Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan - ngày tự tứ

08/08/201112:00(Xem: 4027)
Vu Lan - ngày tự tứ

VULAN NGÀY TỰ TỨ

HoàThượng Thích Thanh Từ

Hômnay nhân ngày lễ Vu Lan tức ngày Rằm tháng Bảy, trong đạogọi là ngày tự tứ của chúng Tăng. Tất cả quý Phật tửtụ tập về chùa làm lễ cúng dường chư Tăng và cũng đểnghe quý thầy nói về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan. Như vậychữ Vu Lan mang ý nghĩa gì ?

Trongđạo Phật, ngày Vu Lan là ngày nói lên tinh thần phục thiện,hối cải của Tăng Ni, vừa gợi lại lòng hiếu thảo củangười con Phật, vừa là ngày tha thứ mọi lỗi lầm củachúng sinh. Đó, nó mang những ý nghĩa quan trọng như vậy.Cho nên mỗi năm đến ngày Rằm tháng Bảy, Phật tử chúngta đều tụ hội về các chùa để cúng dường cầu nguyệnvà để nghe, hiểu được tinh thần đạo hiếu. Bây giờ chúngtôi sẽ giảng từng mục để quý vị thấy rõ tinh thần phụcthiện ấy như thế nào.

Ngàylễ Vu Lan nói theo nhà đạo là ngày tự tứ của chúng Tăng.Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầunhững bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.Những lỗi lầm đó hoặc là các Ngài thấy, các Ngài nghecho đến chưa thấy, chưa nghe mà chỉ nghi thôi cũng cứ chỉ.Nếu mình thấy đó là lỗi thật thì mình thành tâm sám hốichớ không dám cãi, không dám bỏ qua. Bởi vậy nên ngày nàychư Phật rất vui vì thấy chúng đệ tử có tâm hồn phụcthiện, biết cải hối những lỗi lầm. Do đó cũng gọi làngày Phật hoan hỷ. Đó là ý nghĩa thứ nhất.

Ýnghĩa thứ hai, ngày này là ngày gợi lại lòng hiếu thảocủa người con Phật. Bởi vì theo tinh thần kinh Vu Lan, ngàyRằm tháng Bảy chính là ngày Tôn giả Mục Kiền Liên tìmthấy mẹ đang sanh trong kiếp ngạ quỷ khổ đau, mà tự bảnthân Ngài cứu không được. Ngài mới nhờ Phật chỉ dạyphương pháp cứu độ mẹ. Nhân đó Phật dạy muốn cứu mẹthoát khỏi tai ách, phải nên cúng dường chư Tăng, Ni. Nhờlực gia trì của Tăng, Ni phụ giúp cho mẹ Ngài chuyển đỗitâm ác, thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Với lòng thành kính củangười con thảo, Ngài đã thực hiện đúng những lời Phậtdạy và mẹ Ngài cũng thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Nênngày nay chúng ta học theo gương của Ngài. Thường những khitụng kinh chúng ta hay niệm "Nam mô Đại hiếu Mục Kiền LiênBổ tát" để tưởng niệm Ngài là một người con hiếu thảo.Tuy xuất gia tu hành mà Ngài vẫn còn lo sợ cha mẹ không cóphước, sanh chỗ không tốt nên Ngài tìm kiếm xem mẹ đãsanh ở đâu. Khi thấy mẹ sanh trong kiếp ngạ quỷ, độnglòng thương mẹ, Ngài liền thỉnh Phật chỉ dạy phương cáchcứu mẹ. Chính nhờ lòng thành đó mà đến Rằm tháng Bảylà ngày tự tứ của chúng Tăng, Phật dạy chúng ta nên cúngdường chư Tăng, nhờ chư Tăng phụ lực mà thân mẫu trongnhiều đời được siêu thăng. Nên ngày này còn gọi là ngàybáo hiếu.

Trongmùa này, mỗi Phật tử chúng ta nhớ lại công ơn cha mẹ sanhthành nuôi dưỡng cực khổ, cho nên chúng ta nhờ sức chúnguyện của chư Tăng, Ni; nếu cha mẹ có sa vào đường khổthì nhờ phúc đức này được thoát khỏi. Còn nếu cha mẹkhông đi trong đường khổ thì nhờ phúc đức này mà đượctăng trưởng thiện căn. Nếu cha mẹ hiện tiền cũng nhờđó mà tăng trưởng tuổi thọ và phát tâm Bổ đề. Đó làý nghĩa báo hiếu của người con Phật.

Bởivậy ngày Vu Lan còn có tên là ngày xá tội vong nhân. Đó làngày tha thứ mọi lỗi lầm, ngày mà mọi người đều ănnăn, xin cải đổi sám hối, mong các vị lớn tha thứ cho.Nhờ ý nghĩa tha thứ những lỗi lầm đó nên cũng chính ngàynày chư Tăng, Ni thành tâm cầu nguyện cho các vong nhân đượckhỏi những kiếp khổ đau.

Tôiđã kể sơ qua về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan rồi. Bây giờđi sâu hơn về hạnh hiếu của người con Phật. Nhiều khiquý Phật tử thắc mắc, Phật dạy làm con phải hiếu thảovới cha mẹ, nhưng quý thầy, quý cô lại bỏ cha bỏ mẹ đitu, như vậy là bất hiếu rồi, làm sao dạy Phật tử có hiếuđược? Không phải vậy. Mới nhìn chúng ta thấy như là bấthiếu, nhưng trái lại là chí hiếu. Tại sao? Vì đi tu khôngcó nghĩa là tìm nơi an nhàn để thụ hưởng yên ỗn cho riêngmình; mà vì thương cha thương mẹ, thương chúng sinh, muốntu làm sao tự bản thân mình giải được những phiền nãokhổ đau, rồi sau đó giúp cha mẹ và hướng dẫn mọi ngườihướng về con đường đạo đức, bỏ đi những điều tộilỗi. Đó là đền đáp công ơn cha mẹ.

Theothế gian, hiếu thảo với cha mẹ là lo đủ mọi thứ, nàolà cơm ăn, áo mặc, giường chõng, thuốc men... nhưng có ngườinào lo mà cha mẹ khỏi chết không? Dù nuôi kỹ cách mấyrồi chết cũng phải chết. Theo tinh thần đạo Phật, chúngta không chỉ có mặt ở một đời này mà còn có mặt ởvô số kiếp về trước và sau nữa, nên mất thân này sẽmang thân khác. Do đó nếu ngay thân này không biết làm lànhthì e rằng đời sau sẽ đọa những đường khổ. Bởi vậyngười tu phải làm sao thức tỉnh cha mẹ hướng về con đườnglành, để cho cha mẹ có mất đi thì sẽ được hạnh phúc,an vui trong những đời sau.

Tôithí dụ như cha mẹ năm sáu mươi tuổi, có con mười mấytuổi phát tâm đi tu, ban đầu cha mẹ buồn trách nhưng sauđó lại tự xấu hổ. Vì nghĩ rằng con mình còn nhỏ nhưngkhông ham ăn, không ham danh lợi, còn mình già rồi mà vẫnchưa thức tỉnh. Nghĩ vậy, tự nhiên mình cũng bắt chước,lần lần bớt ham ăn, lại tập ăn chay; bớt ham danh lợi,nhờ vậy mình tu từ từ. Rõ ràng, lúc đầu thì thấy connhư dở, nhưng càng về sau lại thấy càng hay. Cho nên phầnnhiều những gia đình có con đi tu thì dần dần cha mẹ vàgia quyến cũng bắt chước tu theo. Đó là tinh thần hiếu đễcủa người xuất gia.

Ngườiở thế gian cứ nghĩ nuôi cha mẹ được ấm no, đầy đủlà có hiếu, nhưng quên rằng tuổi thọ cha mẹ có giới hạn,tới mức độ nào rồi cũng phải đi. Cho nên làm sao vừalo cho hiện tại được ấm no mà nghĩ tới tương lai, sau khicha mẹ bỏ thân này được thân sau cũng phải sáng sủa, tốtđẹp hơn nhiều. Đó mới gọi là người biết lo chân chính,lâu dài. Như vậy tinh thần của người tu không phải là bỏcha mẹ mà là thương cha mẹ. Vì muốn hướng cha mẹ về đườnglành, hướng thân quyến phát tâm Bồ đề nên mới đi tu.

Vớitruyền thống người Việt Nam ta, hiếu thảo là một điềurất thiêng liêng, rất cao cả. Ai biết hiếu thảo với chamẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội.Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cầnthiết. Thuở xưa cha ông chúng ta cũng từng răn dạy nhữngđiều đó. Tôi dẫn một ít đoạn trong ca dao, tục ngữ đểquý vị thấy hiếu thảo là một điều hết sức quan trọng.

Nuôicon chẳng quản chi thân
Bên ướtmẹ nằm, bên ráo con lăn
Biếtlấy chi đền nghĩa khó khăn
Lên nonxắn đá xây lăng phụng thờ.
Qua bốncâu này, quý vị thấy người bình dân Việt Nam đối vớicông ơn cha mẹ rất là thắm thiết. "Nuôi con chẳng quảnchi thân", khi cha mẹ nuôi con thì không nghĩ gì tới mình hết,miễn con khỏe mạnh là cha mẹ vui. Con bệnh hoặc bị phiềnnão hay tật nguyền gì đó thì cha mẹ buồn khổ. Cha mẹ muốnhy sinh thân mình cho con được khỏe mạnh. Dù cực khổ, khókhăn đến mấy cũng vẫn không nề, không chán. Câu sau "Bênướt mẹ nằm, bên ráo con lăn", thật thấm làm sao ! Nhữngnăm trước bốn mươi lăm, ở Việt Nam mình kinh tế rất làchật vật, quý vị nào có ở miền quê mới thấy cảnh chamẹ nghèo ở nhà lá rách, giường chiếu chỉ có một đôithôi. Con nhỏ chừng một, hai tuổi ban đêm có bệnh hay đáidầm. Khi đái dầm thì ướt, ướt mà không có chiếu thaynên mẹ nằm bên ướt, để con chỗ khô ráo cho nó ngủ ngon.Cái tình của người mẹ quê như vậy, người không nghĩ đếnmình mà chỉ nghĩ làm sao cho con ngủ ngon giấc, con đượckhỏe mạnh, con chóng lớn lên. Người mẹ xưa đã sống trongcảnh cơ cực đó nên mới nói lên được câu này : "Bên ướtmẹ nằm, bên ráo con lăn". Người mẹ lúc nào cũng trải thânmình cho con cái, quên cả mọi khổ sở, mọi đau đớn, miễnlàm sao cho con ăn ngon ngủ được, đó là yên lòng mẹ.

Chamẹ đối với con đã không kể thân, không nghĩ tới phầncủa mình, thì làm con cái phải làm sao? Chúng ta là con, muốnđền được ơn đó thì phải nhớ câu: "Biết lấy chi đềnnghĩa khó khăn, lên non xắn đá xây lăng phụng thờ". Khi chamẹ chết rồi mình mới lớn khôn, nhớ ơn cha mẹ không biếtlàm sao cho nên cạy đá, xây lăng thờ cha phụng mẹ, đó lànói theo người thế gian. Còn nói theo tinh thần đạo Phậtthì nếu cha mẹ chết rồi, chúng ta ráng làm điều lành, điềuphước để hổi hướng cho cha mẹ. Nếu cha mẹ còn sinh tiền,chúng ta lo lắng cho cha mẹ được ấm no, được hạnh phúc,biết quy hướng về Tam bảo, đó là bổn phận của ngườicon hiếu.

Lạimột bài nữa :

Côngcha nghĩa mẹ cao vời
Nhọcnhằn chẳng quản suốt đời vì ta
Nên người,ta phải xót xa
Đápđền nghĩa nặng như là trời cao.
Nghĩalà công ơn cha mẹ rất cao vời, không có gì sánh được.Cha mẹ có khi nào nghĩ rằng tôi nuôi nó chừng ba năm, bảynăm rồi bỏ nó muốn ra sao thì ra đâu. Từ thuở còn bé,nằm nôi cho tới khi lớn khôn, có đôi bạn, có con, vẫn cứlo. Hết con tới cháu, cho tới đầu bạc phơ, rồi tới ngàytắt thở mới thôi. Như vậy để thấy thâm tình cha mẹ đốivới con không biết bao nhiêu mà kể. Như vậy bỗn phận làmcon ta phải làm sao? "Nên người, ta phải xót xa", khi lớnkhôn rồi nghĩ đến công ơn cha mẹ như trời cao, biển rộng.Ân nghĩa đó nặng nề sâu thẳm chớ không phải là thường.Cho nên người Phật tử khi nghĩ tới công ơn cao siêu vờivợi của cha mẹ, chúng ta phải hết lòng hết dạ đền đáp.Nếu không đền đáp được nhiều ít ra cũng năm, mười phầnchớ không thể nào chúng ta bỏ mặc cha mẹ ra sao thì ra, đólà không biết đạo nghĩa. Trong đạo Phật thường nhắc nhở,trong năm tội ngũ nghịch thì tội bất hiếu với cha mẹ làđầu.

Tôidẫn một câu chuyện hiếu thảo hơi lạ để quý Phật tửthấy rõ ý nghĩa công ơn cha mẹ như đã nêu. Ngày xưa cóanh chàng nọ vừa dở, vừa không gặp thời, làm ăn đâu thấtbại đó. Gia đình một vợ năm bảy con, nuôi không xuể, thiếuhụt đủ thứ. Cạnh bên có người láng giềng rất hào hiệp,mỗi khi anh túng quẫn anh qua nhà ấy vay mượn, mượn rồikhông có tiền trả. Thời gian sau túng quẫn nữa anh lại quanữa, nhưng rồi cũng không có tiền trả. Tuy nhiên ngườihảo tâm kia vẫn cứ cho mượn hoài, đến khi anh nhà nghèogià và chết. Khi ấy anh bị lôi xuống Diêm Vương, ngục tốttra khảo sổ sách thì thấy anh nợ người láng giềng quánhiều, Diêm Vương ra lệnh: "Bây giờ chú mày phải sanh trởlại làm trâu kéo cày để đền trả nợ trước". Anh chàngđó nói:

- Khôngđược, cho làm trâu không đủ trả, xin cho tôi làm cha nómới đủ trả.

DiêmVương ngạc nhiên quá :

- Tạisao đã thiếu nợ người ta mà còn đòi làm cha người ta nữa?

Anhchàng liền giải thích :

- Nếulàm trâu thì sống bảy tám tuổi, cao lắm mười hai tuổilà chết. Mười hai năm kéo cày trả nợ không đủ. Chỉ cólàm cha là tôi lo cho đến hết đời, nuôi nấng họ đếnhết đời. Hết đời tôi rồi, còn dư bao nhiêu tiền củađể lại cho họ luôn. Nếu tôi còn sống dai thì nó có cháu,có chắt tôi cũng nuôi tất. Như vậy mới khả dĩ trả hếtbởi nợ to quá.

Nhưvậy quý vị thấy làm cha còn nặng hơn làm trâu nữa. Vìlàm trâu chỉ giới hạn bảy tám năm hay chín mười năm thôi,còn làm cha là suốt một đời, trả hoài cho đến đời cháunữa. Và có ai chửi mắng gì mình cũng nhận chịu luôn. Nhậnhết mọi việc như vậy mới đủ trả. Câu chuyện có tínhcách khôi hài, nhưng qua đó chúng ta thấy công ân của chamẹ không thể kể hết, phải không? Cho nên người ta bảokiếp làm cha mẹ đối với con còn hơn kiếp trâu ngựa nữachớ không phải là vừa. Vậy mà nhiều khi con không nhớ,không biết, còn phụ rẫy, bạc bẽo lại với cha mẹ nữa.Thật là tội lỗi biết bao!

Đãkhông biết ơn cha mẹ thì ơn xã hội chắc càng không biết.Nếu người không biết ơn nghĩa gì hết thì con người đógọi là con người gì? Con người vô ơn bạc nghĩa. Đã làngười vô ơn bạc nghĩa thì còn dùng được chỗ nào? Bởivậy muốn thành một người tốt đối với xã hội, trướchết chúng ta phải là người con hiếu thảo với cha mẹ. Dobiết thương cha mẹ nên mình không đánh lộn, cãi lộn, hútthuốc, uống rượu, làm những việc hư thân khiến cha mẹbuồn. Nhờ thế mà mình thành một người tốt trong xã hội.Thế nên hiếu thảo là bước đầu để xây dựng gia đìnhtốt đẹp, xã hội văn minh, quốc gia cường thịnh.

Đếnđây, tôi dẫn một bài phú dạy con, nếu nói đủ tên làbài phú Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi chết, xuống âm ty bảyngày thấy hết các việc ở địa ngục, được sống trởlại làm phú dạy con. Mạc Đỉnh Chi nguyên là một vị Trạngnguyên sống ở cuối đời Trần, cũng là một nhà Nho rấttài ba lỗi lạc. Theo truyền thuyết kể lại, có thời gianông chết luôn bảy ngày. Sau bảy ngày đó ông sống trở lạivà làm bài phú này dạy các con của ông. Bởi trong bảy ngàyđó, ông đã trải qua cảnh âm phủ và được thức tỉnhnên ông muốn các con mình phải ăn ở sao cho hợp đạo lý,khỏi bị đọa xuống địa ngục chịu những tội khổ. Bàiphú rất dài, ở đây tôi chỉ trích một ít đoạn đọc choquý vị nghe :

Bàiphú này là văn Nôm nên có những tiếng rất xưa :

Nhấtthiết thăng trầm,
Mệnhsinh ngũ dục.
Nghiệpnặng nhiều ngày,
Sinh loàihữu trược.
Vì lòngvì dạ,
Thươngcái thương con.
Chịukhó đêm ngày,
Cưu mangđùm bọc.
Đó làphần mở đầu. Ngài nói tất cả chúng ta ở trên thế giannày có khi thăng, có khi trầm. Thăng tức là sanh các cõi trên,trầm tức là chìm các cõi dưới. "Mệnh sinh ngũ dục" tứclà mạng sống mình sanh trong cõi đời ngũ dục này. "Nghiệpnặng nhiều ngày, sinh loài hữu trược", bởi vì nghiệp nặnglâu rồi cho nên sinh trong cõi hữu trược ác thế này. VàNgài kết lại : "Vì lòng vì dạ, thương cái thương con. Chịukhó đêm ngày, cưu mang đùm bọc", người cha người mẹ thươngcon thương cái nên đêm ngày cưu mang, đùm bọc cho nó.

Đoạnkế tiếp :

Mìnhnằm địa ngục,
Vò võđêm ngày.
Mộtmình khó thay,
Chịuthương chịu bức.
Chịem chẳng thấy,
Con cháuhay sao ?
Mìnhkhó mình thương,
Ai coiai sóc.
Thuởngồi chưng thế,
Chưađược bao chày.
Đếnchết bằng nay,
Ngườithui người đốt.
Mệnhsang mệnh khó,
Tiếngkhóc ngập ngừng.
Than tráchthân rằng,
Chẳnghay làm phúc.
Bao nhiêucủa tốt,
Con cáichia nhau.
Địangục tù lao,
Mộtmình chịu chết.
Đoạnnày ông kể khi xuống địa ngục "mình nằm địa ngục, vòvõ đêm ngày", một mình một bóng qua đêm này tháng kia khôngthấy ai hết. "Một mình khó thay, chịu thương chịu bức"tức là chịu đâm, chịu chém bao nhiêu cái khổ nhọc. "Chịem chẳng thấy, con cái hay sao?", có nghĩa là chị em khôngthấy mà con cái cũng không có đứa nào thay thế được chomình. "Mình khó mình thương, ai coi ai sóc", lúc đó chỉ mộtmình, mình chịu khổ chịu khó, lo cho mình chớ không ai coisóc, ngó ngàng mình hết.

Thuởngồi chưng thế, chưa được bao chày" tức là lúc mình cònở trên trần thế chưa được bao lâu."Đến chết bằngnay, người thui người đốt", đến khi mình tạo nghiệp ácnhiều quá, mình chết đi bị thui bị đốt. "Mệnh sang mệnhkhó, tiếng khóc ngập ngừng" nghĩa là sinh mệnh mình chịukhông biết bao nhiêu khổ đau trong các cảnh địa ngục, tiếngkhóc ngập ngừng từng chặng, từng chặng. "Than trách thânrằng, chẳng hay làm phúc", đến lúc đó tự than hồi ở dươngthế mình chẳng hay làm phúc nên bây giờ phải khổ vậy."Địa ngục tù lao, một mình chịu chết. Bao nhiêu của tốt,con cái chia nhau", vì làm cho có nhiều tiền của nên có khiphải làm ác, nhưng lúc chết để lại con cái đứa này chia,đứa kia chia, chia cho hết, còn mình thì "Địa ngục cần lao,một mình chịu chết", con cái có biết chút nào đâu.

Đoạnkế :

Chađà đến đấy,
Biếtđược lòng thương.
Bảochúng con hay,
Ởđời làm phúc.
Lâmchung số hết,
Chokẻo luân hồi
NiệmBụt ăn chay,
Diêmvương mới phục
Dầuphàm dầu thánh,
Miễnđược an nhàn.
Trọngpháp kính thầy,
Thíbần tác phúc.
Cơmăn phải bữa,
Aiđói thì cho.
Bớtmiệng xui lòng,
Mỗingười một chút.
KimCương thường đọc,
Bốthí làm duyên.
Nghiệpdữ thì chừa,
Lànhthì tua cốc.
"Cha đàđến đấy, biết được lòng thương", Ngài Mạc Đĩnh Chichết xuống đó thấy thật rõ ràng, chứng kiến được cảnhấy rồi, nên mới thương xót dạy con "Bảo chúng con hay, ởđời làm phúc", dạy con sống ở trên đời ráng làm phúc,chớ không khéo thì xuống dưới khổ. "Lâm chung số hết,cho kẻo luân hồi", nếu làm phúc thì khi tuổi thọ hết, lâmchung, mình khỏi luân hồi trong các đường dữ. "Niệm Bụtăn chay, Diêm vương mới phục", sống mà biết niệm Phật,biết ăn chay, biết tu hành thì chết Diêm vương mới sợ mình,chứ còn nhiều của nhiều tiền Diêm vương cũng không sợđâu. "Dầu phàm dầu thánh, miễn được an nhàn", mình làmphàm hay làm thánh nhưng đến chết miễn được nhẹ nhàngthảnh thơi là tốt. "Trọng pháp kính thầy, thí bần tác phúc",đối với chánh pháp phải kính trọng, đối với người tuchân chính phải tôn quý. Thí bần là giúp cho kẻ nghèo khó,làm những điều phúc thiện.

"Cơmăn phải bữa, ai đói thì cho", một ngày hai bữa thôi, thấycó ai thiếu thì chia sớt cho họ. "Bớt miệng xui lòng, mỗingười một chút", bớt phần ăn của mình để chia xẻ vớingười.Mỗi người một chút, cùng sống qua ngày qua thángvới nhau, chớ đừng để mình dư dả quá mà người khácđói thiếu, đó là điều không tốt. "Kim Cương thườngđọc, bố thí làm duyên", thường tụng kinh Kim Cương, làmcác việc bố thí để gieo duyên lành. "Nghiệp dữ thì chừa,lành thì tua cốc", nghiệp dữ thì chừa còn nghiệp lành thìnhận hiểu và vâng làm.Tua cốc là hiểu biết. Hiểu biếtvà làm chớ đừng để trôi qua suông.

Nhưvậy đoạn này ông dạy con cái rất là tha thiết, nhắc nhởcon trong cuộc sống này, phải lấy việc làm lành, làm phúclà trên. Khi còn sống biết tu, biết đạo đức thì chếtxuống Diêm vương mới sợ, chớ nhiều tiền nhiều của khôngcứu được mình đâu. Đến đoạn kết :

Hễphường bạo ngược,
Sát,đạo, tà dâm.
Tộinặng muôn năm,
Phảichừa, phải bớt.
Độiơn Trời đất,
Chamẹ sinh thành.
Chogấp chớ chày,
Tuhành làm Bụt.
Ngàidạy con cháu đừng làm bạo ngược. Phường bạo ngược làgì? Là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu,tức ngũ giới. Nếu phạm ngũ giới là phường bạo ngược."Tộinặng muôn năm, phải chừa phải bớt", đó là tội nặng muônđời nên mình phải chừa, phải bỏ. "Đội ơn Trời đất,cha mẹ sinh thành", sống trong Trời đất, trong xã hội thìmình phải biết mang ơn chung tất cả, nhất là ơn sanh thànhcủa cha mẹ. "Cho gấp chớ chày, tu hành làm Bụt", phải gấptu hành chớ đừng chậm trễ, làm sao thành Phật mới là hay.

Bàiphú này dài lắm, tôi không có thì giờ đọc hết cho quývị nghe. Bài phú này còn ghi lại trong văn chương đời Trầnchớ không phải câu chuyện truyền miệng mà thôi. Chúng tathấy Mạc Đỉnh Chi là một nhà Nho, không tin đạo Phật,nhưng chết rồi sống trở lại, chừng đó ông mới tin vàkhuyên con tha thiết, dạy con phải làm sao ăn hiền ở lành,biết niệm Phật, ăn chay, tụng kinh, trọng pháp, kính quýchư Tăng và làm những điều lành. Ông còn dạy con chỉ hưởngmột ít để chia người chứ không vì sung sướng mà thụhưởng riêng mình. Ông sợ nhất là những tội sát sanh, trộmcướp, tà dâm, nói dối, uống rượu vì các tội đó là tộinặng nên muôn năm phải chừa, phải bớt.

Chúngta quy y với Phật, Phật bắt giữ năm giới là để trừ,để chặn các tội bạo ngược đó, không phạm tội thì mớikhông rơi vào địa ngục. Lại còn phải biết ơn Trời đất,ơn mọi người và nhất là ơn cha mẹ. Nên gấp tu hành chớđể chậm trễ.

Câuchuyện trên cho chúng ta thấy việc quan trọng ở trên đời,chúng ta phải tu làm sao tránh khỏi tội cho mình mà cũng làtránh khỏi những tội khổ cho người thân của mình nữa.Tôi kể một câu chuyện khác để quý vị nhớ thêm.

Hồixưa lúc Đức Phật trở về thành Ca-tỳ-la để giáo hóa trongquyến thuộc. Sau đó bà Di mẫu phát tâm xuất gia, bà tìmtới Phật xin xuất gia thì Phật không cho, nên bà buồn bàkhóc. Tôn giả A Nan thấy Di mẫu khóc Ngài xót xa quá, lạinghe Di mẫu kể lể bà quyết tâm xuất gia mà Phật không chịunhận nên bà tủi thân lắm. Ngài A Nan nói : "Để con xin cho,con xin chắc được". Tôn giả liền vô xin với Phật, Phậtcũng lắc đầu. Lúc ấy, Ngài mới kể ơn rằng :

- LúcNhư Lai còn làm Thái tử, sinh ra bảy ngày thì Mẫu hoàng mất,từ đó về sau Di mẫu nuôi Ngài cho tới khôn lớn. Công ơnnuôi nấng đó rất nặng nề, tại sao Như Lai không cho Di mẫuxuất gia để đền ơn khó khổ của Người ?

ĐứcPhật liền trả lời :

- Tađã đền ơn Di mẫu rồi.

NgàiA Nan hỏi :

- NhưLai đền ơn bằng cách nào ?

ĐứcPhật nói :

- Khita về thành Ca-tỳ-la-vệ, ta đã khuyến hóa Phụ vương vàDi mẫu quy y Tam bảo và thọ trì năm giới. Quý vị đã thọtrì năm giới thì ta đã đền công ơn nuôi dưỡng rồi.

Theolời Phật dạy, chúng ta thấy người giữ năm giới bảo đảmkhông sa vào đường dữ. Thế nên, thương cha mẹ không gìquý hơn là làm sao cho cha mẹ phát tâm quy y Tam bảo, biếtgiữ gìn năm giới để mai kia cha mẹ trăm tuổi không đi vàocon đường khổ. Đó là lòng thương song thân của ngườiPhật tử. Chỉ cần khuyên cha mẹ biết giữ năm giới, biếtquy y Tam bảo là đã đủ đền ơn. Cho nên đền ơn cha mẹkhông phải bằng những hình thức vật chất mà đền ơn bằngtinh thần tu hành. Chúng ta thấy Mạc Đỉnh Chi khuyên con cáitránh đường bạo ngược là sát, đạo, dâm, vọng và uốngrượu ; đâu khác Đức Phật nói Ngài thương cha mẹ, giúpcha mẹ giữ được năm giới là đã đền ơn rồi.

Trướctiên, mình phải hiếu thảo với cha mẹ, thì sau con cái mớihiếu thảo với mình. Nếu mình không hiếu thảo với cha mẹmà bắt con cái hiếu thảo với mình thì điều đó không baogiờ có. Tục ngữ có câu :

Nếumình hiếu với mẹ cha,
Chắccon cũng hiếu với ta khác gì.
Nếumình ăn ở vô nghì,
Đừngmong con hiếu làm gì hoài công.
Đó,"nếu mình hiếu với mẹ cha, chắc con cũng hiếu với ta khácgì", nếu mình hiếu thảo với cha mẹ thì chắc rằng con mìnhsẽ hiếu thảo với mình, không có gì khác hết. "Nếu mìnhăn ở vô nghì" tức là ăn ở bất hiếu với cha mẹ, "đừngmong con hiếu làm gì hoài công", nếu ăn ở bất hiếu vớicha mẹ, mà lại mong con hiếu thảo với mình thì đó là chuyệnhoài công, vô ích, không bao giờ có. Đến đây tôi kểmột câu chuyện vui nữa :

Hồixưa, có một anh chàng còn trẻ, mới mười tám đôi mươithôi mà anh bất hiếu với cha mẹ quá chừng nên thiên đìnhbắt tội, sai Thiên lôi đánh anh một cái cho nát thây đểtrị tội bất hiếu. Nhưng Thiên lôi vừa cầm búa chực đánhthì anh thấy, anh chụp tay Thiên lôi lại và hỏi :

- Ngàilà Thiên lôi cũ hay Thiên lôi mới ?

Thiênlôi ngạc nhiên quá :

- Cũmới gì chuyện của tao, không có quan hệ đến mày. Mày bấthiếu thì tao đánh mày.

- Không.Nếu Ngài là Thiên lôi mới thì đánh tôi, tôi chịu ; cònNgài là Thiên lôi cũ thì cho tôi nói chuyện.

Khôngbiết chuyện gì, Thiên lôi ngừng tay lại nghe hắn nói :

- Batôi bất hiếu với ông nội tôi bằng ba lần của tôi màba tôi không bị ông đánh, bây giờ tôi bất hiếu mới bằngmột phần ba của ba tôi mà ông đánh tôi, vậy không hợplý rồi.

Thiênlôi đành buông búa đi về.

Quývị thấy câu chuyện có vẻ tiếu lâm, nhưng nói lên đượcý nghĩa cha bất hiếu thì sanh con cũng bất hiếu, không thểnào khác hơn được. Tất cả chúng ta ai cũng muốn con cáisau này hiếu thảo thì bản thân mình phải là những ngườicon hiếu thảo. Có nghĩa là chúng ta vừa làm bổn phận củamình mà vừa làm gương cho con noi theo. Đó là một đức tínhtốt, lợi mình lợi người. Nếu chúng ta không hiểu, chỉmột bề sống cho được thỏa thích riêng mình, mà quên ơnlớn của cha mẹ thì về sau chắc chắn sẽ bị con cái phụrẫy.

Chamẹ về già thường có những việc dễ làm mình buồn lắm.Thứ nhứt là già hay bệnh hoạn. Già với bệnh theo nhau, bệnhhoạn chừng năm bảy bữa thì con cháu còn sốt sắng, chứbệnh hoạn tháng này qua năm nọ thì con cháu lo lắng lâu ngàydễ sanh buồn chán. Thứ hai, già yếu hay đau nhức nên thườngsanh bực bội, phiền não. Phiền não nên dễ giận, dễ quạulắm. Con cháu đụng chút liền giận laá; mà la hoài thì nócũng chán nữa. Thứ ba là cha mẹ già bệnh hoạn ít đi đâuđược, cứ ngồi trông đứa này, trông đứa kia. Nếu concháu chậm về thăm thì buồn phiền, trách móc. Như vậy, concái thường chán cha mẹ vì bệnh hoạn, vì hay rầy rà, vìhay buồn trách. Do chán nên sanh ra coi thường, vì vậy trởthành bất hiếu.

Tôixin hỏi tất cả quý vị, mai này chúng ta có già không? Có.Nếu bây giờ mình chán ông mình, cha mình, mẹ mình già sanhtật khó, hay trách cứ nên mình không vui. Không vui nên mìnhbỏ lãng, mà bỏ lãng thì thành bất hiếu. Ngày nay mình bỏlãng cha mẹ được thì mai này con mình cũng bỏ lãng mìnhluôn. Bởi vì khi già mình cũng có những tật y như vậy. Ngườitrước thế nào thì người sau cũng thế ấy thôi. Cho nêndù cha mẹ có khó tính mấy, có bệnh hoạn nhiều, có rầytrách bao nhiêu đi nữa chúng ta cũng vui chịu. Vì nghĩ rầngcông ơn cha mẹ không làm sao đền đáp cho cân. Bổn phậnlàm con phải lo cho cha mẹ, dù chết thân, dù hết của mìnhcũng làm chớ không vì cái vui riêng, cái lợi riêng mà bỏcha bỏ mẹ. Như vậy là trái với đạo lý.

Hômnay nhân ngày lễ Vu Lan chúng tôi dẫn một ít đoạn, vừaca dao tục ngữ, vừa những lời phú của Mạc Đỉnh Chi đểnhắc cho tất cả quý Phật tử biết thế nào là tội, thếnào là phước, thế nào là nên làm, thế nào không nên làm.Nhất là suốt đời không bao giờ mình dám bất hiếu. NgườiPhật tử có hiếu phụng thờ, lo lắng cho đến ngày nào chamẹ qua đời mà lòng vẫn còn thương mến, như vậy mới đúngtinh thần Phật dạy. Chúng ta không chỉ lo ăn mặc thôi, nếucha mẹ còn sinh tiền phải khuyến hóa làm sao cha mẹ phátBồ đề tâm, biết làm điều phúc, tránh điều tội và biếthướng về Tam bảo tu hành. Đó mới là gốc của hiếu đạo.Nếu cha mẹ đã phát tâm biết làm phúc, biết tu rồi thìchúng ta trợ lực cho sự tu hành đó càng ngày càng tinh tấnhơn, đó là tinh thần của người con hiếu thảo trong đạoPhật.

Quývị đã có mặt trong hội Vu Lan này, tôi mong rằng chúng takhông đặt việc gì trên cha mẹ, cha mẹ là trên tất cả.Suốt đời chúng ta phục vụ thờ kính cha mẹ cũng chưa xong,đừng nói gì năm năm bảy năm, cho nên phải tu tập hiếuhạnh. Đó là chúng ta đã tạo một nền tảng phúc đức chomình mà cũng là tạo dựng duyên lành cho con cháu bắt chướcở mai sau. Mong rằng quý vị nhớ và cố gắng thực hành theo.Được vậy mới thật xứng đáng người con hiếu thảo, làngười Phật tử chân chính trong đạo.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2023(Xem: 5589)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức, thân mẫu chúng con khi sinh tiền dốc lòng vun trồng cội phúc, gieo nhân chí thiện cần mẫn cực nhọc lo lắng cho chúng con. Nhớ lại những khi răn bảo dặn dò, những lúc nhọc nhằn nuôi dưỡng. Nhưng hởi ôi ! Ân sâu chưa trả, nghĩa nặng chưa đền mà ngày nay người đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nhớ thương cho con cháu. Thật: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, Con muốn phụng dưỡng mà Cha Mẹ đã khuất bóng.
13/09/2023(Xem: 1536)
Chùa An Lạc tọa lạc tại số 5249 30th Street, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Chùa được thành lập vào năm 1979. Ngôi chùa uy nghiêm, khang trang, mang vẻ đẹp kiến trúc phương Đông ngày nay được xây dựng vào ngày 19/6/2004. Chùa có diện tích gần 3 mẫu Anh. Chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội … của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại thành phố Indianapolis.
11/09/2023(Xem: 3403)
Con ơi mẹ chẳng cần chi Mong con ứng xử những khi mẹ còn Cho đúng bổn phận làm con Là gương sáng để con soi con vào Cho dù sức khỏe thế nào
10/09/2023(Xem: 970)
Hạnh Nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát qua lời thuyết giảng của HT. Thích Phật Đạo
10/09/2023(Xem: 1103)
Talk Show: Vu Lan Mùa Hiếu Đạo 2023 tại Đài Pháp Ấm Phật Giáo Toàn Cầu
10/09/2023(Xem: 1071)
Nhạc phẩm: Bông Hồng Cài Áo (3 tiếng hát của HT Thông Hải, TT Châu Thiện, CS Thùy Linh)
10/09/2023(Xem: 1014)
Đôi Bàn Tay Mẹ | Thuỳ Linh | Sáng tác và Trình bày
10/09/2023(Xem: 956)
Mẹ Tôi | Thuỳ Linh Phổ Nhạc Từ Thơ Của HT. Thích Quảng Thanh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567