Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cõng Mẹ tắm biển

26/07/201315:19(Xem: 6539)
Cõng Mẹ tắm biển

bai_bien_nha_trang


CÕNG MẸ TẮM BIỂN

Gần đến mùa Vu Lan. Trận bão gốc ở Phi Luật Tân chỉ gởi về vài đám mây che chân trời buổi sớm. Gió hiu hiu lạnh song nước biển lại có độ ấm đủ cho người tắm thoải mái trong không gian u ám của một sớm mai dự báo có bão ở xa.

Bãi biển Nha Trang hôm nay vắng người. Từ nơi bờ dốc, một chàng trai gầy yếu cõng một bà cụ, đi lần xuống biển. Từ cách ôm chân mẹ lần bước đi cẩn trọng với cánh tay mẹ ôm cứng lấy cổ con ai cũng biết đây là hai mẹ con. Người mẹ dáng người mập mạp, người con vóc ốm song khỏe mạnh. Cõng mẹ đi tắm biển trong buổi mai trời đầy mây, gợi cho tôi hình ảnh của nàng Thoại Khanh cõng mẹ chồng đi tìm con trong tranh chuyện xưa. Cảm động và thân thương biết là ngần nào.

Người con cõng mẹ xuống gần đến bờ nước, để nhẹ mẹ ngồi và lui cui đào cát đắp lên hai chân của mẹ. Công việc thật khoan thai trìu mến. Vốc được nắm cát nào, chờ cho làn sóng nhẹ lan gần đến chân mẹ, người con vội đắp cát lên đôi chân như góp sức cùng nước và cát xây thành một ngọn đồi ôm ấp lấy chân mẹ. Làn sóng nhẹ trìu mến, đùa giởn với những nắm cát dịu dàng ấp ủ tình thương. Người con chăm chú trong công việc: nửa thơ dại, nửa ân tình. Cả không gian như vắng lặng, như không còn một bóng người mà chỉ còn hình ảnh của người con đào cát ủ ấm chân cho mẹ.

Bà cụ năm nay trên 70 tuổi. Trước đây bà là người thích tắm biển. Những ngày hè không khi nào vắng bóng trên bải biển Nha Trang. Vừa rồi sau một cơn bạo bệnh bà bị sưng đôi đầu gối và đôi chân yếu đi, không còn di chuyển một mình. Tuy nhiên lòng vẫn luôn luôn nhớ biển. Nhất là những buổi sáng mùa hè. Người con là một giáo viên tuổi độ năm mươi. Nhân dịp hè nên cõng mẹ đi tắm biển. Không cần đợi đến mùa Vu Lan đây là hình ảnh người con cài hoa hồng lên ngực, hát bài hát nhớ mẹ, thả đóa sen hồng chập chờn ngọn nến trên dòng sông, trên sóng biển. Hình ảnh con cõng mẹ đi tắm biển hôm nay là hình ảnh của tấm lòng Vu lan hiện đại.

Người con sau khi vùi cát thành vồng lên hai chân mẹ, yên lặng xuống nước vùng vẫy như bao chàng trung niên khác. Người mẹ yên lặng ngồi khoanh tay nhìn sóng biển lặng lờ chạy chầm chậm men đến gót chân rồi thấm vào lòng cát. Sự yên lặng và bình thản khiến người đang dạo trên bãi biển không biết rằng đó là một bà cụ có bệnh tật. Nửa giờ sau người con lên dìu mẹ xuống nước. Bà cụ bước từng bước cho đến khi nước ngập đến thắc lưng rồi lên đến ngực. Hai mẹ con cầm tay nhau giởn sóng. Một lát sau người con bơi ra xa và người mẹ vùng vẫy một mình. Sau khi bơi một vòng, người con lại bơi đứng từ xa mắt vẫn nhìn về phía mẹ. Hình ảnh này khiến tôi nhớ đến cảnh mẹ con đàn cá tràu (cá lóc trong Nam, cá quả ngoài Bắc) cùng bầy ròng ròng trong các ao hồ. Đàn con mặc sức đùa giởn trong lúc con cá mẹ bơi vòng xung quang canh giữ an ninh. Tình mẹ con của đàn cá không cảm động bằng cảnh người con bơi quanh mẹ để mẹ yên lòng tắm lội. Không một ai nhớ đến bà cụ đã ngồi vùi chân trong cát ban nãy. Hai mẹ con đã hòa lẫn vào đám người tắm buổi tắm sáng. Chỉ trong vòng 20 phút vui đùa cùng sóng nước, người con lại cõng mẹ lên bờ.

Bước chân lún sâu trong cát theo từng bước con đi, vòng tay ôm lấy đùi chân mẹ là hành động nâng niu thương mến. Tình thương mẹ thật sâu nặng. Tấm lòng của những người con hiếu ngày xưa như quạt nồng ấp lạnh, múa hát cho cha mẹ vui lòng tuy tuổi con đã nhiều, như phảng phất đâu đây. Hình ảnh Mẫn Tử Khiên trong mùa đông giá lạnh đẩy xe cho cha với tấm áo mong manh, dạ dày trống rổng phải “lập cập vấp ngã bị cha quở mắng mà vẫn không nói năng gì” không xúc động lòng ta bằng hình ảnh người con cõng mẹ đi tắm biển vào buổi sáng có dự báo bão ở biển đông.

nha-trang-beach-2

Lòng con ấm áp trong niềm vui cõng mẹ. Mùa Vu Lan như đến gần với tất cả mọi người. Duy những người con sớm mất cha mẹ là ngày lễ duy nhất để nhớ đến công ơn cha mẹ. Hình ảnh con cõng mẹ thật tràn trề đạo hiếu thảo như nước biển khơi. Đã có biết bao cảnh báo hiếu diễn ra trên khắp thế gian này, mà hình ảnh con cõng mẹ đi tắm biển hôm nay sẽ không bao giờ phai nhạt trong lòng tôi.

Đừng đợi đến mùa Vu Lan ta mới nhớ về mẹ mà hãy ghi vào lòng những hình ảnh đơn sơ nhất của một người con biết ơn mẹ trong cử chỉ, hành động nhỏ nhặc nhất hằng ngày. Đừng nên vin cớ là bận trăm công nghìn việc mà quên là mình có hạnh phúc được cha mẹ còn sống trên đời.

Một năm chỉ có một ngày Vu Lan, nếu cha mẹ chúng ta còn sống ta sẽ có 365 ngày hạnh phúc.

Hãy cảm ơn cuộc sống quanh ta, cảm nhận và thực hành những gì đơn sơ nhất đối với mẹ để khỏi buồn lòng khi mùa Vu Lan đến.

Hoa hồng không chỉ cài áo cho mùa Vu Lan mà còn nở thắm thành những hành động biết ơn mẹ trong sinh hoạt hằng ngày.

“Mẹ ơi con thương mẹ lắm” phải là tiếng nói hằng ngày mà tự trái tim ta thốt lên, tự công việc ta làm do tấm lòng ta sai khiến. Đừng đợi đến mùa Vu Lan mới nhớ về mẹ, đừng đợi đến mùa Vu Lan mới cài lên ngực mẹ nụ hoa hồng.

Dưới vòm trời báo bão trên bờ biển Nha Trang hôm nay, một người con đã cài bông hồng trên lưng vững bước đi trên cát làm rung động bao trái tim đang còn hay đã mất mẹ.

Mùa Vu Lan năm Phật lịch 2557

QUÁCH GIAO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3009)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
10/04/2013(Xem: 3244)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người. Có thể em chưa phải là Phật tử, chưa biết gì về Đạo Phật. Nhưng em cũng cần biết một cách khái lược về hiếu đạo, vì điều đó đâu có xa lạ gì với truyền thống đạo đức của người Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 4205)
Thí Vô Giá Hội là đàn tràng được thiết lập có đủ hương hoa, trà quả, thực phẩm, gạo muối, cờ phướng... kể cả ấn chú để cứu độ các loài cô hồn, hoạnh tử phiêu diêu, phưởng phất đầu ghềnh cuối bãi, tha ma mộ địa... không nơi nương tựa, không người chăm nom, nhờ năng lực của ấn chú, nhờ sự nhất tâm gia trì của vị Sám chủ, của chư Tăng Kinh Sư mà được siêu thoát.
10/04/2013(Xem: 4381)
Nhọc nhằn tần tảo Mẹ nuôi con Sớm nắng chiều mưa mẹ mỏi mòn Oằn vai trĩu nặng đôi quang gánh Gánh trọn cuộc đời với đàn con
10/04/2013(Xem: 4044)
Hôm nay là ngày Rằm Tháng Bảy, ngày tự tứ của mười phương tăng chúng, ngày hoan hỉ của chư Phật, ngày hội Vu Lan để mọi người con Phật làm lễ Tôn kính và Tưởng nhớ công ơn Cha Mẹ. Đức Phật dạy: “Công ơn Cha Mẹ sâu dầy vô tận. Dù vai phải cõng Cha, vai trái cõng Mẹ mà đi hàng trăm nghìn kiếp, người con vẫn không thể nào đền đáp nổi công ơn ấy!”
10/04/2013(Xem: 3961)
Trong Phật giáo, ngày Vu Lan - Rằm Tháng Bảy là ngày lễ báo hiếu, tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành, và cũng đã trở thành ngày truyền thống báo hiếu của dân tộc Việt Nam hiện nay. Đến ngày Vu Lan, ai nấy đều sắm sửa hương hoa tưởng nhớ ông bà cha mẹ. Mặc dù sinh hoạt của ngày này vẫn còn mang hình thức lễ nghi tôn giáo, nhưng đó là ngày gợi nhớ về bổn phận làm con làm cháu đối với ông bà cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 3666)
Đức Phật dạy, được sinh làm người là một phước báu lớn. Bởi vì trong muôn loài, con người có nhiều tình thương yêu, hiểu biết hơn các loài khác. Đức Khổng Tử nói: Nhân chi sơ, tính bản thiện - Mỗi em bé sinh ra đều có tính thiện. Em bé lớn lên thành người tốt hay xấu đều tùy thuộc vào môi trường xã hội, sự giáo dục của gia đình và học đường.
10/04/2013(Xem: 3727)
Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là đôi bạn tâm giao, thời niên thiếu cùng học đạo Bà La Môn, vì không tìm được chân lý ở đạo này nên cả hai ông đồng quy y Phật giáo. Chỉ 7 ngày sau quy y Phật, Mục Kiền Liên đắc quả A La Hán, được Thế Tôn khen là thần thông đệ nhất trong hàng mười đại đệ tử lớn của Phật.
10/04/2013(Xem: 6381)
Trung nguyên ngày hội vọng Vu lan Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn Những ai là kẻ mang ơn nặng Đều vận lòng thành đón Vu lan.
10/04/2013(Xem: 3757)
Trên hàng loạt những thềm đá ở ngọn núi Tohamsan rậm rạp cây xanh, ngôi chùa Bulguksa (có nghĩa là Đất Phước) mọc lên an nhiên như mặc thị một niềm tin sấu sắc về miền đất hiếu sinh an lành, như để hiện diện hết sức tinh tế về một nền nghệ thuật Phật giáo của một dân tộc…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567