấy lau giọt nước mắt đầu tiên, ngay trên sân khấu :

 Mưa trong ngày lễ Vu Lan

Hạt rơi thanh thoát hạt tràn khóe mi

Chuông chiều đổ giọt Từ Bi

 Cài bông hồng trắng tôi đi lễ chùa…

                        Những cơn mưa buồn của  mùa Vu Lan hằng năm tôi vì lẽ dễ cảm ấy mà ít khi lưu lại những  câu thơ hay trong rất ít bài thơ  mình thích. Có chăng là bài thơ được phổ thành nhạc là « Hoài Niệm » thơ của Hồng Khương, nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu phổ nhạc ( Thực hiện  và phát hành năm 1990 trong album « Gió Mùa Thu « do TT Thích Đồng Bổn làm chủ nhiệm và  bài « Vu Lan Tình Mẹ » của nhá thơ Huyền Lan , nhạc sĩ Quý Luân phổ nhạc (Không  hiểu vì sao khi tìm trên các trang nghe nhạc  chỉ thấyđề tên nhạc sỉ mà không thấy có tác giả nhà thơ Huyền Lan ?).

                       Câu thơ đầu và cũng là dòng nhạc đầu của bài « Hoài Niệm » đã ngay tức khắc  làm tôi  giật mình khi nghĩ đến  ý nghĩa Vu Lan – Rằm Tháng Bảy trong  tinh thần dân tộc, trong đạo lý Phật đà qua câu « Con cài áo một bông hồng tươi thắm/ Niềm hân hoan tô đậm nét Đông Phương » Thường khi, chúng ta ít quan tâm đến  giá trị sâu sắc của sự việc và thắc mắc tại sao chỉ mình mới có còn  những nơi khác thì không ? Nên khi  một câu văn, câu thơ của ai đó chạm đến  dù có vẻ như  thô cứng nhưng đó là tất cà tấm lòng của  người viết ra nó vá chấp nhận cái « thô-cứng » ấy trong thơ mình để cho đời còn có một ích lợi lớn hơn mà các nhà sử học, viết sử khó  làm được như thế.


 Gần đây, những tưởng  các cơn mưa mùa Vu Lan dễ dàng cuốn trôi đi  những hoài niệm đó thì bài thơ  « Vu Lan Tình Mẹ «  của nhà thơ Huyền Lan xuất hiện như níu chặt lại niềm tin vào thơ ca của  công chúng  cũng bằng  một bàn chất chung ,bản chất ĐôngPhương !

Từ trong tiếm thức thiêng liêng

Tim con réo gọi ân tinh Tổ Tiên

 Chắp tay lễ Mục Kiến Liên

Tấm gương hiếu tử đậm miền Đông Phương…

Không nói nhiều đến  những phạm trù Tổ duốc, Đất nước hay các công hạnh   hằng dấu chân tích trượng của chư Tổ Sư xưa hằng lưu dấu nơi xứ sở này, nhưng  nhà thơ làm được điều đó bằng những câu thơ mỏng manh và bao hàm bằng tình người ý đạo tuyệt vời. Người con Phật  hôm nay, không ai nhắc ai, khi bước vào chùa, khoát lên mình chiếc áo tràng lam  hiền dịu, là khắc biết  trước hết chúng ta là người Việt Nam, cùng chung  nền văn hóa Phương Đông. Hơn nữa chiếc áo tràng lam còn nhắc nhở chúng ta nhiều điều rằng công ơn chư Tổ ngàn xưa đã nhọc công gầy dựng và  cho vun trồng cội phúc Bồ Đề nơi mãnh đất này. Cho nên chiếc áo tràng không là của nước nào mà phải  xét nét, nhọc lòng kiêng kỵ.

 Thơ và nhạc  nếu chỉ xét về  phương diện giải trí đơn thuần thì nó chẳng  có ý nghĩa gì hết, nhưng thơ và nhạc chính là tác nhân tạo nên cảm xúc, thứ cảm xúc tự giác mà đôi khi nó chỉ dành cho riêng ta một góc trong hoàn cảnh , trong trái tim vẫn còn đang đập nhịp đập của tiến độ luân hồi nhân thế.

 Mưa dầm tháng bảy sụt sùi,

mưa thương nhớ ai mưa bùi ngùi ướtlệ

Tiễn mẹ đi về miền miên viễn

Câu thơ ghi lại tiếng nói của ngày xưa.

Ai đó dưới khán phòng thày lên tờ giấy ghi vội mấy câu thơ này.

                                   Có thể mình sẽ giận hờn mấy cơn mưa , và có thể mình sẽ ghét   mây trời âm u mùa Vu Lan tháng bày. Nhưng ngoài kia người ta đang “cúng cô hồn”, mình chợt nhớ ra  à Vu Lan của mình  mà tình thương tha nhân còn phải nhân rộng ra xa khắp bờ cõi của sự sống- chết ! Nhìn ra  nét chung của nền văn hóa Đông Phương, nhìn ra những bất hạnh còn tràn đầy nhân thế, mình mới nguôi những giọt nước mắt khóc thương chỉ mỗi mẹ mình. Bời vì mình còn là một Phật tử, ngày mai đây bước vào chánh điện mình còn biết  nguyện cầu cho cha mẹ hiện tiền và trong bày đời quá vãng; còn tha nhân vô số lầm than, lắm nỗi tội tình, ai biết , ai hay và sẻ chia cho họ. Thôi thì  mong mưa và thơ  mùa Vua Lan, từ chốn  thẳm thẳm của tiềm thức đại từ, cất lên xoa dịu những  cô quạnh trần  gian.

                                      Đó là tất cả nội dung  tôi nói trước khi nghệ sĩ Thanh Hà cất lên tiếng ngâm trầm ấ qua bài thơ “Mưa Mùa Vu Lan”. Cả hội trường nín im phăng phắt, nghe rõ từng móng sắt của tiếng đàn tranh  nhạc sỉ khảy  đưa câu. Một vài anh huynh trưởng  nói sao  tôi kéo Vu Lan đến sớm vậy làm cả hội trường , phần đông đều  không còn mẹ, phải  ngậm ngùi hoài niệm  xa xăm !  Tôi xin lỗi đà làm các bạn  buồn và không khí  khán phòng chùng lại. Nghệ sĩ Thanh Hà thí lại càm ơn vì đã cho cô  hưởng trọn   mùa Vu Lan ý nghĩa nhất. Ai cũng ngấn lệ và câu “ Mưa Và Thơ trong mùa Vu Lan”  bây giờ mới thật sự ý nghĩa hơn bao giờ !

 

                                                                                               Vu Lan 2018

                                                                                          DƯƠNG KINH THÀNH




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 4260)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
12/08/2011(Xem: 4106)
LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?
11/08/2011(Xem: 4136)
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỷ, sinh về thiên giới.
11/08/2011(Xem: 4258)
T rước 1975, nơi thị xã Nguyên ở, hằng năm cứ vào đầu tháng 7 âm lịch, trên các góc đường của ngã tư lại thấy xuất hiện các anh chị trong Gia Đình Phật Tử làm công tác cài hoa lên áo cho dân phố, nhân mùa Vu Lan về.
11/08/2011(Xem: 7251)
Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã được dạy dỗ từ tấm bé: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
10/08/2011(Xem: 9266)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
10/08/2011(Xem: 4634)
Chứng được sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.
09/08/2011(Xem: 5841)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 8477)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 7423)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]