Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan Niệm Báo Tứ Ân

18/07/201316:42(Xem: 5028)
Vu Lan Niệm Báo Tứ Ân

red_rose_45

VU LAN NIỆM BÁO TỨ ÂN
Kim Tâm Thích Hạnh Niệm

Mỗi năm, vào độ nắng vàng phai

Mây trắng bên trời lờ lững bay

Tôi lại thấy lòng nô nức lạ

Đã vào hội tiết báo ân dày

Nên được tấm thân ở cõi đời

Thấm nhuần ân phước khắp muôn nơi

Hồi soi báo đáp cho tròn đạo

Kẻo hổ mang danh một kiếp người !

Trước tiên sinh dưỡng của song thân

Cửu tự cù lao khó tỏ phân

Săn sóc cho ta quên tự thể

Hiếu tâm báo đáp chỉ đôi phần

Cha mẹ sinh ta lắm nhọc nhằn

Công người dạy dỗ đức vô ngần

Làm nên danh phận trong trời đất

Phải nhớ đền bù giáo dưỡng ân

Quê hương, xứ sở những gần xa

Bình tịnh an vui đẹp cửa nhà

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Ngàn năm văn hiến Việt Nam ta” !

Xóm thôn tình nghĩa cảnh thân quen

Lân lý hôm mai “lửa tắt đèn”

Tuy chẳng ruột rà chung máu mủ

Cùng giàn bầu bí thắm đòi phen

Lễ hội Vu Lan đã trở về

Từ trong tâm khảm mấy lời quê

Dâng lên Tam Bảo hồi ân báo

“Dương thái âm siêu” đẹp mọi bề./.

VỀ QUÊ NGÀY GIỔ MẸ
Kim Tâm Thích Hạnh Niệm

Mẹ già quá vãng đã lâu rồi

Hình dáng người luôn sáng ở tôi

Bóng đổ liêu xiêu trên luống cải

Lúc người nhặt cỏ mỗi chiều rơi.

Thuở đó quê tôi chưa chiến tranh

Nơi nơi vui đẹp cảnh thanh bình

Tuổi thơ tôi trải trên đồng nội

Bên luỹ tre làng xanh thật xanh !

Không còn nhớ nữa được bao lâu

Bom đạn bỗng nhiên đổ xuống đầu

Làn sóng mẹ theo người tị nạn

Trên vai từ đấy trĩu đau sầu !

Làm sao nói hết những tang thương

Chết chóc, điêu linh, những đoạn trường

Những sáng xương rơi, chiều máu đổ

Hoà đàm, hoá giải vẫn vô phương !

Cuộc chiến leo thang đến tận cùng

Muôn người đồng một ước mơ chung

Mong cho chiến cuộc mau hoàn kết

Khoai sắn cùng nhau cũng thoả lòng !

Thế rồi cuộc chiến cũng đi qua

Dân trở về quê dựng lại nhà

Khoai sắn dẫu còn không lấp dạ

Tình làng nghĩa xóm vẫn vang xa !

Mẹ tôi trở lại cảnh vườn xưa

Bươn chải nào đâu kể sáng trưa

Chẳng được bao lâu Người quá vãng

Xóm làng triều mến thảy cùng đưa

Từ đấy, mỗi năm giữa độ hè

Tôi về thăm lại cảnh làng quê

Thắp hương cầu nguyện Người siêu thoát

Cùng viếng gần xa đẹp mọi bề.

Kinh số 97
Thuộc bộ kinh Tạp A Hàm
HT. Thích Hạnh Niệm

Kinh văn:

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại nước Xá Vệ, rừng cây Kỳ Đà, trong vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ sáng sớm, Thế Tôn đắp y mang bát vào thành Xá Vệ khất thực. Khi ấy có Bà la môn kia, tuổi già sức yếu, chống gậy ôm bát đi khất thực từng nhà. Bà la môn từ xa trông thấy Thế Tôn liền nghĩ thầm: “Sa môn Cù Đàm cầm gậy, ôm bát đi khất thực từng nhà, ta cũng chống gậy, ôm bát đi khất thực từng nhà. Ta và Cù đàm đều là tỳ kheo”.

Lúc đó, Thế Tôn nói bài kệ đáp:

Gọi là bậc tỳ kheo

Chẳng phải do khất thực

Giữ gìn pháp tại gia

Đâu gọi là tỳ kheo

Nơi mọi điều lầm lỗi

Đều lìa, tu chánh hạnh,

Tâm kia không sợ hãi

Đây gọi là tỳ kheo.

Bà la môn, sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành, đảnh lễ rồi từ giã.

Bình:

Đây là kinh số 97 trong Bộ Tạp A Hàm.

Xuất xứ của bản kinh, nơi nói kinh đã nêu rõ. Trong bài kinh, ta thấy ông Bà la môn già, nhân hình thức đi khất thực giống nhau: chống gậy, ôm bình bát đi khất thực từng nhà giống nhau, ông kết luận: “Ta và Cù Đàm đều là tỳ kheo”.

Đây là lối kết luận lấy một phần làm toàn thể như nhân thấy con quạ đen liền kết luận “Tất cả những gì đen đều là con quạ”. Đâu biết rằng một vị tỳ kheo sở dĩ đi khất thực hằng ngày là để thể hiện hạnh xả li và chính hạnh xả li nơi tâm mới là chánh hạnh làm nên một vị tỳ kheo. Sự xả li tất cả những chấp thủ nơi gia đình, của cải, trong không thấy có thân tâm là cái ngã, ngoài không thấy có nhà cửa, của cải … là những cái thuộc về ngã, tức ngã sở. Trong không thấy có ngã nên đối với thân ngũ uẩn không sinh tâm tham đắm, ngoài đối với các pháp thế gian không sinh tâm chấp trước. Như những kinh trước Phật dạy: “vì không đắm trước nên tự giác, Niết Bàn…” Ở đây, nhân sự việc này đức Phật dạy hai bài kệ. Bài kệ đầu minh định ý nghĩa của tỳ kheo, bài kệ thứ hai nói lên nội dung của chữ tỳ kheo. Hai câu đầu bài kệ thứ nhất nói hình thức khất thực không tiêu biểu cho một vị tỳ kheo dù rằng vị tỳ kheo sống theo lối khất thực. Tỳ kheo là vị đã xả li đời sống gia đình, sống đời thanh tịnh không vợ chồng, con cái. Do vậy điều đầu tiên phân biệt là ông Bà la môn còn giữ gìn pháp tại gia thì không thể nào gọi là tỳ kheo được. Từ xuất gia bắt đầu từ nghĩa “xuất thế tục gia”, nghĩa là ra khỏi nhà thế tục là cái nhà của thế gian mà trong đó vợ chồng, con cái sống chung với nhau trong vòng dây ân ái. Thứ đến là xuất phiền não gia, là ra khỏi ngôi nhà phiền não, ngôi nhà đầy dẫy tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến điên đảo. Có dứt trừ hết các phiền não thì mới có thể ra khỏi ngôi nhà tam giới được. Phiền não do mê lầm mà gây ra. Người đã dứt trừ các phiền não, đối với mọi điều phiền não được xa lìa, nhờ vào tu chánh hạnh. Chánh hạnh thuần thục, tâm không còn sợ hãi, tự tại, giải thoát. Đó là ý nghĩa của chữ tỳ kheo được dịch là phá ác, mà cũng là ý nghĩa bài kệ thứ hai ở đây vậy./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 2971)
Mẹ Việt Nam Năm ngàn năm tổ quốc oai hùng Năm ngàn năm lịch sử huy hoàng Để muôn đời là núi là sông
10/04/2013(Xem: 9520)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 5973)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
09/04/2013(Xem: 2747)
Trước thời kỳ Phật giáo Tranh đấu cho quyền Tự do và Bình đẳng Tôn giáo năm 1963, tại Huế, có một danh xưng truyền thống phổ biến mà người bình dân cũng như hàng quý tộc Phật tử xứ này luôn dùng xưng hô với quý Thầy cao niên hàng danh tăng, đạo hạnh, đó là tiếng “Ôn”. Trong ngữ âm tiếng Huế, từ “Ôn” được phát âm một cách khiêm cung, trìu mến, trang trọng bằng âm hưởng “ôôn” nằm lưng chừng giữa ngữ âm cuối “ôn” trong tiếng Bắc và “ông” trong tiếng Việt phổ thông.
08/04/2013(Xem: 49528)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
08/04/2013(Xem: 4381)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 18304)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 11966)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
08/04/2013(Xem: 3461)
Tinh thần “hoằng pháp vị gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài” là trách nhiệm chung không chỉ người xuất gia mà ngay cả người tại gia cùng cộng hành xây dựng để góp phần làm cho vườn hoa giác ngộ ngày thêm đơm bông kết . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567