Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Qui Sơn Cảnh Sách

05/02/202205:05(Xem: 3211)
Qui Sơn Cảnh Sách
Qui Son Canh Sach_Thich Bao Lac

LỜI NÓI ĐẦU 

Cho tới nay có ít nhất mười nhà dịch giả (thuật) bộ Qui Sơn Cảnh Sách sang Việt ngữ như trong sách Phật Tổ Tam Kinh (1950; của Vô Danh Thị), Hòa Thượng Thích Hành Trụ (1972), Tuệ Nhuận (1973); Chư Thượng Tọa, Đại Đức dạy chúng, tại các trường Phật học Báo Quốc, Linh Ứng (Non Nước), Nguyên Thiều (Bình Định), Ấn Quang (Sàigon), Lưỡng Xuyên (Trà Vinh), Phật Ân (Mỹ Tho), Huệ Nghiêm (Gia Định) v.v... đều giảng dạy tăng sinh bộ sách quý này.

Tại sao chúng tôi vẫn tiếp tục dịch luận bản văn trên sang tiếng Việt làm gì?

Vẫn biết có nhiều vị uyên thâm Phật học đã dịch văn Cảnh Sách, song văn phong mỗi thời một thay đổi; hoàn cảnh Giáo Hội - Tăng Đoàn – mỗi giai đoạn không giống nhau. Từ khi có số Phật Tử Việt tỵ nạn đông đảo tại hải ngoại đến nay gần hai mươi năm, tình trạng Phật giáo có phức tạp, đổi thay. Chưa có vị nào dịch luận văn “Cảnh Sách” cho thích hợp trào lưu hiện tại, có thể nói là thời kỳ vô cùng giao động trong giới nhà tu Phật và Phật Tử nói chung, nếu nhìn theo nhiều góc cạnh khác nhau trong công cuộc hoằng dương Phật pháp tại hải ngoại.

Vì lẽ đó, chúng tôi mạo muội dịch, dẫn giải và bình luận bản văn ngắn gọn, khúc chiết của tổ Qui Sơn, là bài “Cảnh Sách” này, theo một tinh thần mới với cái nhìn từ bên trong, nhằm mục đích:

-Tự răn nhắc cảnh tĩnh mình; có nhiều lúc vì công việc bận rộn, do chức vị hoặc ưu thế... khiến tâm tư mù quáng; lòng khinh thường ngạo mạn khởi lên mà không tự kiểm được. Nhờ những lời sách tấn tu hành cụ thể soi sáng mà trừ diệt được những tà niệm để dũng mãnh tiến bước theo dấu chân của Phật và Tổ. Cùng nhau sách tấn tu hành, đem ánh sáng đạo vàng soi sáng nhân sinh để làmrạng danh tiền đồ Phật giáo. Đó cũng là sứ mạng và bổn hoài của người xuất gia muốn đền đáp bốn ân trong muôn một.

Trong công cuộc hoằng pháp, người xuất gia có công suy nghĩ trong việc sáng tác, dịch thuật; người Phật Tử tại gia góp của in ấn cho những tác phẩm (Kinh luận) lưu hành sâu rộng trong Cộng Đồng Phật Tử. Đó là lý do để tập sách dịch luận nhỏ này được hoàn thành trong mùa Phật Đản, Phật Lịch 2615 (1991) với tâm nguyện tặng biếu quý độc giả đọc hiểu thêm về những điều cần thiết.

 

Cầu cho hết thảy chúng sanh

Nguyện đem công đức ấn kinh lưu truyền

Nguồn từ rưới khắp nhân thiên

Xây tòa an lạc mãn viên đạo vàng

Vô dư thể nhập Niết Bàn

Chứng nên Phật quả thiện toàn Chân Như

 

Xin chân thành tri ân chư thiện hữu tri thức xa gần đã góp ý kiến cho chúng tôi trong việc dịch giải này, và xin đa tạ quý Phật Tử đã góp phần tịnh tài in ấn tập sách luận nhỏ này. Nhờ sự trợ duyên quý báu của quý vị mà công cuộc hoằng pháp trở nên dễ đàng và hữu hiệu. Ngưỡng nguyện Tam Bảo chứng minh cho tất cả quý vị.

 

Cầu nguyện Phật pháp mãi trường tồn,

Chúng sanh sống hòa bình an lạc.

 

 

Sydney, ngày 24/4 Tân Mùi (6/6/1991)

Tỳ Kheo Thích Bảo Lạc

 

 

 

 

ht bao lac

Đôi lời trong lần tái bản

 

Tập luận Qui Sơn Cảnh Sách nhỏ này được ấn tống trong mùa Phật Đản, năm Tân Mùi, 1991; đã được khắp nơi đặc biệt chú ý đón nhận như một sinh phong mới của hai mặt: dịch giải và bình luận.

Có số độc giả ở xa như Pháp, Đức, Hoa Kỳ gởi thư xin thỉnh sách, rất tiếc chỉ còn một số ít giữ lại cho thư viện Pháp Bảo, không thể đáp ứng nhu cầu đòi hỏi được. Tập sách này không những cung ứng nhu cầu học hỏi của giới tăng ni sinh xuất gia làm chuẩn đích trong sự tu hành, mà còn thỏa mãn việc nghiên cứu của người Phật tử cư sĩ trong lãnh vực tri thức chuyên biệt. Cuốn sách đã được nhiều bậc tôn túc tán trợ trên một số vấn đề căn bản người xuất gia nơi phần bình luận và nhận xét. Một số độc giả tri thức xin tạm không nêu danh tánh, đọc xong sách nhiệt liệt ca ngợi viết thư bày tỏ với dịch giả trong hai điểm: dám nói thẳng và nói sự thật mà xưa nay giới thiền gia hầu như ít có ai đề cập tới. Đó là lý do mạnh mẽ để tác phẩm tái hội với độc giả xa gần, nhất là những ai chưa có cơ hội đọc qua.

Ở đây dịch giả chân thành cảm tạ quý Ngài và quý vị đã để thì giờ và tâm ý soi sáng việc pháp lạc cao quý này.

Cầu nguyện Phật pháp vĩnh trường tồn, chúng sanh an lạc.

 

Sydney 30 tháng 9 năm 1994

Dịch giả Thích Bảo Lạc

 

 

pdf-icon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 27457)
Tập sách mỏng này được hình thành từ một ý tưởng sáng tạo khá độc đáo của các tác giả. Nội dung chính của tập sách dựa vào hai bản kinh: Phụ mẫu ân nan báo kinh và Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh. Tuy nhiên, đây không chỉ là bản dịch tiếng Việt của những kinh này, mà các tác giả đã dựa vào đây để truyền đạt lại nội dung theo phong cách kể chuyện, với lối văn giản dị và trong sáng, dễ hiểu. Bằng cách này, chắc chắn những nội dung truyền đạt nơi đây sẽ trở nên gần gũi, dễ nắm bắt hơn đối với các bạn trẻ, là đối tượng chính yếu của tập sách.
17/08/2014(Xem: 24072)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
17/08/2014(Xem: 19288)
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
17/08/2014(Xem: 14802)
Phát tâm Bồ Đề - Đạt Lai Lạt Ma; Việt dịch: Phan Châu Pha - Tiểu Nhỏ
17/08/2014(Xem: 21210)
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.
17/08/2014(Xem: 14014)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ đã quên mất cả nguyên văn: Chàng như mây mùa thu Thiếp như khói trong lò Cao thấp tuy có khác Một thả cũng tuyệt mù Đọc lại bài thơ rất nhỏ, từng chữ, từng vần. Rất nhỏ, đủ để một mình mình nghe. Cho đến khi lời thơ tan rã, ý thơ nhạt nhòa, cho đến khi trong tôi, về bài thơ, rớt lại chỉ còn một chút buâng khuâng không tên thì tôi lặng thinh đi vào cái buâng khuâng đó. Quanh một chữ. Tuyệt mù. Nghĩ đến một cánh chim thoáng trên mặt nước. Bóng chim, nước không lưu giữ. Chim đâu lưu giữ lại đường bay? Khói mây tan tác. Âm thanh, màu sắc cũng vậy. Cũng vậy, thiếp và chàng. Tất cả, một thả cũng tuyệt mù. Kể cả chữ và lời. Kinh và kệ. *
17/08/2014(Xem: 16804)
Tôi rất vui mừng được giới thiệu cùng quý vị độc giả tập sách này - được trình bày song ngữ Anh-Việt - như một cầu nối giữa tri thức khoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cho là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷ này. Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-lai Lạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin. Nhan đề tiếng Việt của sách và tiêu đề của một số chương là do chúng tôi tự đặt để giúp độc giả tiện theo dõi nội dung từng phần. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận, chúng tôi đã không đặt thêm các tiêu đề tiếng Anh tương ứng.
17/08/2014(Xem: 18674)
Chúng con xin trân trọng giới thiệu bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP đến cùng chư vị với tâm nguyện góp một phần nhỏ vào việc chia sẻ những lời Phật dạy cho lớp trẻ hôm nay. Cuốn sách được hình thành từ năm 2001, khi chúng con thử nghiệm tổ chức những lớp học Phật pháp cho các em thiếu nhi ở những vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An... Khi ấy, vì thiếu thốn giáo trình dành cho thiếu nhi, chúng con đành mạo muội tự biên soạn để có cơ sở giảng dạy. Tài liệu tham khảo lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu dựa vào bộ Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Vừa làm, vừa áp dụng vào thực tế, chúng con đã rút kinh nghiệm chỉnh sửa dần dần. Đến nay, đã thử nghiệm giảng dạy cho hàng nghìn em, nhận thấy tương đối phù hợp và đạt hiệu quả tốt nên chúng con mới dám xuất bản một cách chính thức, mong sẽ hỗ trợ cho những ai có nhu cầu học Phật có thêm một tài liệu để tham khảo.
17/08/2014(Xem: 12263)
Văn hóa ẩm thực có từ lâu đời. Việc ăn chay được Phật giáo truyền bá và phát triển từ tinh thần từ bi, hình thành một số nét văn hóa trong việc ăn chay với nhiều nét đặc sắc, trong đó Văn hóa Thiền - Trà từ sự kết hợp giữa ý nghĩa của việc thưởng trà và những điều tinh yếu của Đạo Phật. Trà và Thiền có nhiều nét tương đồng nên sự kết hợp của chúng đã hình thành một hình thức sinh hoạt tao nhã trong ẩm thực Phật giáo: Những tách trà Thiền. Đó cũng là lý do ra đời của tập sáchThiền trà và Ăn chay.
17/08/2014(Xem: 12627)
Rất nhiều trong số những khái niệm và nhận thức của chúng ta được xây dựng dựa trên những định kiến và quy ước. Những gì được cho là tốt, xấu, hay, dở... ở một nơi này lại rất có thể sẽ không được đánh giá tương tự như thế ở một nơi khác. Đơn giản chỉ là vì những định kiến và quy ước khác nhau. Những phong bao đỏ lì xì trong dịp Tết chẳng hạn, rất quen thuộc ở một số nước Á Đông, nhưng lại có thể là xa lạ đối với đa số các nước Âu Mỹ. Ngược lại, hai người bạn lâu ngày gặp nhau ôm hôn trên đường phố để tỏ tình thân ái là việc rất bình thường trong xã hội Âu Mỹ, nhưng có thể mọi người đều sẽ lấy làm lạ nếu điều đó lại xảy ra trên một đường phố ở Á Đông...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]