Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

68. Thiền Sư Thạch Sương Sở Viên, Tổ thứ 44, đời thứ 7 Thiền Phái Lâm Tế

13/10/202108:24(Xem: 17409)
68. Thiền Sư Thạch Sương Sở Viên, Tổ thứ 44, đời thứ 7 Thiền Phái Lâm Tế



213_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tu Minh

Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ,

 

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về thiền sư Từ Minh Sở Viên(986-1039), Ngài thuộc đời thứ 11 sau Lục Tổ Huệ Năng và là Tổ thứ 7 của Thiền Phái Lâm Tế.

 

Ngài họ Lý quê ở Thanh Tương, Toàn Châu (nay thuộc tỉnh Quảng Tây). Khi chưa xuất ngài làm thư sinh, học văn chương. Đến năm 22 tuổi ngài phát tâm xuất gia ở Ẩn Tỉnh Tự ở Tương Sơn (thuộc Tỉnh Giang Tây ngày nay) được Mẹ ngài ủng hộ và khuyên con trai nên đi du phương tìm thầy học đạo. Nghe danh ở Phần Dương có Thiền sư Thiện Chiêu là một bậc thiện tri thức bậc nhất, Ngài tìm đến học đạo bất chấp mọi khó khăn trong thời chiến. TS Phần Dương thấy ngài liền thầm nhận cho nhập chúng.

 

Ngài ở hai năm hầu thầy, làm công quả nhưng chưa được nhập thất, mỗi lần Ngài vào tịnh thất thưa hỏi Phật pháp đều bị sư phụ chửi mắng thậm tệ bằng những lời thô tục của thế gian. Một hôm ngài tự than rằng “Từ ngày đến đây tu học đã trải qua hai năm rồi mà không được dạy bảo, chỉ làm tăng trưởng niệm thế tục trần lao, năm tháng qua nhanh, việc mình chẳng sáng, mất cái lợi của kẻ xuất gia."  Sư phụ Phần Dương Thiện Chiêu nhìn thẳng vào mặt ngài và mắng: "Đây là ác tri thức dám bán đứng ta", rồi cầm gậy đuổi đánh. Ngài kêu la cầu cứu, Sư phụ Phần Dương liền bịt miệng ngài lại. Ngài bỗng nhiên đại ngộ và nói: "Mới biết đạo Lâm Tế vượt khỏi thường tình”. Và ngài ở lại hầu hạ Sư phụ Phần Dương bảy năm.


Sư phụ giải thích: Thiền sư Phần Dương Thiện Chiêu là thiền sư chuyên dùng thuốc đắng (lời thô tục, đánh đập) làm phương pháp giáo hóa, khai thị cho đệ tử, nếu đệ tử không vượt qua được thử thách cam go này sẽ mất lợi lớn.

 

Sau 7 năm hầu Thầy, Ngài được Thái thú Nghi Xuân là Huỳnh Tông Đán cung thỉnh về trụ trì Chùa Nam Nguyên. Sau khi trụ trì, Ngài thăng tòa dạy chúng: “ Tất cả chư Phật và pháp A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề của chư Phật đều từ kinh này ra”. Ngài dựng đứng cây gậy và nói: “Cái này là cây gậy của Nam Nguyên, cái gì là kinh ?”. Nói xong ngài xuống toà về phương trượng.

 

Sư Phụ giải thích, tất cả kinh do Đức Phật nói trong 45 năm đều hợp khế lý và khế cơ. Khế lý, nội dung của lời Đức Phật đặt trên nền tảng trung đạo, không dính vào sự đối đãi, dù mặt trời có tắt, mặt trăng có rơi, lời Phật dạy vẫn luôn là chân lý. Khế cơ, lời Phật dạy hợp từng căn cơ của tất cả chúng sanh bất cứ ở đâu, trời người địa ngục đều có thể tu tập đến giải thoát và giác ngộ, xuyên suốt vượt không gian và thời gian.

 

Kính mời xem tiếp




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6432)
SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG (Marga-satya): Sự thật thứ tư là con đường trực tiếp đưa đến sự giải thoát chấm dứt khổ đau. Sự thật này là tác nhân giải thoát hiện tại đưa đến chấm dứt quả khổ gần hay xa trong . . .
05/04/2013(Xem: 29152)
Nhân dịp dạy Nghi-lễ nơi Trường-hạ chùa Phật-Tâm năm 1973 nầy, các khóa-sinh đã ngỏ ý nhờ tôi biên soạn thành tập cho dễ học và tránh được những lỗi vì học tập nhiều môn e bận rộn mà biên sót ghi lộn. Nghi lễ là gì? Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong. Học Nghi-lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến. Nhưng, quyển Nghi-lễ nầy không trình bày hết các Đại-nghi-lễ, chỉ biên soạn đơn-giản những nghi thức gợi ý để cho các khóa-sinh tiện dụng, cho nên khi thật hành có thể tùy ý uyển-chuyển, linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn-cảnh của sự việc. Vì tuổi già thường bịnh, nên thân thể lười, tôi cố gắng biên soạn được chừng nào hay chừng ấy, vị nào muốn đầy đủ hơn xin tham khảo nơi các bực cao-minh.
02/04/2013(Xem: 13177)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội. 4
02/04/2013(Xem: 6421)
Sư Cô kiêm nghề bác sĩ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]