Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa mưa bão tháng bảy....

16/08/201303:17(Xem: 4802)
Mùa mưa bão tháng bảy....

red_rose_52

MÙA MƯA BÃO THÁNG BẢY

ĐỌC BÀI THƠ “VU LAN TÌNH MẸ”


Liên tục mấy ngày vừa qua, trời đất phương nam cũng sụt sùi trong mùa mưa bão. Nỗi cám cảnh ai hoài đó khiến tâm hồn chúng ta luôn liên tưởng đến những thế giới xa xăm bên cạnh lòng đại hiếu của Tôn Giả Mục Kiền Liên.

Bất chợt, tìm thấy bài thơ “Vu Lan Tình Mẹ” của nhà thơ Huyền Lan. Dừng lại đọc; vẫn những câu từ tôn vinh người mẹ, tôn vinh lòng hiếu hạnh của Mục Kiền liên. Nhưng bài thơ sẽ không khiến tôi phài đọc hết khi “vấp phải” những câu:

Chắp tay lễ Mục Kiền Liên

Tấm gương hiếu hạnhđẹp miền đông phương

Từ trong tiềm thức thiêng liêng

Tim con réo gọi ân tình Tổ Tiên…(1)

Đúng vậy đó, ngày rằm tháng bảy, ngày Báo Hiếu Vu Lanvà cũng là ngày Xá Tội Vong Nhân, vớn đã đi vào tiềm thức dân tộc Việt từ rất lâu. Phù hợp với khí hậu, phong tục tập quán , đã đi váo “lịch sinh hoạt” hàng năm trong ca dao như “Tháng sáu buôn nhãn bán trâm/ Tháng Bảy Ngày Rằm Xá Tội Vong Nhân”(2).

Với riêng Ngày Vu Lan Báo Hiếu, về ý nghĩa ai cũng đã quá rõ, ngày đó nghiễm nhiên đã trở thành Ngày Của Mẹcủa Việt Nam cũng rất lâu rồi. Nhưng ngày nay, trong một bộ phận giới trẻ, với những đợt du nhập văn hóa phương tây, ngày Vu Lan Báo Hiếu dường như bị chia sớt và đồng hóa một cách vô hồn .

Không khó khăn lắm để tìm hiểu về lai lịch ra đời của Ngày CủaMẹ (Mother’ Day), Ngày Của Cha (Father’Day)vầ không loại trừNgày Quốc Tế Phụ Nữ (8.3). Những ngày ấy nếu đem so sánh với ý nghĩa ngày Vu Lan Báo Hiếu thì tại sao chúng ta không tự hào ở đất nước mình , phong tục tập quán dân tộc mình từ lâu cũng đã có một Ngày Của Mẹchan chứa biết bao nhiêu ý nghĩa ca đẹp hơn gấp bội phần !

Xem ra căn bịnh vọng ngoại thời nào cũng có, nhất là khi nó được sự cổ xúy thâm độc của các thế lực xâm lược ngoại bang. Phong tục thờ Tổ Tiên bị khinh miệt, ý nghĩa con rồng cháu tiên bị chà đạp.vv..Cho nên khi đọc tới câu “tấm gương Hiếu hạnh đẹp miền đông phương” và sâu xa , thâm túy hơn nửa là “Từ trong tiềm thức thiêng liêng/ Tim con réo gọi ân tình Tổ Tiên”. Có lẽ nhà thơ Huyền Lan trước hết đã không quên mình là một người của nòi giống Tiên rồng, biết thờ cúng Tổ Tiên và những giá trị tinh hoa,đạo đức người dân Việt, nên ngòi bút được thả ra những câu từ hết sức lung linh mà đỉnh đạt.

Bài thơ này đã được phổ nhạc (3), nhưng nếu không vì ý nghĩa sáng đẹp của nội dung bái thơ thì những nốt nhạc được phổ này sẽ không có được nhiều người thích. Với thể thơ sáu-tám,theo nhiều nhạc sĩ có kinh nghiệm, cho rằng sẽ rất dễ đi vào lối mòn chung chung, khó thoát ra được để có thể có một bài nhạc hay mà câu thơ không bị gọt xén.

Tất cả cho Ngày Báo Hiếu Vu Lan.

Dương Kinh Thành


Chú Thích:

1- Con quỳ dưới ánh đạo vàng

Vu lan Tình Mẹ đậm đà thương yêu

Ly hương mấy nẽo sơn khê

Nhớ da diết nhớ lối về quê xưa

Mẹ ơi con trẻ tha phương

Xây tình viễn xứ phong sương tuổi đời

Đôi vai gánh võng rả rời

Bàn chân chai sạn thói đời nhục vinh

Từ trong tiềm thức thiêng liêng

Tim con réo gọi ân tình Tổ Tiên

Chấp tay lễ Mục Kiền Liên

Tấm gương hiếu hạnh đẹp miển đông phương

Vu Lan Tháng bảy ngát hương

Mênh mông tình mẹ tròn như trăng rằm

Đời con cách trở xa xăm

Nhưng tình thì lại rất gần mẹ ơi.

Câu kinh báo hiếu cao vời

Nghĩa ơn phật dạy bằng lời tâm kinh

\ Vua Lan tháng ân tình

Trái tim của mẹ dáng hình quê hương.

2- Tháng Giêng ăn tết ở nhà

Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè

Tháng Tư đong đậu nếu chè

Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm

Tháng Sáu buôn nhã bán trâm

Tháng Bày ngày rằm xá Tội Vong Nhân

Tháng Tám chơi đèn kéo quân

TRở về tháng Chín chung chân buôn hồng

Tháng mười buôn thóc bán bông

Tháng (mười) Một, Tháng Chạp nên côn hoàn toàn.

3- Đính kèm mp3.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4742)
Trong Phật giáo, ngày Vu Lan - Rằm Tháng Bảy là ngày lễ báo hiếu, tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành, và cũng đã trở thành ngày truyền thống báo hiếu của dân tộc Việt Nam hiện nay. Đến ngày Vu Lan, ai nấy đều sắm sửa hương hoa tưởng nhớ ông bà cha mẹ. Mặc dù sinh hoạt của ngày này vẫn còn mang hình thức lễ nghi tôn giáo, nhưng đó là ngày gợi nhớ về bổn phận làm con làm cháu đối với ông bà cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 4500)
Đức Phật dạy, được sinh làm người là một phước báu lớn. Bởi vì trong muôn loài, con người có nhiều tình thương yêu, hiểu biết hơn các loài khác. Đức Khổng Tử nói: Nhân chi sơ, tính bản thiện - Mỗi em bé sinh ra đều có tính thiện. Em bé lớn lên thành người tốt hay xấu đều tùy thuộc vào môi trường xã hội, sự giáo dục của gia đình và học đường.
10/04/2013(Xem: 4625)
Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là đôi bạn tâm giao, thời niên thiếu cùng học đạo Bà La Môn, vì không tìm được chân lý ở đạo này nên cả hai ông đồng quy y Phật giáo. Chỉ 7 ngày sau quy y Phật, Mục Kiền Liên đắc quả A La Hán, được Thế Tôn khen là thần thông đệ nhất trong hàng mười đại đệ tử lớn của Phật.
10/04/2013(Xem: 8107)
Trung nguyên ngày hội vọng Vu lan Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn Những ai là kẻ mang ơn nặng Đều vận lòng thành đón Vu lan.
10/04/2013(Xem: 4895)
Trên hàng loạt những thềm đá ở ngọn núi Tohamsan rậm rạp cây xanh, ngôi chùa Bulguksa (có nghĩa là Đất Phước) mọc lên an nhiên như mặc thị một niềm tin sấu sắc về miền đất hiếu sinh an lành, như để hiện diện hết sức tinh tế về một nền nghệ thuật Phật giáo của một dân tộc…
10/04/2013(Xem: 4770)
Văn bút "Bông hồng cài áo" của thượng tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành một kiệt tác và được truyền thừa rộng rãi ở Việt Nam. Cho tới ngày nay, đã hơn 20 năm, chưa có một bản văn nào nói về mẹ được mọi giới ưa chuộng, hoặc thay thế được. Lời lẽ trong bài "Bông hồng cài áo", không phải súc tích ở lời văn chải chuốt, triết lý cầu kỳ. Sở dĩ, được mến mộ, vì bản văn vừa khế lý lẫn khế cơ. Đạo hiếu là đạo của con người và ai cũng muốn trả ơn cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 4605)
Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy, khi trời đất chuyển sang thu, thì trong mỗi trái tim của người con Phật xuất gia thường in đậm bằng 2 dấu ấn. Đó là ngày lễ Tự tứ, kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ và dịp lễ báo hiếu đối với ân đức sinh thành. Nói đến sự báo hiếu, chúng ta không thể không nhớ đến hình ảnh hiếu thảo chấn động thiên địa của tôn giả Đại hiếu Mục-kiền-liên.
10/04/2013(Xem: 5200)
Rất phổ biến là các huyền thoại khai nguyên tộc người, những sáng thế luận của các tôn giáo đều giống nhau ở chỗ sáng tạo ra một cặp nam nữ đầu tiên ở buổi hồng hoang xa xăm của lịch sử. Một người đàn ông, một người đàn bà và con cái của họ là hình ảnh của tế bào gia đình nguyên sơ mà ngày nay, trong xã hội hiện đại, đang trở thành mô hình thời thượng. Thật ra, trong lịch sử chúng ta đều biết cấu trúc gia đình có những quy mô lớn hơn: bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, tông tộc, cộng đồng làng xóm…
10/04/2013(Xem: 4088)
Thầy kính thương của con ! Thấm thoát mà ngày tháng qua mau , con đi xa đã gần ba tháng và một mùa hạ nữa cũng sắp đi qua . Trời vào thu thật buồn , nắng hiu hắt, gió heo may báo hiệu lễ Vu Lan đã về . Tâm trạng của đứa con xa nhà nào có khác gì một kẻ mồ côi, chiều xuống sao nghe lòng buồn chi lạ!
10/04/2013(Xem: 4580)
Boong boong… Hỡi hồn hoang Trong chiều vàng màu lửa Tàn tạ tiêu điều Trong một kiếp cô liêu !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]