Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về nguồn gốc lễ bông hồng cài áo

06/08/201002:55(Xem: 7303)
Về nguồn gốc lễ bông hồng cài áo

red_rose_47



Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
Điều đáng nói là một sự kiện quan trong như vậy của Phật Giáo Việt Nam hầu như không được các sử sách Phật Giáo trong nước cũng như hải ngoại đề cập tới.
Dường như chỉ có một cuốn sách duy nhất nói tới sự kiện này là cuốn ghi chép về thơ thầy Nhất Hạnh của sư cô Chơn Không Cao Ngọc Phượng (Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát, nhà xuất bản Lá Bối, Paris 1980). Sự lãng quên nào cũng có dụng ý của nó, và những dụng ý đó không thiếu trong những cuốn sử về Phật Giáo Việt Nam khi đề cập tới các Phật sự do ni giới hay giới cư sĩ thực hiện. Mùa Vu Lan tượng trưng cho sự tri ân và báo hiếu của Phật Giáo, nên cũng là dịp để chúng ta phủi bớt đi lớp bụi của sự lãng quên này.
Năm 1962 sư ông Nhất Hạnh phổ biến đoản văn Bông Hồng Cài Áo,trong đó ông giới thiệu tục lệ cài một bông hoa trên áo trong ngày Mother’s Day của người Nhật. Ông viết: Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục lệ cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan. Ông cho biết bông hoa mà cô sinh viên người Nhật cài cho ông trong ngày Mother’s Day ở Đông Kinh là hoa cẩm chướng, không phải hoa hồng.
Lúc đó Nhất Hạnh chưa phải là một tên tuổi có sức thu hút mạnh trong giới Phật tử trẻ. Chỉ có một số nhỏ sinh viên biết đến ông. Tuy thế, đề nghị nói trên của Nhất Hạnh được một số thành viên trong Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đón nhận một cách tích cực. Họ chép tay đoản văn Bông Hồng Cài Áo thành thành hàng trăm bản và cho phổ biến ngay trong nội bộ đoàn. Lễ Vu Lan năm đó (1962), đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo tại chùa Xá Lợi: họ mời tất cả những người dự lễ nếu còn mẹ cài một bông hoa hồng màu đỏ lên áo, những người mất mẹ cài một bông hoa hồng màu trắng trên áo.
Có thể đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện được điều này nhờ hai yếu tố thuận lợi:
1- Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử toàn quốc họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn (trụ sở của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam) từ ngày 26 tới 28 tháng 12.1961 với khoảng 200 đại biểu tham dự. Đại Hội biểu quyết: a- bản nội quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam; b- quyết định hợp nhất Gia Đình Phật Tử thuộc Ban Hướng Dẫn bốn đoàn thể Phật Giáo (Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Trung Việt, Nam Việt, Việt Nam Phật Giáo và Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam) dưới sự lãnh đạo của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam; c- bầu Ban Thường Vụ của Ban Hướng Dẫn Trung Ương với Thượng toạ Thiện Hoa làm Trưởng Ban, các thành phần khác đều là các huynh trưởng kỳ cựu của GĐPT.
Lúc đó Sinh Viện Phật Tử Sài Gòn là đoàn đầu tiên về loại này (đoàn Sinh Viện Phật Tử Huế mãi tới tháng 3.1963 mới được thành lập), nên các hoạt động có tính Phật sự của họ dễ được sự yểm trợ tinh thần dù ẩn hay hiện của ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT.
2- Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt từ năm 1955, nắm quyền quản trị chùa Xá Lợi, là một cư sĩ học giả Phật học có tinh thần khai phóng không cố chấp bảo thủ, nên không ngăn cản việc đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đưa một nghi thức mới lạ nhưng dễ thương vào lễ Vu Lan.
Có thể nói qua việc thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan 1962 tại chùa Xá Lợi, đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đã chứng tỏ được khả năng tổ chức. Họ sẽ trở thành lực lượng xung kích lôi cuốn các sinh viên học sinh khác, làm bùng nổ lớn cuộc đấu tranh của Phật Giáo chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm từ tháng 5.1963, dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền này vào đầu tháng 11.1963.
Đầu năm 1965 nhà xuất bản Lá Bối ở Sài Gòn xuất bản cuốn Bông Hồng Cài Áo nhưng không giữ bản quyền, nên cuốn sách mỏng này được phổ biến rất rộng qua nhiều đợt in khác nhau. Nó trở thành cuốn sách được biết đến nhiều nhất của Nhất Hạnh.
Nhà văn Cộng sản Anh Đức kết án tác giả Bông Hồng Cài Áo “cố ý làm cho người ta chỉ nhớ đến bà mẹ cá nhân của mình mà quên đi bà mẹ lớn lao là tổ quốc” (trong Bức Thư Cà Mau, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội 1966).
Năm 1967, một nhạc sĩ quen thuộc với giới sinh viên Phật tử Sài Gòn là Phạm Thế Mỹ phỏng theo ý văn của Nhất Hạnh trong đoản văn trên, viết bản nhạc Bông Hồng Cài Áo. Bản nhạc này lập tức được các đơn vị Gia Đình Phật Tử miền Nam đón nhận và đưa vào nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan. Kể từ đó bản nhạc này gắn bó với nghi thức Bông Hồng Cài Áo.Bông Hồng Cài Áo, Sáng Tác: Phạm Thế Mỹ | Ca Sĩ: Bằng Kiều
Tại hải ngoại, nghi thức Bông Hồng Cài Áo,được nhiều bài báo Mỹ ca ngợi. Họ cho rằng lòng hiếu đễ được nâng lên thành một nghi thức tôn giáo là một điểm sáng của Phật Giáo đáng được đặc biệt lưu ý. Có điều họ chưa biết nghi thức này là một đặc điểm riêng của Phật Giáo Việt Nam và trở thành một truyền thống trong lễ Vu Lan là nhờ nỗ lực liên tục của các đơn vị Gia Đình Phật Tử từ năm 1962 tới nay.

* Tâm Huy Aug 20, 2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 4216)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
12/08/2011(Xem: 4026)
LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?
11/08/2011(Xem: 4064)
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỷ, sinh về thiên giới.
11/08/2011(Xem: 4177)
T rước 1975, nơi thị xã Nguyên ở, hằng năm cứ vào đầu tháng 7 âm lịch, trên các góc đường của ngã tư lại thấy xuất hiện các anh chị trong Gia Đình Phật Tử làm công tác cài hoa lên áo cho dân phố, nhân mùa Vu Lan về.
11/08/2011(Xem: 7167)
Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã được dạy dỗ từ tấm bé: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
10/08/2011(Xem: 9128)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
10/08/2011(Xem: 4513)
Chứng được sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.
09/08/2011(Xem: 5689)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 8309)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 7200)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]