Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Phụng dưỡng cha mẹ thoát khỏi nạn chết

09/03/201108:46(Xem: 6871)
2. Phụng dưỡng cha mẹ thoát khỏi nạn chết

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Phụng dưỡng cha mẹ thoát khỏi nạn chết

Trong thời quá khứ, Bồ Tát Suvannasàma là tiền thân đức Phật Thích-ca, là vị đạo sĩ phụng dưỡng cha mẹ. Cha mẹ ngài đều là hai vị đạo sĩ mù, trong khu rừng lớn gần bờ sông Migasammatà.

Vào thời kỳ ấy, đức vua Pìliyakkha trị vì kinh thành Bàrànasì. Đức vua có thú săn nai ăn thịt; một mình ngự vào rừng núi Himavanta, nhìn thấy dấu chân nai trên đường đi lấy nước uống, nước dùng của đạo sĩ Suvannasàma. Đức vua liền ẩn mình một nơi, nhìn thấy Bồ Tát cùng với một đàn nai đi chung quanh trên đường lấy nước trở về vào lúc buổi chiều. Vua giương cung bắn mũi tên có tẩm thuốc độc trúng Bồ Tát. Bồ Tát nằm quỵ xuống đau đớn quằn quại, cất tiếng than vãn thống thiết dịu dàng; chỉ nghĩ đến cha mẹ già đui mù không ai hái trái cây chín, đem nước uống, nước dùng về phụng dưỡng.

Lắng nghe lời than vãn, đức vua nghĩ rằng: vị đạo sĩ này, dù bị bắn trúng mũi tên độc đau đớn quằn quại mà không có một lời trách móc ta, chỉ nghe lời than vãn dịu dàng êm ái.

Đức Vua liền ngự đến, nhìn thấy Bồ Tát đang đau khổ, làm cho vua cảm động, ân hận trào nước mắt.

Một thiên nữ tên Bahusundarì thường trú ở núi Gandhamàdana đã từng là thân mẫu của Bồ Tát vào kiếp thứ 7 trong quá khứ, vì tình mẹ thương con nên thường nghĩ đến Bồ Tát. Ngày hôm ấy, vị thiên nữ nhìn thấy Bồ Tát đang trong cơn bất tỉnh, xem xét biết rõ mọi việc xảy ra, nghĩ rằng: “Nếu ta không đến nơi ấy để cứu giúp, thì Bồ Tát sẽ chết, cha mẹ Bồ Tát không có vật thực, nước uống cũng sẽ chết, và đức vua Pìliyakkha sẽ ân hận đến nỗi cũng phải băng hà. Nhưng nếu ta đến cứu giúp, yêu cầu đức vua gặp cha mẹ Bồ Tát, dẫn cha mẹ ngài đến cầu nguyện bằng lời chân thật, và chính ta cũng cầu nguyện bằng lời chân thật. Do những lời chân thật ấy sẽ giúp Bồ Tát thoát khỏi tử thần, đồng thời cha mẹ của Bồ Tát có đôi mắt sáng trở lại. Đức vua nghe Bồ Tát thuyết pháp, khi trở về trị vì đất nước bằng thiện pháp, lúc băng hà, do thiện nghiệp sẽ được tái sanh lên cõi trời Dục giới.

Thiên nữ nghĩ vậy rồi liền hiện đến đứng trên hư không nói rằng:

–– Tâu đại vương, người nên thay Bồ Tát Sàma phụng dưỡng cha mẹ của Bồ Tát. Như vậy, đại vương sau khi chết, nhờ thiện nghiệp ấy sẽ được tái sanh cõi thiên giới.

Nghe lời khuyên của thiên nữ, đức vua liền ngự đến tìm gặp cha mẹ Bồ Tát, kể lại mọi sự việc xảy ra. Cha mẹ Bồ Tát tâu rằng:

– Tâu đại vương, nếu như vậy xin đại vương từ bi dẫn hai chúng tôi đến tận nơi gặp Suvannasàma.

Cha mẹ Bồ Tát đến nơi sờ vào thân mình của Suvannasàma nguyện bằng lời chân thật rằng:

– Sàma thường hành thiện pháp, phụng dưỡng cha mẹ, do lời chân thật này, xin cho chất độc trong thân của Sàma hãy tiêu tan.

Nguyện xong lời chân thật, thân của Bồ Tát có thể bắt đầu cử động. Tiếp theo vị thiên nữ nguyện rằng:

– Tôi trú tại núi Gandhamàdana trải qua thời gian lâu rồi, không thương yêu ai hơn Sàma con tôi. Do lời chân thật này, xin cho chất độc trong thân của Sàma hãy tiêu tan.

Vừa dứt lời nguyện chân thật của vị thiên nữ, những điều phi thường xảy ra cùng một lúc:

 Bồ Tát Suvannasàma bình phục như xưa.

 Cha mẹ của Bồ Tát có đôi mắt sáng trở lại.

 Mặt trời vừa rạng đông.

 Cả 4 người đều có mặt trong am của đạo sĩ, do năng lực của vị thiên nữ.

Khi ấy, Bồ Tát liền thuyết pháp tế độ đức vua rằng:

– Này đại vương, người nào biết lo phụng dưỡng cha mẹ bằng thiện pháp, chư thiên hộ trì người ấy.

Người nào biết lo phụng dưỡng cha mẹ bằng thiện pháp, các bậc thiện trí tán dương ca tụng người ấy trong đời này; người ấy sau khi từ bỏ cuộc đời này, do thiện nghiệp ấy sẽ tái sanh lên cõi thiên giới hưởng mọi sự an lạc.

Này đại vương, nếu muốn kiếp sau tái sanh lên cõi trời hưởng mọi sự an lạc, thì nên thực hành 10 Pháp vương (Ràjadhamma) như sau:

1. Này đại vương, xin đại vương phụng dưỡng hoàng thái hậu và thái thượng hoàng bằng thiện pháp trong đời này; do thiện pháp ấy cho quả tái sanh lên cõi trời.

2. Này đại vương, xin đại vương có tâm từ bi tế độ hoàng tử, công chúa và hoàng hậu bằng thiện pháp trong đời này, do thiện pháp ấy cho quả tái sanh lên cõi trời.

3. Này đại vương, xin đại vương đối xử với các quan trong triều bằng thiện pháp trong đời này, do thiện pháp ấy cho quả tái sanh lên cõi trời.

4. Này đại vương, xin đại vương có tâm từ bi tế độ voi, ngựa, và quân lính bằng thiện pháp trong đời này, do thiện pháp ấy cho quả tái sanh lên cõi trời.

5. Này đại vương, xin đại vương đối xử với thần dân trong kinh thành và ngoài kinh thành bằng thiện pháp trong đời này, do thiện pháp ấy cho quả tái sanh lên cõi trời.

6. Này đại vương, xin đại vương đối xử với thần dân các vùng xa và biên giới bằng thiện pháp trong đời này, do thiện pháp ấy cho quả tái sanh lên cõi trời.

7. Này đại vương, xin đại vương hộ độ chư sa-môn, bà-la-môn một cách cung kính trong đời này, do thiện pháp ấy cho quả tái sanh lên cõi trời.

8. Này đại vương, xin đại vương có tâm từ, bi đối với đàn thú như: nai, chim... bằng thiện pháp trong đời này, do thiện pháp ấy cho quả tái sanh lên cõi trời.

9. Này đại vương, xin đại vương thường thực hành thiện pháp trong đời này rồi, chính thiện pháp ấy đem lại sự an lạc trong đời này, nhờ thiện pháp ấy cho quả tái sanh lên cõi trời.

10. Này đại vương, đức vua trời Inda cùng chư thiên, chư phạm thiên hưởng mọi sự an lạc ở cõi trời đều nhờ quả thiện pháp. Vậy xin đại vương chớ nên dễ duôi trong mọi thiện pháp.

Sau đó, Bồ Tát giải thích cho đức vua nghe về 10 Pháp vương như sau:

Phụng dưỡng hoàng thái hậu, thái thượng hoàng là đức Vua mỗi ngày đều thức dậy sớm, tự mình đem nước rửa mặt, súc miệng dâng đến hai người, mang vật thực dâng đến hai người.

Tế độ hoàng tử, công chúa là đức vua phải dạy dỗ hoàng tử, công chúa tránh xa mọi việc ác, cố gắng làm mọi việc thiện, cho học hành văn võ song toàn, đến khi trưởng thành, tìm nơi xứng đáng cho kết hôn, ban cho của cải, sự nghiệp.

Tế độ hoàng hậu là phải tấn phong địa vị xứng đáng, không coi thường, giao cho quyền lớn trong nội cung, ban cho những đồ trang sức.

Đối xử với các quan trong triều bằng 4 pháp tế độ:

 Ban thưởng người đáng ban thưởng.

 Nói lời đáng yêu mến.

 Nói điều đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài.

 Sống hoà mình với các quan, vui cùng hưởng, khổ cùng chịu.

Từ, bi tế độ voi, ngựa, quân lính là, đối với ngựa già yếu cho nghỉ ngơi, cho ăn uống đầy đủ, chăm nom săn sóc chúng; và những người lính già cho về hưu trí, hưởng tiền trợ cấp hàng tháng cho đến chết.

Đối với thần dân trong kinh thành và ngoài kinh thành, không nên áp dụng sưu cao thuế nặng, làm cho thần dân cực khổ.

Đối với thần dân các vùng xa và biên giới, khi gặp cảnh hạn hán đói khổ, nên phát chẩn cứu giúp.

Hộ trì chư sa-môn, bà-la-môn là nên cúng dường 4 thứ thiết yếu: vật thực, y phục, chỗ ở, thuốc trị bệnh.

Đối với các đàn thú như đàn nai, đàn chim... các loài thú vật có 4 chân, 2 chân... không nên sát hại, nên tôn trọng sanh mạng của muôn loài.

Hành thiện pháp, đó là 10 thiện nghiệp: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời chia rẽ, không nói lời thô tục, không nói lời vô ích, không tham lam, không thù hận, có chánh kiến; hành 10 phước thiện: bố thí, giữ giới, hành thiền....

Chư thiên, đức vua trời Inda, chư phạm thiên, hưởng mọi sự an lạc cõi trời, đều do nhờ quả thiện pháp.

Dục giới thiện pháp cho quả tái sanh lên cõi trời Dục giới.

Sắc giới thiện pháp cho quả tái sanh lên cõi trời Sắc giới.

Vô sắc giới thiện pháp cho quả tái sanh lên cõi trời Vô sắc giới.

Cuối cùng Bồ Tát khuyên đức vua rằng:

“Này đại vương, vì vậy, xin đại vương chớ nên buông thả trong mọi thiện pháp.”

Lắng nghe Bồ Tát thuyết pháp xong, đức vua vô cùng hoan hỉ, phát sanh đức tin trong sạch nơi Bồ Tát, xin thọ trì ngũ giới, rồi xin phép từ giả về cung. Từ đó về sau, vua giữ gìn ngũ giới, nghiêm chỉnh thực hành 10 pháp vương mà Bồ Tát đã dạy, trị vì đất nước bằng thiện pháp cho đến khi băng hà. Sau khi bằng hà, do thiện pháp cho quả tái sanh lên cõi trời hưởng mọi sự an lạc.

Bồ Tát và cha mẹ của ngài thực hành thiền định, chứng đắc các bậc thiền. Sau khi chết, do bậc thiền sở đắc của mình cho quả tái sanh lên cõi Sắc giới Phạm thiên, hưởng sự an lạc và tuổi thọ lâu dài trên cõi trời Sắc giới Phạm thiên ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 4215)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
12/08/2011(Xem: 4025)
LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?
11/08/2011(Xem: 4061)
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỷ, sinh về thiên giới.
11/08/2011(Xem: 4174)
T rước 1975, nơi thị xã Nguyên ở, hằng năm cứ vào đầu tháng 7 âm lịch, trên các góc đường của ngã tư lại thấy xuất hiện các anh chị trong Gia Đình Phật Tử làm công tác cài hoa lên áo cho dân phố, nhân mùa Vu Lan về.
11/08/2011(Xem: 7162)
Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã được dạy dỗ từ tấm bé: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
10/08/2011(Xem: 9125)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
10/08/2011(Xem: 4510)
Chứng được sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.
09/08/2011(Xem: 5686)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 8309)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 7196)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]