Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng Từ Đức Phật (Sách PDF)

18/08/202120:40(Xem: 12794)
Lòng Từ Đức Phật (Sách PDF)

Lòng Từ Đức Phật_Bìa trướcLòng Từ Đức Phật
HT Thích Như Điển

                                   LỜI GIỚI THIỆU

Trong Hán Tạng, kinh Đại Bát Niết Bàn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch với thời Bắc Lương (thế kỷ thứ 5) có ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử:

 

„… Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng

phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi,

chớ có giải đãi, phóng dật tán tâm…“

(Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm 26)

 

Kinh Đại Bát Niệt Bàn, bản dịch của Ngài Pháp Hiển thời Đông Tấn (thế kỷ thứ 5), Đức Phật đã dạy các đệ tử như sau:

 

„… Các thầy nên biết: hết thảy mọi

hình tướng đều vô thường: Thân ta là thể

kim cương nhưng cũng không nằm ngoài lẽ

vô thường. Trong nẻo sinh tử rất đáng sợ

hãi. Các thầy nên siêng năng tinh tấn tu

tập để thoát khỏi hố lửa sinh tử…”

(Kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm 16)

 

Kinh Đại Niết Bàn (Maha – Parinibbănasuttanta)

trong tạng Pali, ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Thế Tôn như vầy:

 

“… Này các thầy tỳ kheo, nay ta khuyên

các ngươi: “Các phép hữu vi là vô thường

hãy tin tấn, chớ có phóng dật…”

(Trường Bộ Kinh, tập 13)

 

Kinh Di Giáo do Ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần (384-417), Đức Phật đã dặn dò các đệ tử vào phút chót:

 

“… Các thầy tỳ kheo, hãy thường nhất

tâm nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát.

Toàn thể vũ trụ dầu pháp biến động

hay bất động đều là trạng thái bất an

và tan rã. Thôi các thầy hãy yên lặng.

Không nên nói nữa, giờ niết bàn đã

đến rồi…”.

(Địa Tạng, quyển 12, Phật Thùy

Niết Bàn, lược thuyết giáo giới Kinh).

 

Từ ngày còn nhỏ, khi xuất gia ít lâu, vào Phật Học Viện, kinh điển đầu tiên mà tôi được quý Thầy giảng dạy, đó là kinh Di Giáo.

 

Lớn lên, đi làm Phật sự đó đây, lại có dịp đọc tụng và nghiên cứu nhiều kinh rộng lớn hơn trong Đại Tạng cả Bắc lẫn Nam Tông. Kinh Di Giáo được gói nhỏ lại và cất vào một nơi nào đó trong ký ức. Như một chai dầu nhỏ, khi lên xe ra tỉnh học, cha mẹ gói kỹ, cho đem theo phòng khi cảm mạo nhức đầu. Nhưng khi ra tỉnh, tới thủ đô, có biết bao nhiêu thuốc hay, thuốc lạ, thuốc ngoại quốc, làm cho chai dầu nhỏ trong túi áo trở thành món đồ cổ bỏ vào một góc nào đó của va-li. Chỉ để lâu lâu nhìn chơi chớ không dùng tới.

 

Ấy vậy mà, khi đến chiêm bái tại Câu Thi Na năm vừa qua, sau khi tụng kinh đảnh lễ Phật xong, nói một chút về lịch sử Niết Bàn của Đức Phật và đọc lại đoạn chót trong kinh Di Giáo, thì tôi không đọc được hết câu. Sự xúc động tràn ngập.

 

Trước mặt tôi, tượng Phật nhập Niết Bàn nằm dài gần 10 thước, một tay để xuôi bên hông, một tay lót dưới đầu nghiêng về phía hữu như trong kinh sách diễn tả. Nét mặt tươi tỉnh tự nhiên như người nằm ngủ.

 

Không khí lắng động. Bên ngoài ngôi tháp Niết Bàn, vẫn còn mấy cây Sa La đứng thẳng, yên tỉnh lạ thường. Có phải chăng vì thế mà tôi nhớ lại khung cảnh vào lúc nửa đêm 2532 năm về trước, như trong kinh Di Giáo đã nói, Đức Phật nằm dưới gốc cây Sa La để dặn dò các đệ tử những lời dạy sau cùng trong khi A Nan đi tìm một nơi khuất để khóc than thảm thiết.

 

Tôi không đọc được nữa. Tôi không dám nhìn lên. 25 thế kỷ qua, cảnh ấy vẫn còn đây…

 

Thực ra, bây giờ, bên cạnh tượng Phật nằm dài trong tư thế tịch tỉnh Niết Bàn không có A Nan và A Nâu Lâu Đà bên cạnh để săn sóc mà là hai anh em đồ đệ của Ấn Độ Giáo chỉ biết đon đả tiếp du khách để bán ảnh kiếm tiền. Và trên đường đi đến Câu Thi Na, không còn thấy gia đình ông thợ rèn Thuần Đà cung kính thỉnh Phật cúng dường bữa cơm cuối cùng. Không còn ông Tu Bạt Đà La, hơn 100 tuổi, vẫn mong đợi gặp Phật để nghe lời pháp sau rốt.

 

Mà tất cả là dân ngoại đạo, Ấn Độ Giáo, chỉ biết lợi dụng, khai thác những gì của Phật Giáo để lại, để kiếm sống trong cái xã hội nghèo đói đầy giai cấp bất công như 2500 năm trước.

 

Nhưng trong công viên Câu Thi Na này, mấy cây Sa La vẫn còn đó, đứng thẳng, yên lặng như những chứng nhân lịch sử. Không khí Niết Bàn tịch tỉnh như vẫn còn phảng phất đâu đây, nhất là trên pho tượng, trên nét mặt của Ngài. Lời dạy cuối cùng như còn văng vẳng bên tai, những đệ tử quỳ chung quanh: “Này các tỳ kheo, nay ta khuyên các ngươi….”.

 

Tôi không đọc nữa. Lời nói không đủ khả năng diễn tả và trấn áp. Chỉ còn lại sự yên lặng và yên lặng mới có thể nhìn xuyên qua bao nhiêu cuộc đổi thay, thăng trầm, phế hưng của lịch sử…

 

Hôm nay, nhân đọc bản thảo tập hồi ký chuyến hành hương ngắn ngủi hai tuần trên đất Ấn của Thượng Tọa Thích Như Điển, tôi xin ghi lại cảm xúc trên đây như một lưu niệm của chuyến đi và đồng thời cũng để gián tiếp giới thiệu tập hồi ký đến với tất cả bà con độc giả xa gần.

 

Paris, tháng Giêng 1989

Tọa chủ Chùa Khánh Anh

   Thích Minh Tâm

 

LỜI ĐẦU SÁCH

 Sau 2 tuần chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ, phái đoàn chúng tôi đã về lại Âu Châu và Canada vào ngày 21 tháng 12 năm 1988. Có nhiều vị Phật Tử trong đoàn hành hương mong mỏi chúng tôi tiếp tục viết về “Đường Không Biên Giới” để tường thuật về chuyến đi này cho Phật Tử khắp năm châu có thể đọc được trên Viên Giác phát hành trong những năm tới. Tôi có trả lời rằng: “Nếu viết về chuyến đi này mà đăng trên Viên Giác 2 tháng một lần, có lẽ đến hai năm mới hết chuyện. Tôi sẽ viết thành một quyển sách cho quý vị đọc, mà chưa biết lấy tên tựa là gì. Vì “Đường về xứ Phật” Thượng Tọa Minh Châu và Hòa Thượng Huyền Vi đã viết rồi. Còn “Đường không biên giới” có lẽ không tiếp tục nữa”. Có một Phật Tử vừa pha trò vừa đề nghị với tôi rằng: “Thôi kỳ này Thầy viết về ‘Đường đi không dép’ đi”. Cả đoàn người hành hương phá lên cười nức nở. Vì có lần đoàn hành hương phải đi bộ qua sông Ni Liên Thiền, nơi Đức Phật tắm gội trước khi lên ngồi tỉnh tọa dưới gốc cây Bồ Đề suốt 49 ngày đêm để đạt được quả vị giác ngộ, chúng tôi tất cả phải bỏ giày, dép mới lội qua sông được. Vì thế có người lại đề nghị tựa đề như trên. Nghe cũng hữu lý nhưng có lẽ chưa được hay lắm. Do đó tôi chọn một vài tựa đề khác như sau: “2 tuần chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ”; nhưng tựa đề này có vẻ hơi dài. Hay là nên chọn đề tài “Tiếng vọng sông Hằng”, nghe cũng tạm ổn. Nhưng sông Hằng không tượng trưng đầy đủ về những đặc thù của Phật Giáo. Cuối cùng tôi đã chọn được đề tài tạm ưng ý nhất. Đó là “Lòng từ Đức Phật”.

 

“Lòng từ Đức Phật” là một câu chuyện kể lại từng chặng đường của phái đoàn hành hương của chúng tôi đã trải qua suốt hơn 2 tuần lễ nơi các Thánh Tích quan trọng của Phật Giáo tại Ấn Độ. Sách này viết theo loại ký sự, vì thế sẽ được viết theo diễn tiến từng ngày, từng nơi và từng việc xảy ra trong chuyến hành hương này. Có thể nhiều đoạn lặp lại nhiều lần, vì có nhiều sự việc xảy ra trong nhiều lúc khác nhau trong cùng một sự kiện. Mong rằng quý độc giả sẽ thông cảm bỏ qua những điểm này.

 

Năm nay tôi không định viết thêm tác phẩm nào nữa. Nhưng sau chuyến hành hương này, qua sự đề nghị cũng như khuyến khích của các vị Phật Tử chung đoàn và chính tự bản thân cũng cảm thấy cần phải viết để giới thiệu đến quý độc giả xa gần. Vì thế tác phẩm này đã được ra đời.

 

Sách này bắt đầu viết ngày 23 tháng 12 năm 1988 và chấm dứt sau đúng 1 tuần lễ miệt mài với giấy mực và cây viết.

 

Nếu chẳng may trong tác phẩm này có những điểm không được chính xác. Kính mong các bậc cao minh chỉ giáo cho. Cũng như kính xin quý độc giả bổ túc cho những thiếu sót nếu có.

 

Nguyện đem những lợi ích này, hồi hướng đến nhân thiên và cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, nhân sinh an lạc.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tác giả cẩn chí

Thích Như Điển


pdf-iconLòng Từ Đức Phật_HT Thích Như Điển


facebook-1


***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 27487)
Tập sách mỏng này được hình thành từ một ý tưởng sáng tạo khá độc đáo của các tác giả. Nội dung chính của tập sách dựa vào hai bản kinh: Phụ mẫu ân nan báo kinh và Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh. Tuy nhiên, đây không chỉ là bản dịch tiếng Việt của những kinh này, mà các tác giả đã dựa vào đây để truyền đạt lại nội dung theo phong cách kể chuyện, với lối văn giản dị và trong sáng, dễ hiểu. Bằng cách này, chắc chắn những nội dung truyền đạt nơi đây sẽ trở nên gần gũi, dễ nắm bắt hơn đối với các bạn trẻ, là đối tượng chính yếu của tập sách.
17/08/2014(Xem: 24171)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
17/08/2014(Xem: 19314)
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
17/08/2014(Xem: 14878)
Phát tâm Bồ Đề - Đạt Lai Lạt Ma; Việt dịch: Phan Châu Pha - Tiểu Nhỏ
17/08/2014(Xem: 21295)
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.
17/08/2014(Xem: 14040)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ đã quên mất cả nguyên văn: Chàng như mây mùa thu Thiếp như khói trong lò Cao thấp tuy có khác Một thả cũng tuyệt mù Đọc lại bài thơ rất nhỏ, từng chữ, từng vần. Rất nhỏ, đủ để một mình mình nghe. Cho đến khi lời thơ tan rã, ý thơ nhạt nhòa, cho đến khi trong tôi, về bài thơ, rớt lại chỉ còn một chút buâng khuâng không tên thì tôi lặng thinh đi vào cái buâng khuâng đó. Quanh một chữ. Tuyệt mù. Nghĩ đến một cánh chim thoáng trên mặt nước. Bóng chim, nước không lưu giữ. Chim đâu lưu giữ lại đường bay? Khói mây tan tác. Âm thanh, màu sắc cũng vậy. Cũng vậy, thiếp và chàng. Tất cả, một thả cũng tuyệt mù. Kể cả chữ và lời. Kinh và kệ. *
17/08/2014(Xem: 16848)
Tôi rất vui mừng được giới thiệu cùng quý vị độc giả tập sách này - được trình bày song ngữ Anh-Việt - như một cầu nối giữa tri thức khoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cho là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷ này. Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-lai Lạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin. Nhan đề tiếng Việt của sách và tiêu đề của một số chương là do chúng tôi tự đặt để giúp độc giả tiện theo dõi nội dung từng phần. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận, chúng tôi đã không đặt thêm các tiêu đề tiếng Anh tương ứng.
17/08/2014(Xem: 18726)
Chúng con xin trân trọng giới thiệu bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP đến cùng chư vị với tâm nguyện góp một phần nhỏ vào việc chia sẻ những lời Phật dạy cho lớp trẻ hôm nay. Cuốn sách được hình thành từ năm 2001, khi chúng con thử nghiệm tổ chức những lớp học Phật pháp cho các em thiếu nhi ở những vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An... Khi ấy, vì thiếu thốn giáo trình dành cho thiếu nhi, chúng con đành mạo muội tự biên soạn để có cơ sở giảng dạy. Tài liệu tham khảo lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu dựa vào bộ Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Vừa làm, vừa áp dụng vào thực tế, chúng con đã rút kinh nghiệm chỉnh sửa dần dần. Đến nay, đã thử nghiệm giảng dạy cho hàng nghìn em, nhận thấy tương đối phù hợp và đạt hiệu quả tốt nên chúng con mới dám xuất bản một cách chính thức, mong sẽ hỗ trợ cho những ai có nhu cầu học Phật có thêm một tài liệu để tham khảo.
17/08/2014(Xem: 12279)
Văn hóa ẩm thực có từ lâu đời. Việc ăn chay được Phật giáo truyền bá và phát triển từ tinh thần từ bi, hình thành một số nét văn hóa trong việc ăn chay với nhiều nét đặc sắc, trong đó Văn hóa Thiền - Trà từ sự kết hợp giữa ý nghĩa của việc thưởng trà và những điều tinh yếu của Đạo Phật. Trà và Thiền có nhiều nét tương đồng nên sự kết hợp của chúng đã hình thành một hình thức sinh hoạt tao nhã trong ẩm thực Phật giáo: Những tách trà Thiền. Đó cũng là lý do ra đời của tập sáchThiền trà và Ăn chay.
17/08/2014(Xem: 12640)
Rất nhiều trong số những khái niệm và nhận thức của chúng ta được xây dựng dựa trên những định kiến và quy ước. Những gì được cho là tốt, xấu, hay, dở... ở một nơi này lại rất có thể sẽ không được đánh giá tương tự như thế ở một nơi khác. Đơn giản chỉ là vì những định kiến và quy ước khác nhau. Những phong bao đỏ lì xì trong dịp Tết chẳng hạn, rất quen thuộc ở một số nước Á Đông, nhưng lại có thể là xa lạ đối với đa số các nước Âu Mỹ. Ngược lại, hai người bạn lâu ngày gặp nhau ôm hôn trên đường phố để tỏ tình thân ái là việc rất bình thường trong xã hội Âu Mỹ, nhưng có thể mọi người đều sẽ lấy làm lạ nếu điều đó lại xảy ra trên một đường phố ở Á Đông...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]