Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cõng Mẹ tắm biển

26/07/201315:19(Xem: 7319)
Cõng Mẹ tắm biển

bai_bien_nha_trang


CÕNG MẸ TẮM BIỂN

Gần đến mùa Vu Lan. Trận bão gốc ở Phi Luật Tân chỉ gởi về vài đám mây che chân trời buổi sớm. Gió hiu hiu lạnh song nước biển lại có độ ấm đủ cho người tắm thoải mái trong không gian u ám của một sớm mai dự báo có bão ở xa.

Bãi biển Nha Trang hôm nay vắng người. Từ nơi bờ dốc, một chàng trai gầy yếu cõng một bà cụ, đi lần xuống biển. Từ cách ôm chân mẹ lần bước đi cẩn trọng với cánh tay mẹ ôm cứng lấy cổ con ai cũng biết đây là hai mẹ con. Người mẹ dáng người mập mạp, người con vóc ốm song khỏe mạnh. Cõng mẹ đi tắm biển trong buổi mai trời đầy mây, gợi cho tôi hình ảnh của nàng Thoại Khanh cõng mẹ chồng đi tìm con trong tranh chuyện xưa. Cảm động và thân thương biết là ngần nào.

Người con cõng mẹ xuống gần đến bờ nước, để nhẹ mẹ ngồi và lui cui đào cát đắp lên hai chân của mẹ. Công việc thật khoan thai trìu mến. Vốc được nắm cát nào, chờ cho làn sóng nhẹ lan gần đến chân mẹ, người con vội đắp cát lên đôi chân như góp sức cùng nước và cát xây thành một ngọn đồi ôm ấp lấy chân mẹ. Làn sóng nhẹ trìu mến, đùa giởn với những nắm cát dịu dàng ấp ủ tình thương. Người con chăm chú trong công việc: nửa thơ dại, nửa ân tình. Cả không gian như vắng lặng, như không còn một bóng người mà chỉ còn hình ảnh của người con đào cát ủ ấm chân cho mẹ.

Bà cụ năm nay trên 70 tuổi. Trước đây bà là người thích tắm biển. Những ngày hè không khi nào vắng bóng trên bải biển Nha Trang. Vừa rồi sau một cơn bạo bệnh bà bị sưng đôi đầu gối và đôi chân yếu đi, không còn di chuyển một mình. Tuy nhiên lòng vẫn luôn luôn nhớ biển. Nhất là những buổi sáng mùa hè. Người con là một giáo viên tuổi độ năm mươi. Nhân dịp hè nên cõng mẹ đi tắm biển. Không cần đợi đến mùa Vu Lan đây là hình ảnh người con cài hoa hồng lên ngực, hát bài hát nhớ mẹ, thả đóa sen hồng chập chờn ngọn nến trên dòng sông, trên sóng biển. Hình ảnh con cõng mẹ đi tắm biển hôm nay là hình ảnh của tấm lòng Vu lan hiện đại.

Người con sau khi vùi cát thành vồng lên hai chân mẹ, yên lặng xuống nước vùng vẫy như bao chàng trung niên khác. Người mẹ yên lặng ngồi khoanh tay nhìn sóng biển lặng lờ chạy chầm chậm men đến gót chân rồi thấm vào lòng cát. Sự yên lặng và bình thản khiến người đang dạo trên bãi biển không biết rằng đó là một bà cụ có bệnh tật. Nửa giờ sau người con lên dìu mẹ xuống nước. Bà cụ bước từng bước cho đến khi nước ngập đến thắc lưng rồi lên đến ngực. Hai mẹ con cầm tay nhau giởn sóng. Một lát sau người con bơi ra xa và người mẹ vùng vẫy một mình. Sau khi bơi một vòng, người con lại bơi đứng từ xa mắt vẫn nhìn về phía mẹ. Hình ảnh này khiến tôi nhớ đến cảnh mẹ con đàn cá tràu (cá lóc trong Nam, cá quả ngoài Bắc) cùng bầy ròng ròng trong các ao hồ. Đàn con mặc sức đùa giởn trong lúc con cá mẹ bơi vòng xung quang canh giữ an ninh. Tình mẹ con của đàn cá không cảm động bằng cảnh người con bơi quanh mẹ để mẹ yên lòng tắm lội. Không một ai nhớ đến bà cụ đã ngồi vùi chân trong cát ban nãy. Hai mẹ con đã hòa lẫn vào đám người tắm buổi tắm sáng. Chỉ trong vòng 20 phút vui đùa cùng sóng nước, người con lại cõng mẹ lên bờ.

Bước chân lún sâu trong cát theo từng bước con đi, vòng tay ôm lấy đùi chân mẹ là hành động nâng niu thương mến. Tình thương mẹ thật sâu nặng. Tấm lòng của những người con hiếu ngày xưa như quạt nồng ấp lạnh, múa hát cho cha mẹ vui lòng tuy tuổi con đã nhiều, như phảng phất đâu đây. Hình ảnh Mẫn Tử Khiên trong mùa đông giá lạnh đẩy xe cho cha với tấm áo mong manh, dạ dày trống rổng phải “lập cập vấp ngã bị cha quở mắng mà vẫn không nói năng gì” không xúc động lòng ta bằng hình ảnh người con cõng mẹ đi tắm biển vào buổi sáng có dự báo bão ở biển đông.

nha-trang-beach-2

Lòng con ấm áp trong niềm vui cõng mẹ. Mùa Vu Lan như đến gần với tất cả mọi người. Duy những người con sớm mất cha mẹ là ngày lễ duy nhất để nhớ đến công ơn cha mẹ. Hình ảnh con cõng mẹ thật tràn trề đạo hiếu thảo như nước biển khơi. Đã có biết bao cảnh báo hiếu diễn ra trên khắp thế gian này, mà hình ảnh con cõng mẹ đi tắm biển hôm nay sẽ không bao giờ phai nhạt trong lòng tôi.

Đừng đợi đến mùa Vu Lan ta mới nhớ về mẹ mà hãy ghi vào lòng những hình ảnh đơn sơ nhất của một người con biết ơn mẹ trong cử chỉ, hành động nhỏ nhặc nhất hằng ngày. Đừng nên vin cớ là bận trăm công nghìn việc mà quên là mình có hạnh phúc được cha mẹ còn sống trên đời.

Một năm chỉ có một ngày Vu Lan, nếu cha mẹ chúng ta còn sống ta sẽ có 365 ngày hạnh phúc.

Hãy cảm ơn cuộc sống quanh ta, cảm nhận và thực hành những gì đơn sơ nhất đối với mẹ để khỏi buồn lòng khi mùa Vu Lan đến.

Hoa hồng không chỉ cài áo cho mùa Vu Lan mà còn nở thắm thành những hành động biết ơn mẹ trong sinh hoạt hằng ngày.

“Mẹ ơi con thương mẹ lắm” phải là tiếng nói hằng ngày mà tự trái tim ta thốt lên, tự công việc ta làm do tấm lòng ta sai khiến. Đừng đợi đến mùa Vu Lan mới nhớ về mẹ, đừng đợi đến mùa Vu Lan mới cài lên ngực mẹ nụ hoa hồng.

Dưới vòm trời báo bão trên bờ biển Nha Trang hôm nay, một người con đã cài bông hồng trên lưng vững bước đi trên cát làm rung động bao trái tim đang còn hay đã mất mẹ.

Mùa Vu Lan năm Phật lịch 2557

QUÁCH GIAO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 4228)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
12/08/2011(Xem: 4042)
LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?
11/08/2011(Xem: 4076)
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỷ, sinh về thiên giới.
11/08/2011(Xem: 4188)
T rước 1975, nơi thị xã Nguyên ở, hằng năm cứ vào đầu tháng 7 âm lịch, trên các góc đường của ngã tư lại thấy xuất hiện các anh chị trong Gia Đình Phật Tử làm công tác cài hoa lên áo cho dân phố, nhân mùa Vu Lan về.
11/08/2011(Xem: 7173)
Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã được dạy dỗ từ tấm bé: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
10/08/2011(Xem: 9140)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
10/08/2011(Xem: 4525)
Chứng được sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.
09/08/2011(Xem: 5704)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 8320)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 7240)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]