Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chút kỷ niệm về Mệ Nội tôi!

03/08/201107:06(Xem: 4573)
Chút kỷ niệm về Mệ Nội tôi!

red_rose_52
Chút kỷ niệm về Mệ Nội tôi!

Người đời thường hay bảo nhau “Cháu của bà Nội mà tội cho bà Ngoại” nhưng Mệ Nội tôi có lẽ không đủ phước báu để được hưởng cái đặc ân đó. Trái lại, Mệ đã một lòng chăm nom và dạy dỗ đàn cháu Nội trần ai khoai củ này, thật tội nghiêp!.

Nếu một ai đó nêu lên hết được những đức tính và nét đặc trưng, tiêu biểu nhất về người phụ nữ Huế mà người ta thường hay gọi là mấy “O gái Huế” thì tội dám bảo đảm là mệ Nội tôi thừa hưởng đầy đủ không dưới 99% cái “chất Huế” đó.

Có lẽ xuất thân từ con nhà giáo, được dạy dỗ trong vòng rào lễ giáo khắt khe, được uốn nắn theo đúng khuôn mẫu nho giáo là phải đầy đủ “Tam tòng “ và “Tứ đức” cho nên Mệ Nội tôi rất ư là nền nếp, gia giáo và khó tính, khó khăn…… có lẽ đặt từ “khó” làm thừa số chung cho tính nết mệ tôi là không trật chút mô hết! Và vì muốn “uốn, ép” cho những đứa cháu gái của mình có được những phẩm chất “công dung ngôn hạnh” vẹn toàn và phải cho ra cái nét riêng của mấy O gái xứ Huế mà Mệ tôi phải “nhẫn nhục” chịu đựng huấn luyện cho lũ cháu “kêu Trời không thấu” ni thật gắt gao!

Tết Mậu Thân xong thì Ba Mạ tôi quyết định vô Sài Gòn, lúc đó Ôn Mệ Nội tôi vô cùng lo lắng cho chị em tôi sẽ dễ bị hư hỏng khi sống ở nơi đô thị phồn hoa đầy dẫy ăn chơi, đua đòi ấy. Ôn Mệ đã giữ lại hai chị và anh tôi ở Huế cho đến sau mùa hè đỏ lửa thì mới chịu vào. Khi vô Sài Gòn ở với chị em tôi là Mệ ra chỉ thị liền “đi ra ngoài học và làm việc thì nói giọng Nam cho khỏi bị “khó nghe” nhưng khi về tới nhà thì phải giữ giọng Huế cho Mệ hí!” Tôi nhớ có một lúc Sài Gòn có trào lưu cắt tóc xì-tôn ngắn. Hai người chị đầu của tôi thí nghiệm liền. Ui chao ơi, Mệ tôi rất giận khi nhìn thấy, và vì sợ tôi học đòi theo mấy chị, bạn bè thế là Mệ đã mở chiến thuật “dụ địch” với tôi bằng cách ngon ngọt đủ điều nào là con phải giữ mái tóc dài thì mới đúng là con gái Huế….. và cứ cách 2,3 ngày là Mệ đi chợ mua bồ kết và chanh về để gội đầu cho tóc tôi được mượt mà, khiến cho tôi lúc đó mặc dầu thèm thuồng muốn đi cắt tóc cho model với bạn bè mà không đành lòng chút mô hết!

Những lúc nhà tôi có cúng giỗ, tiệc tùng chi là Mệ tôi bắt mấy chị em tôi phải xuống nhà bếp ngồi coi mọi người làm với lời “thủ thỉ” rất chí lý mà tụi tôi phải luôn tuân phục đó là: “Đành rằng nhà có người làm nhưng mấy đứa con là con gái phải xuống ngồi coi làm mà bắt chước để sau ni có đi làm dâu nhà người ta cũng biết mà phụ hoặc khi lập gia đình, vợ chồng bây có thất cơ lỡ vận cũng biết lo cơm nước, vun vén gia đình chứ lúc nớ tiền mô mà nuôi người làm?”. Qủa thật, không cần tụi tôi lâm vô cảnh thất cơ chi cả mà qua cái xứ ni không biết làm thì ai làm cho đây???

Mỗi lần “uốn nắn” hay “tu bổ” cho đứa cháu vụng về như tôi là mỗi lần mệ tôi lại “nhả” ra một câu ca dao, tục ngữ để minh họa cho lời dạy của mệ tôi liền lập tức. Có lẽ Mệ sợ tôi tủi thân vì bị xấu xí nhất nhà nên cứ rù rì rủ rỉ cái câu “cái nết đánh chết cái đẹp” nghe con “…xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người” hí! Nhưng Mệ tôi mô có biết mấy cái câu ni đã bị lỗi thời qúa rồi, chỉ áp dụng hồi xưa thôi chứ bây giờ “cái đẹp đã đánh bẹp cái nết” mất tiêu rồi còn đâu??? Và cũng bởi vì một ngày tôi “bị la 85 dạo” (đó là câu nói đặc trưng của người Huế ám chỉ bị la rầy hoài) mà bụng tôi đã chứa cũng khá no cái kho tàng ca dao tục ngữ của tổ tiên mình. Sau này khi tôi đã trưởng thành mỗi lần bưng một tô cơm để đầy thức ăn tới trưóc mặt Mệ tôi, mệ tôi liền tức thì:”cái con ni.,….” và tôi tiếp lời ngay không cần suy nghĩ “ăn xem nồi ngồi xem hướng” phải khôn Mệ? Hoặc tôi chưa kể nội dung câu chuyện mà đã lo cười ngặt nghẽo là bị càm ràm “cái con ni…” tôi tiếp ngay “chưa nói đã cười chưa đi đã chạy là người vô duyên” chứ chi?.. v.v … Cứ mỗi lần như rứa là Mệ tôi háy tôi rồi nhoẻn miệng cười khoái chí để lộ hàm răng nhuộm, đen tuyền trông rất có duyên.

Tôi nhớ ngày xưa Mệ tôi hở chút là la “con gái Huế chi mà ăn nói như súng bắn đò đưa không nhỏ nhẹ, từ tốn chút mô hết…” hoặc “đi đứng ào ào, không nhẹ nhàng khoan thai thì là con gái Huế chỗ mô?…..”v.v… và v.v…. Thiệt tình mà nói những lúc đó tôi rất up set vì thầm nghĩ con gái Huế là chi mà ghê hồn rứa không biết? Có khác chăng con gái các miền khác cũng chỉ tại, bởi, vì ….cái giọng nói “trọ trẹ” mà khiến đi tớí chỗ mô cũng bị thiên hạ nhái tới nhại lui và chọc ghẹo chứ ngon lành chi? Bây giờ thỉnh thoảng ngồi nhớ lại tôi chỉ biết cười một cách buồn bã vì mãi mãi về sau tôi sẽ không còn được nghe những câu la mắng đầy chân tình và dễ thương như rứa nữa, có chăng đó chỉ là ước mơ?

Mệ tôi rời bỏ chúng tôi đã hơn 5 năm nhưng tất cả những gì về Mệ dường như đã được tôi thu vào một góc nhỏ trong trái tim của tôi. Mỗi khi mùa đông đến, tôi đều đem chiếc áo len của Mệ tôi để lại ra mặc. Tôi xin Ba Mạ tôi cho tôi được giữ lại làm kỷ niệm chung với cái mũ len và xâu chuỗi hạt đeo cổ mà Mệ tôi hay lần chuỗi khi tụng kinh, niệm Phật. Tôi vẫn cảm giác ra được cái mùi quen thuộc của Mệ tôi. Tôi có thể hình dung ra được một cách rõ nét về người phụ nữ nhỏ thó nhưng rất cứng rắn, thông minh bên cạnh sự khôn khéo, tế nhị và vô cùng kín đáo ni. Tôi có thể cảm ra được cái dí dỏm của Mệ khi trò chuyện nhưng rất sâu sắc. Mệ tôi thọ Bồ Tát giới cho nên cứ rằm và 30 là lên Chùa thọ bát. Lúc mô Ba tôi bận không chở đi được là Mệ kêu chị em tôi chở giùm cho đỡ tốn tiền xích lô. Mệ rất tằn tiện trong việc chi tiêu cho bản thân, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, chỉ để dành tiền đặng cúng dường tam bảo và bố thí, giúp bà con chòm xóm ai gặp khó khăn và người nghèo khổ thôi. Mệ luôn luôn tập cho chúng tôi “nhìn xuống” và biết cảm thông, chia xẻ với người chung quanh, nhất là những người khốn khó trong đời sống vật chất cũng như tinh thần. Với châm ngôn của Mệ là “ai răng mình rứa”, sống một đời chỉ biết “an phận thủ thường”.

Nói về kỷ niệm của Mệ cháu tôi thì ôi thôi hằng hà sa số, không tài nào kể hết được chỉ biết rằng trong những ngày tháng nuôi nấng dạy dỗ con cái của mình, tôi đã tự bao giờ được truyền thừa lối dạy dỗ của Mệ mà nào hay để rồi đôi lúc tôi đã bắt gặp Mệ đâu đó trong tôi và tôi cảm thấy mình thật diễm phúc vì ít nhiều chi tôi cũng mang trong mình dòng máu của Mệ.

Nếu ngày hôm nay trong chúng tôi có được những đức tính gọi là tốt đẹp thì chắc chắn rằng chúng tôi đã được thừa hưởng từ “gia tài” Mệ Nội tôi để lại và nếu những tật xấu mô mà hơi là lạ một chút thì “Mô Phật” chắc cũng mô đó từ người Mệ yêu dấu này ban tặng cho!

Ai sợ và áy náy trước câu tục ngữ “Con hư tại Mẹ, cháu hư tại Bà” chứ riêng Mệ Nội tôi thì chỉ có “Hắn hư tại hắn, chứ cháu nên là nhờ Bà” thôi, phải không Mệ?

Melbourne Vu Lan 2009

Quảng Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4654)
Không ai sinh ra đời lại không có mẹ có cha, nhưng trên thực tế cũng có một số ít người bất hạnh vẫn chưa một lần gặp cha thấy mẹ, có thể vì chiến tranh cha mẹ mất sớm, hay một lý do thương tâm nào khác. Nhưng dù gì đi nữa, không một người mẹ người cha nào lại không thương con. Tình cảm đó như thế nào, tôi nghĩ ai đã làm mẹ làm cha hiểu nhiều hơn bất cứ ai hết. Dù chúng ta có thể là kẻ bất hạnh, nhưng ý niệm đẹp về mẹ về cha vẫn còn thì chúng ta vẫn còn mẹ và cha, vẫn hân hạnh được làm người con có hiếu.
10/04/2013(Xem: 2945)
Mẹ Việt Nam Năm ngàn năm tổ quốc oai hùng Năm ngàn năm lịch sử huy hoàng Để muôn đời là núi là sông
10/04/2013(Xem: 9485)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 5952)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
09/04/2013(Xem: 2725)
Trước thời kỳ Phật giáo Tranh đấu cho quyền Tự do và Bình đẳng Tôn giáo năm 1963, tại Huế, có một danh xưng truyền thống phổ biến mà người bình dân cũng như hàng quý tộc Phật tử xứ này luôn dùng xưng hô với quý Thầy cao niên hàng danh tăng, đạo hạnh, đó là tiếng “Ôn”. Trong ngữ âm tiếng Huế, từ “Ôn” được phát âm một cách khiêm cung, trìu mến, trang trọng bằng âm hưởng “ôôn” nằm lưng chừng giữa ngữ âm cuối “ôn” trong tiếng Bắc và “ông” trong tiếng Việt phổ thông.
08/04/2013(Xem: 49460)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
08/04/2013(Xem: 4370)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 18213)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 11931)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567