Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ chúc thọ tưng bừng trong lễ Vu Lan Báo Hiếu tại chùa Bảo Quang Hamburg

09/12/201505:47(Xem: 6756)
Lễ chúc thọ tưng bừng trong lễ Vu Lan Báo Hiếu tại chùa Bảo Quang Hamburg


Le Chuc Tho tai Chua Bao Quang Hamburg (1)
Lễ chúc thọ tưng bừng trong lễ Vu Lan Báo Hiếu
tại chùa Bảo Quang Hamburg

 

 

● Phương Quỳnh - Diệu Thiện

 

     Vào lúc 15 giờ 30 ngày 15.8.2015, trời quang mây tạnh tại chùa Bảo Quang Hamburg, lần đầu tiên long trọng tổ chức lễ Chúc Thọ để thể hiện đạo lý làm người, kính lão đắc thọ, uống nước nhớ nguồn - đó là một nét đẹp của văn hóa Việt Nam.

     Suốt một chặng đường dài trải qua hơn 30 năm thăng trầm, chùa Bảo Quang Hamburg đã 5 lần dời đổi đến nay được hoàn thành viên mãn, đẹp đẽ nguy nga. Các Bác đã đi bên cạnh Sư Bà và quý Sư Cô kề vai gánh vác biết bao nhọc nhằn khó khăn thức khuya dậy sớm không quản ngại nắng mưa sẻ chia Phật sự hộ trì Tam Bảo. Đó là lý do có buổi lễ Chúc Thọ này để tri ân quý vị Phật tử từ 70 tuổi trở lên luôn gắn bó với chùa.

     Buổi lễ Chúc Thọ diễn ra có nhiều điều bất ngờ, đó là vui mừng hòa trong nước mắt của các Bác, có lẽ Chư Tôn Đức và Phật tử hiện diện chắc không ai mà không bùi ngùi xúc động.

     Một cảnh tượng uy nghi rực rỡ tại chánh điện, trước Tam Thế Phật là hai hàng ghế dài của Chư Tôn Đức chứng minh buổi lễ. Trước mặt là những chiếc bánh tròn lớn có trang trí hàng chữ Mừng Thọ; bên dưới ở hai bên trái, phải có dựng 2 lá Bồ Đề xanh tươi nổi lên hàng chữ màu vàng „Lễ Mừng Thọ“ trông rất trang nghiêm và đẹp mắt vô cùng. Những dãy ghế hai bên vách là của các Bác ngồi. Chính giữa là Phật tử và con cháu của các Bác tham dự.

     Trong phần mở đầu, Sư Cô Tuệ Đàm Châu, đại diện cho hàng con cháu, đã bộc bạch nỗi lòng thành kính biết ân của con cháu đối với những bậc sinh thành dưỡng dục, đã suốt đời hy sinh nhẫn nhục vượt qua bao nhiêu phong ba bão táp, nhân ngã thị phi để nuôi các con nên người. Trong không khí trang nghiêm thanh tịnh của đạo tràng, giọng Sư Cô trầm ấm với những lời thương lời nhớ đã làm cho mọi người không cầm được nước mắt…

     Sau đó, quý Sư Cô đã đê đầu đảnh lễ chúc thọ Sư Bà và thành kính niệm ân Sư Bà đã dành tình cảm ưu ái cho phép tổ chức Lễ Mừng Thọ hôm nay. Nghĩa cử này đã làm cho quý Bác và Phật tử vô cùng xúc động, nhưng trong lòng lại chan chứa niềm vui. 

     Tiếp theo Sư Bà Viện chủ nét mặt tươi cười thắp nến mừng thọ. Sau đó mỗi Bác được Sư Bà và quý Chư Tôn Đức quàng vào cổ mỗi người một xâu chuỗi 108 hạt màu nâu và một vòng hoa hồng màu vàng thật vô cùng ý nghĩa.

     Trong Kinh Phạm Võng, Đức Phật dạy rằng tất cả chúng sanh đều là cha mẹ của chúng ta từ nhiều đời nhiều kiếp, Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm trụ trì thay mặt Sư Bà gởi đến các Bác lời chúc thọ và tri ân để nói lên cảm nghĩ của mình. Vị đắng và mùi hương của trà là tất cả sự nhọc nhằn và công lao nuôi dạy với tình thương bao la như trời biển của cha mẹ để cho chúng con được nên người. Mời cha mẹ nhận chén trà cũng như nhận tấm lòng hiếu thảo của chúng con. Các Phật tử và các cháu thay mặt Sư Cô dâng trà mời từng vị.

 

 Le Chuc Tho tai Chua Bao Quang Hamburg (2)

    Phật tử Diệu Hoàng thay mặt con cháu dâng lên lời chúc thọ cha mẹ. Các Bác mỗi người được lên làm lễ cắt bánh cùng Sư Bà và quý Chư Tôn Đức. Không khí trong chánh điện đều rộn rã niềm vui trên nét mặt mọi người.

     Phật tử Thị Muồng đại diện các Bác thành kính cảm tạ tri ân Sư Bà và Chư Tôn Đức đã ưu ái chứng minh buổi lễ.

     Đôi uyên ương Minh Lộc và Tường Diệu với giọng ca ngọt ngào truyền cảm trong bài „Tình Cha“ và “Nỗi Buồn của Mẹ“ làm cho mọi người thêm xúc động về ân sâu nghĩa nặng của song thân.

     Hơn 30 năm qua tại chùa Bảo Quang chưa có buổi lễ nào lại kéo dài sự xúc động nhưng lại chan chứa niềm vui như vậy. Hình ảnh trang trọng đầy thân thương của buổi lễ Mừng Thọ với những giọt nước mắt kia sẽ còn hằn sâu trong tâm khảm. Một  lần nữa xin thành kính cảm tạ Chư Tôn Đức và xin trân quý gìn giữ kỷ vật và kỷ niệm thiêng liêng vì đó là hồng ân của Tam Bảo đã dành cho chúng con. 

     Hôm sau, sáng ngày 16.8.2015, chùa Bảo Quang Hamburg đã long trọng cử hành đại lễ Vu Lan báo hiếu để nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ và đền đáp ân nghĩa tổ tiên:

            Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời

            Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

     Đúng 10 giờ, trong ba hồi chiêng trống bát nhã,  gần 1.000 bà con Phật từ nhiều tiểu bang tại Đức và các quốc gia lân cận, đã trang nghiêm chắp tay chào đón Chư Tôn Đức quan lâm vào chánh điện. Chứng minh buổi lễ có Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover; quý Thầy đến từ Áo, Sư Bà Viện Chủ chùa Bảo Quang; Ni Sư Diệu Như, Ni Sư Diệu Phước, trụ trì chùa Linh Thứu Berlin, Ni Sư Minh Hiếu, trụ trì chùa Bảo Thành Koblenz, Sư Cô Tuệ Đàm Vân, trụ trì Tịnh thất Bảo Liên, Đan Mạch cùng toàn thể Chư Ni chùa Viên Giác, Linh Thứu, Bảo Quang…

    Bằng giọng ca hân hoan thành kính, các em trong GĐPT đã hát bài Trầm Hương Đốt trong nghi thức Niệm hương bạch Phật. Sau đó đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh trì tụng thời kinh Vu Lan truyền thống.

     Sau khi các cháu Oanh Vũ dâng hoa và hát cúng dường lễ Vu Lan, là đạo từ của Hòa Thượng Phương Trượng giải thích về ý nghĩa ngày Vu Lan Báo Hiếu và nhắc nhở Phật tử phải luôn nhớ đền đáp ân nghĩa sinh thành dưỡng dục của cha mẹ để cho con cái nên người. Hòa Thượng cũng nhắc đến làn sóng của những người dân Bắc Phi đến xin tỵ nạn tại các quốc gia Âu Châu mà trong đó nước Đức sẽ nhận 800.000 người bỏ nước ra đi vì lý do chiến tranh, kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, nghèo đói… Chúng ta trước đây cũng là người tỵ nạn được chính quyền và nhân dân Đức giúp đỡ; thời kỳ khó khăn đó đã qua, bây giờ phần đông gia đình người Việt đều ổn định cuộc sống; mình nên nghĩ đến nhường cơm sẻ áo cho họ, nhất là gần đến mùa đông quần áo, giày dép có dư thì nên chia bớt cho họ. Đó là cách thể hiện lòng từ bi bác ái và chính là nghĩa cử mang lại phước báo cho cha mẹ mình trong mùa Vu Lan báo hiếu này.

    Tiếp theo là lễ Bông Hồng Cài Áo do các cháu trong Gia Đình Phật Tử đảm trách. Nghi lễ này, có lẽ xuất phát từ cuốn sách „Bông Hồng Cài Áo“ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh xuất bản năm 1962 tại Sàigòn do một tập tục đẹp và có ý nghĩa ở Nhật Bản. Trong lễ Vu Lan, những người còn Mẹ thì được cài lên ngực áo một bông hồng màu đỏ; những người mất Mẹ thì được cài một bông hồng màu trắng. Hoa cài trên ngực để nói lên tình yêu thương Mẹ vẫn bất diệt và luôn hiện hữu trong tim con. Trong khi đó bản nhạc „Bông Hồng Cài Áo“ và „Tâm sự người cài hoa trắng“ do hai huynh trưởng GĐPT Pháp Quang với giọng hát ngọt ngào ấm áp làm cho toàn thể đạo tràng thêm bồi hồi xúc động thương nhớ về cha mẹ mình.

      Cuối buổi lễ, lần đầu tiên tại chùa Bảo Quang, Chư Tăng Ni đi „trì bình khất thực“. Nguồn gốc pháp khất thực này xuất phát từ: „… Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài, những hiền nhân nay đây mai đó, những người từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực từ nhà này đến nhà khác, và sở hữu của họ không có gì ngoài ba chiếc Y và một cái bình Bát.

     Danh từ khất sĩ có từ đó. Khất Sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm. Từ ban đầu, họ không phải là những nhà tu khổ hạnh tự hành xác để sám hối, và không xem lối sống đơn giản tự nó là cứu cánh mà chỉ là phương tiện để giải thoát những phiền toái hàng ngày, hầu có thể tập trung toàn lực vào công việc quan trọng duy nhất là đạt giác ngộ cho mình và giúp ích cho người.

     Khất thực có nghĩa là xin ăn. Đó là cách nuôi thân một cách chân chính do Phật dạy cho những đệ tử xuất gia. Đó là thực hành chính mạng thanh tịnh…” (Theo Thư Viện Hoa Sen).

 

 

 

 Le Chuc Tho tai Chua Bao Quang Hamburg (3)

 

 

  

 

Buổi chiều từ 14 giờ có thời thuyết pháp của Hòa Thượng Phương Trượng. Hòa Thượng nhắc nhở đến nghĩa ân sư đó là cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GH/PGVNTN Âu Châu và cũng là Viện chủ chùa Khánh Anh tại Paris, Pháp Quốc. Ngài đã viên tịch từ 2 năm qua, nhưng những lời ca ngợi đầy tiếc thương dành cho Bậc Xuất Trần Đại Sĩ vẫn mãi mãi truyền tụng không nguôi. Chính Ngài đã sáng chế ra 10 phương thức xây dựng và bảo tồn Giáo Hội, cũng như truyền bá giáo lý Phật Đà cho hàng vạn Phật tử tại hải ngoại. Đó là: (1)- Định kỳ hàng tháng cúng chùa, (2)- Một thước đất xây chùa, (3)- Ngân hàng Cấp Cô Độc (cho mượn Hội Thiện), (4)- Mua Hậu Sống, (5)- Hậu Chết, (6)- Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu, (7)- Một bao gạo cho khóa học, (8)- Đại Học Oanh Vũ, (9)- Lập Hội Đồng Liên Tôn và  (10)- Lập Giáo Hội PGVNTN Liên Châu.

     Đó là 10 sáng kiến phát minh của cố Hòa Thượng mà chúng ta cần phải biết để tri ân và báo ân cho Người đã vì đời sau mà hiến dâng tâm trí của mình cho đại cuộc…

*

     Buổi lễ Mừng Thọ và Đại Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Bảo Quang được kết thúc trong bầu không khí ấm áp tình mẹ nghĩa cha:   

     Nước biển mênh mông không đong đầy Tình Mẹ

     Mây trời lồng lộng không phủ kín Công Cha.

 

(Hamburg, mùa Vu Lan, 2015)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 4231)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
12/08/2011(Xem: 4048)
LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?
11/08/2011(Xem: 4082)
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỷ, sinh về thiên giới.
11/08/2011(Xem: 4193)
T rước 1975, nơi thị xã Nguyên ở, hằng năm cứ vào đầu tháng 7 âm lịch, trên các góc đường của ngã tư lại thấy xuất hiện các anh chị trong Gia Đình Phật Tử làm công tác cài hoa lên áo cho dân phố, nhân mùa Vu Lan về.
11/08/2011(Xem: 7180)
Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã được dạy dỗ từ tấm bé: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
10/08/2011(Xem: 9151)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
10/08/2011(Xem: 4538)
Chứng được sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.
09/08/2011(Xem: 5707)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 8323)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 7264)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]