Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa ngày Răm tháng Bảy – Lễ Vu Lan

27/08/201705:48(Xem: 5415)
Ý nghĩa ngày Răm tháng Bảy – Lễ Vu Lan



Thanh De

Ý nghĩa ngày Răm tháng Bảy – Lễ Vu Lan



Rằm tháng Bảy, Tết Trung nguyên, Lễ Vu lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.
Rằm tháng Bảy, ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Vu Lan là từ viết tắt của Vu-lan-bồn cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa là cách phiên âm Phạn-Hán nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên còn gọi là Giãi Đảo huyền "giãi tội bị treo ngược lên"

Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ ( tổ tiên, ông bà nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷđể dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
Ngày Rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa:

1.- Ngày Phật hoan hỷ:

Ngày Rằm tháng Bảy  là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa chúng sanh, mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian; ba tháng an cư kiết hạ của chư tăng kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Theo luật Phật chế, trong ba tháng an cư, chúng tỷ-kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại. Một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ mùa hạ là mùa mưa, , có các loài côn trùng sinh sản ra rất nhiều, mà chúng tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.

Hai là, chúng tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát bị thấm ướt, mất trang nghiêm.

 Ba là, đức Phật dạy chúng Tỷ-kheo trong ba tháng mùa mưa, phải cấm túc an cư hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống chung, thanh tịnh, hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Cho nên, một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn, thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm, ví thế ngày kết thúc này được gọi là ngày Phật vui mừng.

 

2.- Ngày Tăng tự tứ:

Ngày Tự tứ là ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập, nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (Rằm tháng Bảy), cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó phải phát lộ sám hối”. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày tự tứ.

Thông thường, mỗi khi một người có lỗi lầm là tìm cách né tránh, tìm cách che dấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu họ biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che dấu, không được bộc lộ; trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia; hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chớ ít khi công khai nhờ người khác chỉ lỗi cho mình ra giữa đại chúng.

Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong, đức Phật dạy hàng Tỷ kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để người khác chỉ mà phải tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước họ mà thưa: “Thưa Đại đức, ngày nay chúng Tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ. Tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe, hoặc nghi,xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như pháp sám hối. Tôi không phàn nàn, không thắc mắc, và tôi không có oán trách chi Đại đức hết!”. 

Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, chứ không chút nào che dấu, thành tâm cầu xin người khác tự do nói lỗi cho mình, không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng, cởi mở để làm cho mình sạch tội lỗi. Vì vậy, ngày đó gọi là ngày Tăng tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để cho mình biết mà sám hối.

 

3.- Ngày Tăng thọ tuế:

Thọ tuế nghĩa là nhận được tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh con ra đủ một năm (mười hai tháng) thì gọi là tròn một tuổi. Nhưng theo luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật, không tính tuổi theo năm, tháng kiểu thế gian trên, mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiêt hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi. Ví  dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15.4 đến 15.7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ.

 

4.- Ngày Xá tội vong nhân:

Vu-lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Sự tích Vu-lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Đối với  những người nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào nơi cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu sự thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu-lan đến, phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam bảo để cầu nguyện cùng với chư tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho tiền nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.

Ở  đây chúng ta báo hiếu cha mẹ bằng cách biết công ơn cha mẹ sâu dày như non cao bể cả, mà tiền nhân của chúng ta đã nhắc tới:

“Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông,

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.

 

Tiền nhân chúng ta nói thiết tha lắm; “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, cốt ghi chín chữ cù lao là chúng ta có hiếu rồi. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ, mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần.

Trong kinh, đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong chánh pháp thì làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong Chánh pháp; cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành; cha mẹ chưa quy y Tam Bảo, thì nên đưa cha mẹ an trú trong quy y Tam Bảo.

 Cha mẹ không những hưởng được những phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sanh tử mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo). Là người phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình; nhất là trong ngày lễ Vu-lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phật, cúng dường Tam bảo, cúng dường chư Tăng tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của chư Tăng cho tiên vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sanh lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người phật tử thuần thành trong mùa báo hiếu vậy.



Trí Bửu- Tháng Bảy, Mùa Vu Lan báo hiêu PL.2561

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2010(Xem: 4178)
Hôm đó chúng tôi hẹn nhau ở một bến taxi để cùng đi dự một dạ hội lớn ở nhà hát Bastille Ba Lê. Đây là một buổi trình diễn của nhóm bà Pina Bausch, rất nổi tiếng. Bọn tôi người nào cũng áo quần bảnh bao. Các ông thì côm-pờ-lê đen, cờ-ra-vát, có người còn đeo nơ. Các bà các cô thì áo dài lộng lẫy, trang sức sang trọng, nước hoa thơm lừng. Chúng tôi ha hả cười nói ồn ào vì lâu rồi mới có dịp gặp nhau đông như vậy.
24/09/2010(Xem: 8556)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
22/09/2010(Xem: 9082)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
09/09/2010(Xem: 4927)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
10/08/2010(Xem: 4281)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và Giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.
06/08/2010(Xem: 6071)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 7177)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 7285)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567