Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Lục Tổ Huệ-Năng.

12/10/202111:12(Xem: 14525)
06. Lục Tổ Huệ-Năng.
54_TT Thich Nguyen Tang_Luc To Hue Nang



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Lục Tổ Huệ Năng, vị tổ thứ 33 theo dòng truyền thừa từ Sơ Tổ Ca Diếp.

Lục Tổ mồ côi cha năm lên ba tuổi. Lớn lên Tổ làm nghề bán củi phụ mẹ để độ sanh.

Nhân một hôm, Tổ đi giao củi cho một người đặt mua trước đó, Tổ nghe nhà cạnh bên có tiếng tụng kinh rất hay, ngài đứng lại để nghe, đến câu:
“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” (có nghĩa là: Hãy nương vào chỗ không có chỗ nương mà khởi lên tâm kia).
Như là Tổ đã nghe từ vô lượng kiếp xa xưa.Tổ chờ dứt tiếng tụng kính, liền gõ cửa xin hỏi người nhà tụng kinh gì nghe hay quá.

Sau khi Tổ được biết là kinh Kim Cang do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở chùa Đông Thiền, quận Huỳnh Mai giảng dạy. Tổ tìm phuơng cách đến tu học Ngũ Tổ, người nhà giúp cho Tổ số tiền để Tổ lo cho mẹ. Tổ lên đường đi bộ sau hai tháng đến chùa và được Tổ Hoằng Nhẫn thọ nhận.

Sau 8 tháng cực khổ làm công quả dưới nhà trù, ngài được sư phụ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ấn chứng và truyền Y Bát cho Lục Tổ và khuyên đi về miền nam ẩn tu, đợi thời cơ thuận duyên mới ra giáo hóa.
Ngài Huệ Minh đuổi theo nhưng được Tổ dùng lòng từ bi để nhiếp phục và cảm hóa, Tổ khai thị: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của TT Huệ Minh”. Sư phụ giải thích đây là bài pháp đầu tiên mà Lục Tổ tuyên pháp.

Sau đó ngài ẩn tu trong đám thợ săn 15 năm, đến thời cơ, Tổ đến chùa Bửu Lâm ( nay là chùa Nam Hoa ) được thỉnh mời giảng pháp. Một sư cô xin Tổ giảng kinh Niết Bàn, Tổ bảo đọc cho Tổ nghe vì Tổ không biết chữ, Tổ chỉ cần nghe rồi giảng, thính chúng liễu nghĩa và rất khâm phục Tổ.

Sau đó Tổ đến chùa Pháp Tánh. Nơi đây Tổ giải thích cho hai vị tăng đang tranh luận về "gió động hay phướn động", Tổ đưa ra lời khuyên " không phải gió động, cũng không phải phướn động mà chính là tâm của hai vị đang động".
Đại Sư Ấn Tông nghe Tổ giải thích thấy hay quá, nhận ra Ngài là truyền nhân của Ngũ Tổ và xin Ngài cho xem Y Bát.
Đại Sư Ấn Tông làm lễ xuất gia cho Tổ và xin làm đệ tử của Tổ.

Tổ không truyền thừa Y Bát vì số người chứng ngộ nhiều.

Tổ để lại lời kệ cốt tủy :


"Tâm địa hàm chư chủng
Phổ vũ tất giai sanh

Đốn ngộ hoa tình dĩ

Bồ-đề quả tự thành ".

Dịch nghĩa:

"Đất tâm chứa các giống

Mưa khắp tất nẩy sanh

Đốn ngộ - hoa bừng nở

Bồ-đề quả tự thành".

Chỉ cần lìa ngũ dục thì hạt giống Phật là chân như tự tánh là tâm phật hiện tiền .

Sự chứng đắc của Lục Tổ làm thức tỉnh lòng người qua pháp tu “đốn ngộ”tuyệt vời và quá đơn giản, con tưởng chừng như hành giả không cần phải tu hành gì mà vẫn được giác ngộ. Nói dễ nhưng kỳ thực khi làm thì quá khó, Tổ dạy chỉ cần liễu đạt cốt tủy lời dạy của Ngài qua mấy chữ “tự tâm đốn ngộ, trực chỉ Nhơn tâm, tự tánh cụ túc, kiến tánh thành Phật”, có nghĩa là ngay mãnh đất tâm này của mình có dung chứa hạt giống Phật, cần chăm sóc, tưới tẩm 24/7 không ngừng nghỉ, không gián đoạn thì Phật quả sẽ hiện tiền. Không cần tìm cầu bên ngoài.



 Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2020(Xem: 12454)
Đây là cuốn sách viết bằng song ngữ Anh-Việt của cư sĩ Nguyên Giác. Sách dày 319 trang vừa được Ananda Viet Foundation (Nam California) xuất bản. Cư sĩ Nguyên Giác tu học với một số thiền sư tiền bối nổi tiếng trước 1975 như Thích Tịch Chiếu, Thích Thường Chiếu, Thích Thiền Tâm và Thích Tài Quang. Cư sĩ Nguyên Giác say mê Thiền, nghiên cứu về Thiền, viết về Thiền và sống chết với Thiền. Ông đã xuất bản tám cuốn sách về Thiền. Nay ở tuổi 68, ông viết cuốn này vì sợ rồi đây sức khỏe suy yếu, không còn khả năng viết nữa. Tuy nhiên ước mơ lớn vẫn là để cho các nhà nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về Phật Giáo Việt Nam, nhất là Thiền, có tài liệu tham khảo vì hiện nay Anh Ngữ là ngôn ngữ phổ biến khắp thế giới.
30/06/2020(Xem: 12950)
Báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930. Từ lúc ra đời, báo chí Phật giáo đã trở thành một phương tiện quan trọng làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo, thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, xây dựng nền văn học Phật giáo và giữ gìn di sản văn hóa cổ Việt Nam. Tuy giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo và mang lại nguồn sử liệu quan trọng giúp thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đến nay, báo chí Phật Giáo Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm lưu trữ đầy đủ. Công việc bảo tồn và phát huy giá trị về tư liệu mà báo chí mang lại đến nay vẫn là một nỗi trăn trở cho những người yêu mến tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam nói riêng và về tư liệu Phật giáo Việt Nam nói chung.
18/06/2020(Xem: 9950)
Đặc San Văn Hóa Phật Giáo của Báo Viên Giác (tháng 6-2020) phát hành trên Amazon: Năm 2020, Ban Biên Tập Báo Viên Giác muốn thực hiện cuốn Đặc San thứ 2 kỷ niệm 41 năm báo Viên Giác đã có mặt khắp nơi trên các châu lục. Bởi lẽ năm rồi 2019 nhân lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Chi Bộ Phật giáo Việt Nam tại Đức, 40 năm thành lập chùa Viên Giác và 40 năm thành lập Hội Phật Tử cũng như xuất bản báo Viên Giác nên Ban Biên Tập đã cho in 3.000 cuốn dày 560 trang gồm nhiều thành phần Tăng, Ni cũng như những học giả cư sĩ Phật tử đã đóng góp nhiều bài vở giá trị, khiến cho những độc giả khắp nơi hâm mộ và mong mỏi được đọc tiếp những vần thơ, những bài văn, những hồi ký, tin tức, giáo lý v.v... nên đây cũng là thành quả, là động lực mà cũng là cái đà để mỗi năm chúng tôi sẽ thực hiện một tập Đặc San giá trị như vậy và dự định sẽ xuất bản vào tháng 6 mỗi năm như thế, nhằm nhắc nhở cho mọi người quan tâm về sự hiện hữu của tờ báo Viên Giác đã đồng hành cùng với Quý độc giả
07/06/2020(Xem: 10522)
Thầy của chúng con, đức Trưởng lão Hoà thượng thượng Phước hạ Sơn, là một bậc Phạm hạnh, suốt cuộc đời cống hiến cho nền giáo dục Phật giáo. Thầy từng làm Hiệu trưởng trường Phật học Bồ đề - Nha Trang, sau đó vào miềm Nam gắn bó với đức cố Trưởng lão Hoà thượng thượng Minh hạ Châu, người đã khai sáng viện Đại học Vạn Hạnh, tạo tiền đề cho hệ thống các Học viện Phật giáo ngày nay, nơi đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni lãnh đạo của Phật giáo Việt Nam.
03/06/2020(Xem: 10541)
Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án Chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú,
08/04/2020(Xem: 10034)
Những tác phẩm của HT Thích Tín Nghĩa
26/03/2020(Xem: 5608)
Vạn Pháp Qua Cái Nhìn Của Duy Thức_HT Thích Thắng Hoan
25/03/2020(Xem: 6733)
Mười Pháp Quán Tưởng Hướng Dẫn Hành Thiền_Bình Anson biên soạn
23/03/2020(Xem: 7878)
Dân trí Trong khuôn khổ buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản 2011 tại chùa Phật Tích, hội thảo khoa học “Phật Tích trong tiến trình lịch sử” đã diễn ra hết sức công phu, khẳng định những giá trị văn hóa lịch sử “độc nhất vô nhị” tại ngôi chùa phát tích Phật giáo Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]