Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ hiếu theo quan niệm của Phật giáo Nam tông

09/08/201113:52(Xem: 6889)
Chữ hiếu theo quan niệm của Phật giáo Nam tông

chu-hieu
CHỮ HIẾU THEO QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG

Tỳ Kheo Thiện Minh

Nói đến Vu Lan là phải nói đến mùa báo hiếu; mùa mà những người con nam nữ nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ và muốn làm việc gì đó để đền ơn đáp nghĩa. Bởi vì công ơn cha mẹ quả thật trên đời này không có gì thiêng liêng bằng. Công ơn ấy đã thấm trong ta từ thuở tượng hình, đến với ta qua hơi ấm, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa bổ dưỡng và qua giọng hát ngọt ngào. Cha mẹ là hình ảnh đầu tiên mà ta nhìn thấy khi ta mở mắt chào đời và cũng là người làm cho ta nhớ mãi nụ cười, ánh mắt và hương vị yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Hơn nữa, nói đến cha mẹ là phải nói đến sự hy sinh cho các con cả cuộc đời và cả tâm hồn lẫn thể xác. Chính vì tình thương và lòng hy sinh cao cả như thế, phận làm con chúng ta phải hiểu rõ tình thương và sự hy sinh của cha mẹ; hiểu để đền ơn đáp nghĩa với đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người. Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".

Do đó, theo quan điểm của Phật giáo Nam tông, không hẳn chỉ là ngày Rằm tháng 7 ÂL mới là ngày mà những người con phải làm cái gì đó cho cha mẹ đã quá văng, mà bất cứ lúc nào, giờ nào, ngày tháng năm nào đều cũng có thể làm cha mẹ vui lòng hoặc làm việc tích đức để hồi hướmg cho họ ở bên kia thế giới. Nên đối với người tại gia cư sĩ, trong một đoạn kinh, Đức Phật có dạy cách báo hiếu cha mẹ: "Với đôi cánh tay, với những giọt mồ hôi mặn và có tạo được ít nhiều tài sản, nên sử dụng hợp lý, hợp tình". Tức là đối với gia đình, trên phải cung dưỡng cha mẹ, dưới phải giáo dưỡng vợ con. Mặt khác, còn phải làm tròn 5 bổn phận của người con đối với cha mẹ như sau:

1. Phụng dưỡng cha mẹ (Bhavana): Tức phải hết lòng cung kính cha mẹ, không làm cho cha mẹ buồn khổ, không nói lời vô lễ mà thể hiện sự phụ dưỡng bằng tinh thần như thăm viếng cha mẹ trong những khi họ cô đơn, bệnh hoạn xế chiều; hoặc là sự cung phụng bằng vật chất như vật thực, thuốc thang, chỗ ngụ, y phục...

2. Làm việc thay thế cho cha mẹ (Kicca kavana): Là chúng ta phải gánh vác tất cả những việc gì mà trước đây cha mẹ đã vì ta mà gánh chịu. Đây cũng là lẽ thưòng tình của đời sống xã hội, không riêng gì Phật giáo. Đã là người con trưởng thành thì cần phải làm thay thế cho cha mẹ, để cho cha mẹ có thời gian thụ hưởng những ngày nhàn rỗi cuối cuộc đời.

3. Gìn giữ gia phong tốt đẹp (Kùlavam sathapana): Là gìn giữ gia phong đạo đức tốt đẹp; lược bỏ đi những phong tục cổ hủ vô bổ cho gia tộc cũng như cho xã hội. Chẳng những thế, cần phải làm phát huy thêm những truyền thống tốt đẹp để làm vang xa tiếng tốt của gia tộc.

4. Bảo quản tốt tài sản thừa sự (Dàyai jàpati pajjana): Đã là tài sản của cha mẹ thì bổn phận người con là cần phải bảo quản tốt, thậm chí còn cần phải làm cho chúng sinh sôi nảy nở. Vì tài sản đó rất đặc biệt, chúng không phải tự dưng mà có, cũng không phải do vị Trời nào ban thưởng cả, mà chúng có được là do chính máu, mồ hôi nước mắt của chạ mẹ đã tạo ra chúng, nên bổn phận làm con phải tỏ lòng trân trọng hiếu kính gìn giữ chúng.

5. Tạo phước hồi hướng khi cha mẹ đã quá vãng (Đakkinànuppadana): Theo Phật giáo, khi cha mẹ còn hện tiền thì người con phải làm sao cho cha mẹ luôn sống trong niềm an lạc hạnh phúc. Ngược lại, khi cha mẹ đã quá vãng thì người con cần phải tạo thật nhiều công đức để hồi hướng phần công đức đó đến cha mẹ. Có như vậy cha mẹ mới thật sự sống trong sự an lạc, vì nếu như họ đã quá cố không may mà tái sanh cõi khổ, thì sau khi tùy hỷ theo cái phước mà người con đã hồi hướng nơi cõi khổ ấy để tái sanh.

Về phương diện của người xuất gia, Đức Phật cũng cho phép nuôi dưỡng cha mẹ. Có một vị Tỷ kheo chuyên đi khất thực nuôi cha mẹ; câu chuyện được bạch lên Đức Phật. Sau khi phán hỏi sự tình, Đức Phật chẳng những không quở trách mà còn hết lời tán thán hiếu hạnh của vị Tỷ kheo. Ngài kết luận "Người nào muốn đạt đến cứu cánh Phật đạo, người ấy phải tuyệt đối hiếu kính cha mẹ".

Lịch sử chép rằng, Đại đức Xá Lợi Phất, trước khi Niết bàn, cũng chọn căn phòng ngày nào Ngài đã chào đời và tìm đủ mọi cách để giảng đạo độ mẫu thân - vốn là tín đồ của Bà La Môn giáo - quay về quy ngưỡng chánh pháp. Và sau đó bà đắc quả Tu Đà Hườn. Còn Đại đức A Nan Đa thì chọn dòng sông Kohinì làm nơi tịch diệt và Xá lợi của Ngài lại được chia đôi như ý nguyện, một phần đưa về hữu ngạn nội tổ, phần còn lại đưa về tả ngạn ngoại tổ. Thật là một đời sống hiếu hạnh trọn vẹn, người đời khó làm được!.

Tiêu biểu nhất là Đức Phật của chúng ta. Sau khi thành đạo, hay tin phụ vương lâm trọng bệnh, Ngài vội vàng quay về hoàng cung cùng với chúng Tăng đệ tử ngự tại vườn Thượng Uyển; và mỗi ngày Đức Phật vào cung vấn an phụ hoàng ba lần trong suốt thời gian vua cha thọ bệnh. Cuối cùng vua cũng đắc quả vị A La Hán. Lúc này chính tự thân Đức Phật đã tắm rửa phụ hoàng, thay đổi xiêm y, làm lễ nhập kim quan; luôn cả ngày trà tỳ, Ngài cũng cung tống kim quan với sự tiếp tay của chư Thánh tăng thuộc hàng Thích tộc và sự hỗ trợ của Tứ Thiên vương. Sau lễ trà tỳ Ngài thu nhặt Xá lợi phụ vương đem về làm lễ nhập tháp.

Đối với Phật mẫu, lòng hiếu thảo của Ngài lại càng đặc biệt hơn. Ngài đã dùng thần lực lên cõi trời Đao Lợi để tiếp độ Phật mẫu. Nơi đây Ngài an cư kiết hạ trong suốt ba tháng ròng rã, Đức Phật đã thuyết giảng tạng A Tỳ Đàm (Abhidhamma) cho mẫu thân nghe, và khi được thuyết pháp, người đã chứng quả Tu Đà Hườn.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2010(Xem: 4180)
Hôm đó chúng tôi hẹn nhau ở một bến taxi để cùng đi dự một dạ hội lớn ở nhà hát Bastille Ba Lê. Đây là một buổi trình diễn của nhóm bà Pina Bausch, rất nổi tiếng. Bọn tôi người nào cũng áo quần bảnh bao. Các ông thì côm-pờ-lê đen, cờ-ra-vát, có người còn đeo nơ. Các bà các cô thì áo dài lộng lẫy, trang sức sang trọng, nước hoa thơm lừng. Chúng tôi ha hả cười nói ồn ào vì lâu rồi mới có dịp gặp nhau đông như vậy.
24/09/2010(Xem: 8562)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
22/09/2010(Xem: 9088)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
09/09/2010(Xem: 4928)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
10/08/2010(Xem: 4284)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và Giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.
06/08/2010(Xem: 6075)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 7192)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 7291)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567