Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông bạch v/v Thành Lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời

05/12/202119:15(Xem: 19150)
Thông bạch v/v Thành Lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời



vien tang thong

Phật lịch 2565                                                                                                                                                                                                                                                          Số 11/VTT/VP      

                                                                                                  Tuế thứ Tân Sửu; ngày 3 tháng 12 năm 2021

 

 

  

THÔNG BẠCH

 v/v Thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng Lâm thời

 

 

Kể từ khi Bánh xe Chánh Pháp được vận chuyển lần đầu tiên tại Vườn Nai, từ đó giáo pháp từ bi và trí tuệ dần dần lan tỏa trong mọi tầng lớp xã hội, trong nhiều phương vực khác nhau, với nhiều sắc thái dân tộc và ngôn ngữ khác nhau. Để cho tất cả mọi giai tầng xã hội, từ thượng lưu trí thức cho đến những hạng bần cùng khốn khỏ, thất học, cũng bình đẳng thọ hưởng hương vị tịnh lạc giải thoát, Đức Thế Tôn đã khuyến khích, hãy để cho mọi người được nghe và tu học Chánh Pháp theo ngôn ngữ địa phương của chính mình.

Sau ngày Đức Thích Tôn nhập diệt không lâu, 500 Thánh giả A-la-hán cũng vân tập về thành Vương Xá, kết tập Pháp và Luật mà Thế Tôn đã tuyên thuyết trong suốt 45 năm. Từ ngôn ngữ phương vực Ma-kiệt-đà, giáo pháp được truyền bá đến nhiều phương vực trong nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Sau ngày Phật nhập Niết-bàn trên dưới sáu thế kỷ, giáo pháp được truyền dần về phía Đông, Việt Nam và Trung Quốc. Sự nghiệp hoằng hóa đầu tiên cũng chính là sự nghiệp phiên dịch Tam tạng Thánh giáo từ Phạn sang Hán. Văn tự Hán bấy giờ được xem là văn tự tiện lợi trong quan hệ giữa các dân tộc; cũng dùng chung một loại hình văn tự nhưng mỗi dân tộc đọc và hiểu theo ngôn ngữ truyền thống của dân tộc mình. Chính vì vậy, từ Việt Nam, nơi mà từ thế kỷ thứ nhất Tây lịch, Phật giáo đã phát triển đến một trình độ nhất định với nhiều kinh điển được phiên dịch, nhiều tự viện được xây dựng, từ đất nước này Khương Tăng Hội đã mang Chánh Pháp vào Giang Tả dưới thời Ngô Tôn Quyền; Ngài được xem là một trong những vị đầu tiên du nhập Phật giáo vào Trung Quốc.

 

 

Từ đó, trải qua trên 15 thế kỷ, Tam Tạng Thánh giáo lần lượt được phiên dịch, bao gồm đủ cả ba hệ giáo nghĩa chính thống: Thanh văn Tạng gọi chung cho Nguyên thủy và Bộ phái, Đại thừa Bồ tát tạng, và Mật tạng tức hệ Kim cang thừa Tây Tạng về sau. Lịch sử hình thành Tam tạng Thánh giáo qua hệ Hán văn là công trình cống hiến của nhiều dân tộc khác nhau: các Phạn tăng từ bản quốc Ấn Độ, nhiều vị khác từ các nước Tây Vực và Việt Nam.

Thành quả trải qua trên 15 thế kỷ này cho đến những năm đầu của thế kỷ XX được tập đại thành bởi người Nhật dưới triều Thiên hoàng Đại Chánh năm thứ 12 (1922), được mệnh danh là Đại Chánh Tân tu Đại tạng kinh, 100 tập. Tập Đại thành Tam tạng Thánh giáo này ngày nay được xem là chuẩn mực hàn lâm cho các giới nghiên cứu và tu học Phật pháp.

Việt Nam tuy đã trải qua trên dưới hai nghìn năm lịch sử truyền thừa, nhưng chưa có một bản dịch Tam tạng Thánh giáo bằng tiếng Việt phổ thông từ văn hệ Hán vốn là văn hệ chung cho các nước Phật giáo Đông Á như Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Nhưng Hán văn trong Tam tạng Thánh giáo thuộc loại Hán cổ, đặc biệt là Hán văn Phật giáo có nhiều điểm bất đồng với các Kinh thư Khổng và Lão. Vì vậy, ngày nay để phổ cập giáo nghĩa từ Đại tạng kinh, người Hoa cũng cần phiên dịch thành Hoa văn bạch thoại. Việt Nam, trước đây, trễ lắm cũng từ thời Trần, nhiều bản Kinh quan trọng cũng đã được dịch thành tiếng Việt phổ thông phổ biến dưới dạng chữ Nôm.

Kể từ thời Pháp thuộc, ký hiệu mẫu tự La-tinh thay thế chữ Nôm. Nhiều bản dịch cổ viết bằng chữ Nôm cũng cần chuyển thành ký tự La-tinh để phổ biến.

Trong tình hình thay đổi hệ chữ viết, một bộ Đại tạng kinh được phiên dịch đầy đủ thành tiếng Việt phổ thông qua ký tự La-tinh cần được thực hiện, làm phương tiện cho bốn chúng đệ tử tham cứu để học tập và hành trì; đồng thời một bản dịch hội đủ tiêu chuẩn hàn lâm như được phổ biến trong nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, giúp các bậc thức giả tìm thấy trong đó những giá trị đã góp phần hình thành truyền thống văn hóa Việt Nam, và cũng tìm thấy những giải pháp thích hợp điều hòa những mâu thuẫn xã hội, những biện pháp tích cực hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hóa, kinh tế, xã hội.

Ý thức được giá trị tất yếu này, chư Tôn Trưởng lão trong Hội đồng Giáo phẩm Trung ương, Viện Tăng Thống GHPGVNTN, tháng 10 năm1973 đã quyết định lập Hội đồng Phiên dịch Tam tạng với các thành viên tiên khởi 10 vị, sau đó bổ sung thêm 8 vị.

Trong các phiên họp của Hội đồng được tổ chức tại Viện Đại học Vạn Hạnh vào các ngày từ 20-22, tháng 10 năm 1973, quy định chi tiết các điều kiện thành viên, thể lệ phiên dịch và kiểm duyệt (chứng nghĩa và chuyết văn), phương tiện ấn hành và phổ biến; đồng thời cũng lập dự án xây dựng một cơ sở Pháp bảo viện làm cơ sở cho các hoạt động phiên dịch và nghiên cứu. Các chi tiết như đã được công bố và gởi đến các vị đại biểu cùng quan khách trong dịp Đại hội Hội Đồng Hoằng Pháp lần thứ nhất ngày 27/11/2021 vừa qua.

Hội nghị được thành lập và phân công dịch thuật sơ khởi, nhưng chỉ một năm sau mọi sự đều thay đổi. Từ đó cho đến nay, qua 50 năm đất nước hòa bình và thống nhất, nhưng chưa một công trình phiên dịch nào được phổ biến xứng đáng là thành quả mà Hội đồng Phiên dịch Tam tạng đã đề ra. Cho đến bây giờ trong 18 thành viên đầu tiên ấy, chư Trưởng lão đã lần lượt viên tịch chỉ còn lại 2 vị: Hòa thượng Trưởng lão Thích Thanh Từ trong tình trạng vô ngôn và Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

Để cho tâm nguyện của các bậc Sư Trưởng, chư vị Tôn túc đã một thời bằng trí tuệ và dũng lược, đã khéo léo dẫn đạo Phật giáo Việt Nam qua những giai đoạn cam go, đen tối nhất trong lịch sử truyền thừa; để cho ngọn đèn Chánh Pháp sáng ngời từ Tam tạng Thánh giáo được kế thừa liên tục cho đến suốt dòng lịch sử của Dân tộc và Đạo pháp;

Thiểm tăng Tuệ Sỹ được ân đức Chư tôn Trưởng lão cho dự phần công quả; trong sứ mệnh được di chúc bởi đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng trực thuộc Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng Thống GHPGVNTN; và đồng thời được sự nhất trí tán thành của Chư Tôn Đức đang hoằng hóa tại các châu lục, Việt Nam và Hải ngoại, căn cứ thành quả của Đại hội Hội Đồng Hoằng Pháp kỳ I, nay quyết định thành lập

 

Hội đồng Phiên dịch TAM tạng Lâm thời

Cố vấn: Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát

Chủ tịch: Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Chánh Thư ký: Hòa Thượng Thích Như Điển

Phó Thư ký quốc nội: Hòa Thượng Thích Thái Hòa

Phó Thư ký hải ngoại: Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu

Những thành viên khác sẽ được thỉnh mời sau.

 

Liên lạc:

Văn Phòng hải ngoại: Chùa Viên Giác, Hannover Đức quốc, Email:  [email protected].

Văn Phòng quốc nội: Chùa Phật Ân, Long Thành tỉnh Đồng Nai.

Đây không phải là Hội đồng mới mẻ được thành lập, mà chỉ là sự kế thừa Hội đồng Phiên dịch Tam tạng được thành lập bởi quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung ương, Viện Tăng Thống GHPGVNTN, tháng 10 năm 1973.

Hiện tại tuy với phương tiện truyền thông nhạy bén và các quan hệ quốc tế với các quốc gia Phật giáo được gắn bó, nhưng xét vì chưa có ai về công hạnh tu trì cũng như văn huệ và tư huệ khả dĩ sánh ngang với chư Tôn túc Trưởng lão, do đó chỉ có thể thành lập Hội đồng Lâm thời để kế thừa. Cho đến khi nào trình độ tu học được nâng cao, đủ để xác định tín tâm trong hàng bốn chúng đệ tử, bấy giờ một Hội đồng Phiên dịch Tam tạng chính thức sẽ được thành lập để hoàn tất, duy trì và phát huy những điều mà Thầy Tổ đã định hướng.

Đây là phận sự chung của Chư Tôn Trưởng lão, Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng-già nhị bộ, của tất cả bốn chúng đệ tử, không chỉ riêng một tông môn, hệ phái riêng biệt nào. Chúng đệ tử Phật Việt Nam, trong nước cũng như ngoài nước, cùng chung một huyết thống tổ tiên, cùng tôn thờ một Đức Đạo Sư, hãy cùng hòa hiệp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích và an lạc. Hãy quên đi những bất đồng quá khứ và hiện tại trong các hoạt động Phật sự, hãy quên đi những lỗi lầm của người này hay người kia, cùng hòa hiệp nhất trí hoằng dương Chánh Pháp trên cơ sở giáo nghĩa được lưu truyền trong Tam tạng Thánh giáo, để không phụ công ơn tài bồi của các Sư Trưởng; công đức hy sinh vô úy của chư vị Tăng Ni, Phật tử, vì sự trong sáng của Chánh Pháp, vì sự thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng già, đã tự châm mình làm ngọn đuốc soi đường cho chúng ta ngày nay vững bước trên Thánh đạo.

Cầu nguyện uy đức gia trì của lịch đại Tổ Sư cho sứ mệnh kế thừa được liên tục, cầu nguyện bản thệ của chư Sư Trưởng được kế thừa xứng đáng trong dòng lịch sử Dân tộc và Đạo pháp.

 

Nay cẩn bạch,
Khâm thừa di chúc
Bỉnh pháp môn hạ, 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 16486)
Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai.
17/08/2014(Xem: 12665)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả, và nghĩ đến điều gì cũng thấy như mình đã hiểu biết rất nhiều hơn. Ô hay, mình đã lớn!
17/08/2014(Xem: 28356)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này. Vì thế, thiền không phải là một lãnh vực siêu nhiên vượt ngoài phạm trù ý thức thông thường như nhiều người lầm tưởng, mà trái lại chính là sự soi rọi, chiếu sáng những trạng thái tâm thức hết sức bình thường mà mỗi người chúng ta đều đã và đang trải qua trong cuộc sống thường ngày.
17/08/2014(Xem: 27119)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
17/08/2014(Xem: 13767)
Thời gian làm việc của chúng ta bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cuộc sống hằng ngày, cho dù là ta đang giữ bất cứ vị trí nào trong xã hội. Vì thế, qua công việc chúng ta không chỉ nhận được những giá trị vật chất bằng vào sức lao động của bản thân, mà còn có cả những giá trị tinh thần trong cuộc sống...
15/08/2014(Xem: 10723)
Bộ Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu nầy, do Hòa Thượng Kiến Lão dựa theo Tâm Đại Từ Bi của Đức Phật, Ngài rút ra từ phẩm Tịnh Hạnh trong kinh HOA NGHIÊM, trong MẬT BỘ và trong các Kinh Luật, viết thành 53 bài kệ với 38 câu thần chú, rồi sắp xếp theo hệ thống, hợp thành một quyển. Lời văn dón gọn dễ nhớ, rất tiện cho kẻ sơ cơ nhập Đạo, làm khuôn thước cho thân tâm. Trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của người tu, không vượt ra ngoài giới luật, khiến cho hành giả suốt ngày đêm 24 giờ, tất cả đều nằm trong khuôn khổ thánh thiện. Đây chính là thềm thang tiến tu Đạo nghiệp, là cửa ngỏ đi vào cảnh giới Phật Đà. Người tu hành quan trọng nhất là Điều Phục Vọng Tâm và An Trụ Chơn Tâm, vì tâm chính là chủ của thân, thân chỉ là dụng của tâm. Do đo,ù muốn An Trụ Chơn Tâm, muốn hiển lộ Tánh Giác thì phải thân đâu tâm đó, cần phải làm gì biết nấy, để khỏi chạy theo vọng niệm.
22/07/2014(Xem: 32214)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
21/03/2014(Xem: 25369)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
27/10/2013(Xem: 13553)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ DÒNG SUỐI TỪ (thơ Hạnh Cơ), trang 7 ¨ CẦU NGUYỆN CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC (HĐGP & HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 8 ¨ THÔNG TƯ VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM ĐLHT THÍCH CHÍ TÍN (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 9 ¨ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHÍ TÍN (Môn đồ pháp quyến),trang 10 ¨ NHỚ LẠI ÂN XƯA (Nguyên Siêu),trang 11 ¨ DUYÊN LÀNH HỌC PHẬT (ĐLHT. Thích Thắng Hoan), trang 12 ¨ HỌC PHẬT (HT Thích Tín Nghĩa), trang 13
27/08/2013(Xem: 13723)
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]