Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Nhạc Phật Giáo (Sách PDF)

11/06/202120:47(Xem: 8964)
Lễ Nhạc Phật Giáo (Sách PDF)
Lễ Nhạc Phật Giáo_photo
Lễ Nhạc Phật Giáo
HT Thích Như Điển


LỜI ĐẦU SÁCH
 

 

Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền đến khắp năm châu bốn bể và tại mỗi địa phương ngày nay, giáo lý ấy được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm phổ biến đến những người tin Phật có cơ hội hiểu rõ và đúng với chân tinh thần của đạo Phật.

 

Đức Phật vẫn luôn dạy đệ tử của Ngài rằng: “Các ngươi tin ta phải hiểu ta, nếu tin mà không hiểu ta, tức hủy báng ta vậy”. Lời dạy ấy rất sâu sắc và có giá trị muôn đời cho những ai tìm đến giáo lý đạo Phật. Một hệ thống giáo lý rất sáng ngời trong tình thương, trí tuệ và giải thoát. Giáo lý đạo Phật là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tinh thần của người Phật tử. Vì thế, trước khi tin vào giáo lý, thiết tưởng cần phải hiểu rõ giáo lý ấy có thể giúp ta được những gì. Nếu không hoặc chưa rõ mục đích, chúng ta có quyền chưa tin và cũng không nên tin vội. Dầu lời dạy ấy là của những người thông thái, của các vị Thiên Thần hay ngay cả của chính đức Phật.

 

Đức Phật cũng đã dạy: “Như nước trong biển cả chỉ có mỗi một vị, vị mặn của muối”. Này các đệ tử của ta! Giáo pháp của Như Lai cũng chỉ có một hương vị, đó là vị “giải thoát mà thôi”. Giáo pháp của Ngài cao cả mênh mông như đại dương, nhưng chỉ có một mục đích duy nhất, hướng dẫn chúng sanh đến bờ giải thoát. Người Phật tử tin vào đức Phật hay tin vào đạo Phật là tin rằng mình có khả năng có thể cởi trói mọi ràng buộc của thế gian để được giải thoát như chính đức Phật. Trong tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn tu mà đức Phật đã chỉ dạy cho các hàng đệ tử xuất gia và tại gia đều không ngoài mục đích giải thoát đó. Cũng chính từ ý nghĩa đó, chúng tôi xin gởi đến quý vị độc giả và chư Phật tử xa gần tác phẩm mới này bổ túc trong sự tu học Phật pháp. Đó là quyển “Lễ Nhạc Phật Giáo” mà quý vị đang có trong tay.

 

Quyển sách này gồm hai phần chính: Lễ và Nhạc. Trong mỗi phần chính lại còn chia ra hai phần nhỏ nữa dành cho giới Phật tử tại gia và xuất gia. Người tại gia còn nhiều duyên trần ràng buộc, chưa có điều kiện để học hỏi và thực hành giáo pháp của đức Phật một cách đầy đủ như người xuất gia. Do đó, phần lễ nghi cũng có tính cách đơn giản hơn, để có thể hành trì một cách dễ dàng và thiết thực. Phần Lễ và Nhạc của giới xuất gia hơi có phần phức tạp hơn. Vì đó cũng là bổn phận và trách nhiệm của những người “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” (làm sứ giả của Như Lai và thực hành giáo pháp của đức Phật). Trên cầu sự giác ngộ giải thoát, dưới cứu giúp muôn loài.

 

Rất tiếc những phần kinh, chú và kệ, chúng tôi không thể dịch sang tiếng Đức được. Nếu có thể dịch được chăng nữa, cũng không thể nào tụng được. Vì tiếng Đức thuộc ngữ hệ đa âm; trong khi đó tiếng Việt, tiếng Tàu, thuộc về ngữ hệ đơn âm và độc âm. Nhịp chuông mõ theo điệu và hòa âm được dễ dàng với những loại tiếng đơn âm hơn. Đó là lý do chúng tôi không dịch hết các phần trong đây sang tiếng Đức. Kính mong quý độc giả thông cảm.

 

Phần ghi âm theo nốt nhạc có thể giúp cho quý vị nào biết phần nhạc lý dễ theo dõi và thực hành kinh điển Phật giáo, dù quý vị không hiểu nghĩa các loại Thần chú hay ngay cả những bài kinh chữ Hán nguyên âm.

 

Sách này gồm có tất cả 21 chương thuộc đủ mọi thể tài cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Đa số những bài tán tụng đều nằm rải rác trong các kinh sách xưa mà chúng tôi đã học được và ghi nhớ, bây giờ cố ghi chép lại thành hệ thống và có qui củ để người sau dễ hành trì. Ngoài ra cũng nhờ Đại Đức Thích An Thiên - người bạn đạo đồng liêu khi còn lưu học tại Nhật Bản đã cho chúng tôi sao lại quyển “Bổn tán nghi thức” thuộc dòng Thiền Lâm Tế Quảng Ngãi- nên mới có thể giới thiệu đến quý vị “Các nghi” được đầy đủ như vậy.

 

Riêng chương 11 nói về “Nghi Nhương Tinh Hội” chúng tôi cố gắng trình bày được thứ tự và có cả cách sắp xếp những cây đèn cầy tượng trưng cho các vì sao rõ ràng được như vậy là nhờ Giáo sư Nguyễn Quang Di, khi đến dự lễ cúng Rằm Thượng Ngươn tại Niệm Phật Đường Quan Âm, Montréal - Canada, vào tháng 2 năm 1984, đã trao đến chúng tôi tập tài liệu về nghi “Nhương Tinh Hội” để mới có thể tham cứu được rộng rãi. Đây là tập tài liệu quý báu có tính cách gia truyền mà Giáo sư Nguyễn Quang Di đã mang đi được từ Việt Nam. Chúng tôi xin thành thật cảm ơn Giáo Sư đã đóng góp cho quyển sách này được thêm phần phong phú.

 

Phật Giáo đã du nhập vào Việt Nam gần 20 thế kỷ và có thể nói bao hàm trong các ngành triết học, luân lý, đạo đức, lễ nhạc… Có nhiều ngành đã ảnh hưởng vào tâm tư của người Việt Nam rất sâu đậm như Lễ Nhạc là một, nhưng tài liệu phần nhiều bị thất lạc tản mác hoặc chưa được ghi chép lại thành sách. Ở đây chúng tôi cố gắng sao chép và ghi lại những gì đã học hỏi và thâu thập được từ xưa, hầu có thể duy trì được những gì đã mất. Đây không ngoài mục đích bảo tồn cái hay cái đẹp của văn hóa Phật Giáo cũng như văn hóa nước nhà trong khi chúng ta đang sống lưu lạc tại hải ngoại ngày nay. Ngoài ra cũng nhờ sự sốt sắng giúp đỡ tinh thần cũng như vật chất của Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Tây Đức, nên tác phẩm này mới có thể xuất bản được. Công đức đó, chúng tôi thành thật tri ân và xin hồi hướng lên mười phương pháp giới chư Phật chứng minh, cũng như gia hộ cho đất nước này được thanh bình muôn thuở để nhân loại được an vui hạnh phúc.

 

Lời cuối xin cảm chư ân sư, Thầy Tổ đã huấn dục, sự sanh thành dưỡng dục của phụ mẫu và ân đức của đàn na thí chủ đã góp công góp của trợ lực cho bút giả trong thời gian tu học tại quốc nội cũng như tại hải ngoại, trong hơn 20 năm qua với quá nhiều công sức. Xin cảm ơn các bậc Thiện Hữu Tri Thức đã trợ giáo và trợ ngôn cho tác phẩm được thành hình tốt đẹp. Mong rằng những người đệ tử thân thương, hiền hòa, lễ độ -được thâm nhập Phật trí- một trong những mục đích tối thượng của người tu theo hạnh giải thoát.

 

Tác giả cẩn chí

Viết xong ngày 28 tháng 6 năm 1984

Viên Giác Tự - mùa an cư năm Giáp Tý.
HT Thích Như Điển


MỤC LỤC

 

                                                                                               trang

LỜI ĐẦU SÁCH.......................................................................... 1

LỄ NHẠC PHẬT GIÁO.............................................................. 5

 

PHẦN I: Lễ và Nhạc của giới Phật Tử tại gia

A. Lễ............................................................................................ 11

B. Nhạc........................................................................................ 16

 

Phần Cầu Siêu......................................................................... 23

Phần Cầu An........................................................................... 51

Lời Phát Nguyện Lễ Thành Hôn............................................. 54

 

PHẦN II: Lễ và Nhạc của người xuất gia

A.  Lễ........................................................................................... 62

B. Nhạc........................................................................................ 67

1. Thời Công Phu Khuya............................................................. 69

a. Loại tán tang 2 mõ 1............................................................ 71

b. Loại tán tang 3 mõ 4............................................................ 73

2. Công phu Chiều....................................................................... 80

3. Nghi Cúng Ngọ....................................................................... 87

4. Thời khóa Tịnh Độ.................................................................. 90

5. Hồng Danh Sám Hối............................................................... 93

6. Lễ Chúc Tán, Thù Ân.............................................................. 94

7. Nghi thức Khai Kinh............................................................... 98

8. Nghi thức Cúng Vong........................................................... 114

9. Nghi Chẩn Tế Cô Hồn........................................................... 128

10. Nghi Đề Phan...................................................................... 139

12. Nghi Thành Phục................................................................. 163

13. Nghi Thỉnh Tiên Tổ............................................................. 168

14. Nghi Chúc Thánh................................................................ 172

15. Nghi Chúc Vi Đà................................................................. 175

16. Nghi Chúc Già Lam............................................................ 177

17. Nghi Chúc Tổ Sư................................................................. 179

18. Nghi Chúc Giám Trai.......................................................... 181

19. Nghi Cúng Giác Linh.......................................................... 183

20. Nghi Chúc Tuyền Tỉnh........................................................ 186

21. Nghi Thức Cúng Ngọ.......................................................... 189

Lời cuối...................................................................................... 198

 

Quyển Lễ Nhạc Phật Giáo do Đại Đức Thích Như Điển biên soạn. Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam tại Cộng Hòa Liêng Bang Đức xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Nội Vụ CHLB Tây Đức, đặc trách vấn đề Tôn Giáo và Văn Hóa. Ấn bản lần thứ nhất 1.000 cuốn gồm 2 thứ tiếng Việt và Đức.

 

Phần dịch sang tiếng Đức do PT Nguyễn Ngọc Tuấn đảm trách. Trang trí bìa và bên trong do PT Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp thực hiện. In xong ngày 30 tháng 12 năm 1984 và đã nộp lưu chiếu tại Thư Viện Quốc Gia, Cộng Hòa Liên Bang Đức.

 

Phần viết thành nốt nhạc chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để ghi vào trong những bài tụng và tán; nhưng gặp một số trở ngại về vấn đề kỹ thuật. Do đó chúng tôi ghi riêng bài chú “Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn” và bài “Chú Đại Bi” ở phần sau cùng của quyển sách. Kính mong Quý độc giả thông cảm và lượng thứ cho.


pdf-iconLễ Nhạc Phật Giáo


facebook-1


youtubeQuang Duc Monastery Youtube Channel
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 12725)
Hết lòng trân quí và ghi nhớ ân đức sâu dầy của sư Sán Nhiên đã biên soạn và hiệu đính tập sách này, cũng như đã hoan hỷ cho phép Hội Thiện Đức ấn tống nhằm góp phần vào công cuộc hoằng hóa Phật pháp đem đến lợi lạc cho nhiều người. Hội Thiện Đức xin biết ơn sự ủng hộ tinh thần và tán thán sự phát tâm đóng góp tịnh tài của quý Phật tử và ân nhân cho công trình ấn tống này. Xin tri ân chị Thân Thục & anh Thân Phúc đánh máy tập sách; anh Thân Hòa trình bày sách bao gồm thiết kế bìa sách; anh Chúc Giới, anh Thiện Tánh, cùng anh Chúc Tùng cung cấp tài liệu và hình ảnh; Tâm Hân Huệ thỉnh ý sư Sán Nhiên; chị Tâm Thiện, chị Chơn Hạnh Bạch, chị Diệu Âm, Thân Hồng, cùng anh chị Lê Lộc (Lancaster, PA) phụ giúp sổ sách, liên lạc, và kêu gọi cho quỹ ấn tống.
22/01/2011(Xem: 14635)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ 04 được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, Nam Úc
10/01/2011(Xem: 51943)
Website Liên Kết từ Trang Nhà Quảng Đức
13/12/2010(Xem: 10258)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
10/12/2010(Xem: 11613)
Tập sách này gồm 2 bài giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, được ngài Rajiv Mehrotra – đệ tử của đức Đạt-lai Lạt-ma – trực tiếp ban cho chúng tôi cùng với 4 bài giảng khác nữa, kèm theo một văn bản cho phép chuyển dịch tất cả sang Việt ngữ và phát hành ở dạng song ngữ Anh-Việt. Phát tâm Bồ-đề là bài giảng được chúng tôi hoàn tất trước tiên và được chọn làm tựa đề cho tập sách này vì tính phổ quát của nó đối với mọi người Phật tử. Bài giảng này có nội dung khuyến khích và hướng dẫn việc phát tâm Bồ-đề, một yêu cầu tối thiết yếu đối với bất cứ ai muốn bước chân vào con đường tu tập theo Phật giáo Đại thừa.
09/11/2010(Xem: 7246)
Các Sa-di-ni thân mến, Chọn “đi tu” làm Sa-di-ni (P. Sāmaṇeri, S. Śrāmaṇeri, 沙彌尼), sau đó, làm Thức-xoa (P. Sikkhamānā. S. Śikṣamānā, 式叉摩那),[1] Tỳ-kheo-ni (P. bhikkhuni, S. bhikṣuṇī, 比丘尼), các con đang đi theo lý tưởng cao cả và hạnh nguyện độ sinh của đức Phật, các bậc Bồ-tát, các Thánh tăng trong lịch sử hơn 2.600 năm của đạo Phật. Đó là diễm phúc lớn của các con và gia đình các con ở đời này. Sa-di-ni có nghĩa đen là “Sa-môn tử” (沙門子), tức người đang tập hạnh làm Sa-môn (P. Sāmaṇa, 沙門). Các Sa-di-ni tuổi thiếu nhi được gọi là “cô tiểu” ở miền Nam, hay “cô điệu” ở miền Trung hoặc “sư bác” ở miền Bắc. Sa-môn là từ chỉ cho các tu sĩ vô thần tại Ấn Độ trong thời cổ đại, không chấp nhận đạo Bà-la-môn đa thần, không chấp nhận Thượng đế, không chấp nhận số phận, cách tu tín ngưỡng và ép xác của đạo Bà-la-môn. Đạo Phật do đức Phật Thích-ca sáng lập là một trong các trường phái Sa-môn, mở ra con đường tỉnh thức, giác ngộ và giải thoát cho nhân loại khỏi tất cả nỗi khổ và niềm đau.
08/10/2010(Xem: 5302)
Truyện thiền không những có tính tôn giáo, triết lý mà còn có giá trị văn học cao. Nó mang ý nghĩa siêu hình, với hình thức ngụ ngôn, bố cục giản lược, trào lộng, kết thúc đột ngột, lại dùng những phương pháp tu từ đặc biệt như điệp ngữ, nghịch lý, đa nghĩa, chữi để mà khen, buông thỏng nửa chừng không kết thúc, lấy câu hỏi để trả lời câu hỏi vv…Đó là đặc sắc của truyện thiền. Cho nên đọc chuyện thiền là vừa học đạo[1] vừa thưởng thức một tác phẩm văn chương kỳ thú.
20/09/2010(Xem: 6347)
ĐứcThế Tôn thường nói: “Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là 'Cái này khôngphải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã củatôi.'” Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao tư tưởng vô ngã lại được diễn đạt như là hệ quả từ thực tế khổ? Lý do để giải thích có thể rút ra từ Tiểu kinh Saccaka (Cūḷasaccaka Sutta), Trung Bộ kinh... Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
28/06/2010(Xem: 18942)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
08/01/2009(Xem: 12592)
Trong tập sách này, tác giả Nguyễn Tường Bách trình bày lại các chặng đường quan trọng trong quá trình phát triển của ngành vật lý và triết học về khoa học tự nhiên trong hơn 25 thế kỷ qua. Tác giả chú trọng đặc biệt đến sự phát triển của hai lý thuyết vật lý quan trọng nhất trong thế kỷ 20, thuyết tương đối và thuyết lượng tử cũng như ý nghĩa triết học của chúng. Chính những lý thuyết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được mối liên hệ với triết học và tư tưởng Phật giáo ở phần sau. Vẫn xoay quanh những câu hỏi muôn đời của loài người "vũ trụ là gì, từ đâu mà có?", "thực tại trước mắt chúng ta thực chất là gì?", "bản chất của thực tại vật chất là gì?"…, tác giả dẫn dắt chúng ta theo một hành trình từ vật lý đến triết học rồi gõ cửa và dừng chân ở tư tưởng Phật giáo để lý giải thế giới hiện tượng. "Cuộc sống là một dòng tâm thức bất tận, không đầu không đuôi… Hãy đơn giản hóa một đời thành một ngày. Đời này của chúng ta như là ngày hôm nay…"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567