Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

91. Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ, Tổ thứ 67, đời thứ 30 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202109:31(Xem: 16738)
91. Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ, Tổ thứ 67, đời thứ 30 Thiền Phái Lâm Tế

237_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Mat Van Vien Ngo-2



Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642).

Ngài thuộc Tổ thứ 67 (tính từ sơ tổ Ca Diếp), thuộc đời thứ 34 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 30 của Thiển Phái Lâm Tế.

Ngài sanh năm Bính Dần (1566) niên hiệu Long Khánh, đời vua Minh Mục Tông tại Nghi Hưng (nay là Giang Tô).

 

Ngài là vị thiền sư nổi tiếng trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh có đệ tử đắc pháp là ngài Mộc Trần Đạo Mân.

 

Ngài được xem là hậu thân của Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền (viên tịch năm 866), cách 700 năm. Ngài có vai trò rất lớn là khôi phục thiền phái Lâm Tế.


Sư Phụ kể Tổ Long Thọ cũng được xem là hậu thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni .

 

Ngài họ Tưởng, quê ở Nghi Hưng. Năm 6 tuổi, ngài được học Nho giáo (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín) , ngài nhận thấy không phù hợp.
Năm 8 tuổi, ngài tự biết niệm Phật không cần ai chỉ dạy.


Sư Phụ giải thích: sự tự biết này là do ngài đã có vô sư trí xuất hiện. Tất cả mọi người đều có vô sư trí từ vô lượng kiếp, không cần học khi có túc duyên đầy đủ thì tự xuất hiện giống như vàng trong quặng đất.
Hậu đắc trí là trí có được sau khi tu học.

 

Năm 8 tuổi, ngài có duyên với pháp tu niệm Phật.


Sư Phụ giải thích: niệm Phật có 5 pháp niệm khác nhau, tùy theo khả năng và hoàn cảnh của hành giả mà có thể áp dụng:


1- Cao thanh trì: niệm lớn tiếng, rõ ràng. Sư Phụ niệm nghe rất thanh thoát ấm áp đạo vị.
2- Đê thanh trì: tiếng niệm nhỏ, Sư Phụ niệm nghe rất thanh an.
3- Kim cang trì: niệm không ra tiếng, môi vẫn cử động theo danh hhiệu Phật.
4- Mặc trì: niệm không ra tiếng, yên lặng.
5- Ý trì: niệm trong tâm.



Kính mời xem tiếp




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 28914)
Nhân dịp dạy Nghi-lễ nơi Trường-hạ chùa Phật-Tâm năm 1973 nầy, các khóa-sinh đã ngỏ ý nhờ tôi biên soạn thành tập cho dễ học và tránh được những lỗi vì học tập nhiều môn e bận rộn mà biên sót ghi lộn. Nghi lễ là gì? Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong. Học Nghi-lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến. Nhưng, quyển Nghi-lễ nầy không trình bày hết các Đại-nghi-lễ, chỉ biên soạn đơn-giản những nghi thức gợi ý để cho các khóa-sinh tiện dụng, cho nên khi thật hành có thể tùy ý uyển-chuyển, linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn-cảnh của sự việc. Vì tuổi già thường bịnh, nên thân thể lười, tôi cố gắng biên soạn được chừng nào hay chừng ấy, vị nào muốn đầy đủ hơn xin tham khảo nơi các bực cao-minh.
02/04/2013(Xem: 13124)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội. 4
02/04/2013(Xem: 6389)
Sư Cô kiêm nghề bác sĩ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]