Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình Đời Nghĩa Đạo (PDF)

07/06/202120:55(Xem: 13460)
Tình Đời Nghĩa Đạo (PDF)
Tình Đời Nghĩa Đạo_photo
                    Tình Đời Nghĩa Đạo
                                                              Tác giả: HT Thích Như Điển
                                                                Diễn đọc: Cư sĩ Diệu Danh
                                                          Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước

                                                                     
                                                      Phần 1 - Trước khi vào sách   
           
  

                                                             Phần 2 - Nhân duyên đạo pháp




                                                              Phần 3 - Chuyện tình nơi sơn tự




Phần 4 - Tình sư đ




Phần 5 - Nghĩa trọng tình thâm




Phần 6 - Thế phát xuất gia




Phần 7 - Thoát vòng tục lụy 




Phần 8 - Mẫu tử tình thâm




Phần 9 - Trên đường học đạo




Phần 10 - Hạ sơn hành đạo




   Trước khi vào sách

 

Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.

 

Sau đó, tôi bắt đầu viết truyện ngắn để đăng báo. Nhất là sau khi viết bài "Bão tuyết chiều đông" đăng trên báo Khánh Anh số 23, xuất bản tại Paris, đã được nhiều độc giả khắp nơi tán thưởng lối hành văn vừa đời vừa đạo ấy. Và cũng nhờ sự khuyến khích của Thượng Tọa Thích Minh Tâm, tọa chủ chùa Khánh Anh, nên tôi lại bắt đầu tập viết văn và xây dựng cốt chuyện gởi đăng báo Khánh Anh và một vài tờ báo Đạo tại Âu Châu cũng như tại Mỹ. Truyện kế tiếp là "Chuyện tình nơi sơn tự“. Mới nghe qua đề tài có vẻ cải lương thật. Nhiều người Phật tử cười và bảo tôi rằng: Sao Thầy cải lương quá! Tôi trả lời: "Đời là một vở tuồng cải lương chứ còn gì nữa“. Thượng Tọa Minh Tâm lại chua thêm vào "Thế mà người đời ít mấy ai viết được, vì cái nhìn của họ từ Đời sang Đạo nên ít trung thực, làm sao cho bằng người trong Đạo nhìn cuộc đời. Thực chứng ở Đạo để viết cho Đời; điều ấy chưa có người nào viết trọn vẹn được ý nghĩ của nó“.

Trong khi đó, người đệ tử đầu của tôi, sau khi đọc "Chuyện tình nơi sơn tự“ xong sáng hôm sau đến chùa thật sớm và thưa với tôi rằng: "Bạch Thầy, khoan cho đăng cái chuyện tình ấy đã“. Tôi hỏi lý do, người đệ tử ấy trả lời: "E rằng thiên hạ sẽ bắt đầu dị nghị về những nhân vật trong cốt truyện, không tốt“. Tôi mỉm cười và trả lời: Bồ Tát chỉ sợ gây thêm nhân, còn chúng sanh lại hay sợ quả. Chúng sanh cứ mãi gây nhân, nhưng chưa bao giờ chịu nghĩ đến kết quả của nó. Ngược lại, Bồ Tát phải đắn đo bất cứ việc gì, trước khi hành động nên chẳng bao giờ sợ cái quả. Tại sao quý Người đã tạo tác những nghiệp bất thiện thì đương nhiên phải nhận lãnh cái kết quả ấy, chứ còn chạy chối đi đâu được nữa“. Khi nghe trả lời như thế, người Phật tử này yên lặng ra về đăm chiêu!

 

Những ngày sau đó, tôi tiếp tục viết những mẩu chuyện kế tiếp về một người mang tên Ngọc, một nhân vật trong "Chuyện tình nơi sơn tự“ đã được dựng nên. Người đệ tử ấy đọc thấy hay và hỏi là câu chuyện ấy còn tiếp tục xảy ra làm sao nữa? Tôi chưa biết trả lời sao, nhưng trong tâm tôi mong sao cho câu chuyện này viết sớm xong, nhất là phải hoàn thành trước mùa an cư kiết hạ của năm nay.

 

Câu chuyện mang tên "Tình đời nghĩa đạo“ cũng có vẻ cải lương thật. Nhưng đó là hai bộ mặt thật của một cuộc đời và Đạo giáo. Những nhân vật trong cốt truyện cũng có thể là những nhân vật đang sống trong hiện tại, ở cận kề tôi. Cũng có thể là những bậc đàn anh, đàn chị đã góp mặt với cuộc đời và Đạo Pháp trong quá khứ. Những nhân vật này cũng có thể được lặp lại trong tương lai! Đây là một câu chuyện có thật, nhưng cũng có thể chỉ là giả tưởng. Ngược lại, nó được giả lập, nhưng cũng có thể là một câu chuyện ở chính ngay trong cuộc đời này.

 

Tôi cũng thầm cảm ơn người đệ tử nhiệt tâm với Đạo. Đó là Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp đã giúp tôi hoàn thành tác phẩm này, từ tâm tư cho đến tình cảm, và nhất là những nhân vật trong truyện đã được dựng nên. Nếu chẳng may vì vô tình có sự trùng hợp hoặc chạm đến tự ái của một người nào đó có hoàn cảnh tương tự với các nhân vật trong cốt truyện, tôi xin nhận sự sơ suất ngoài ý muốn này. Vì trong một câu chuyện, không thể nào xây dựng những nhân vật toàn những người thánh thiện mà phải có kẻ ác người hiền, kẻ lành người dữ, cốt chuyện mới sôi nổi, và cũng nói lên được cái "Tình Đời Nghĩa Đạo“ ấy nhiều hơn.

 

Kẻ viết "chuyện tình bất đắc dĩ“ này là một nhà tu, mong rằng, nếu có những lời bóng bẩy trong truyện cũng xin quý độc giả đừng gán ghép cho ai cả. Vì đó cũng chính là bản tính tự nhiên của con người vậy.

 

Nếu câu chuyện này được đến tay độc giả, tác giả mong rằng quý vị nên bình lặng tâm tư để đọc một chuyện tình như bao nhiêu chuyện tình khác của thế gian.

 

Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả những vị Đàn Na Thí Chủ, hộ giáo, hộ giới đã giúp đỡ tôi có đủ thì giờ và điều kiện hoàn thành được hai tác phẩm cùng một lúc trong mùa an cư kiết hạ năm Giáp Tý, 1984 này. Xin nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ cho tất cả quý vị -nhất là những người đệ tử thân thương của tôi- sớm lìa được bến mê, trở về bờ giác.

 

Cũng nhân mùa Vu Lan báo hiếu năm nay, xin hồi hướng tất cả công đức lành đến cửu huyền thất tổ, cùng cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được trực vãng Tây phương. Xin cầu nguyện cho thân mẫu được cao đăng Phật quốc, và đồng thời cầu cho phụ thân được thượng thọ hơn tuổi bát thập thất tuế của năm này.

 

Xin chắp tay nguyện cầu cho thế giới được hòa bình, nhân sinh an lạc.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát

THÍCH NHƯ ĐIỂN

Vu Lan báo hiếu

Viên Giác tự, mùa an cư năm Giáp Tý





MỤC LỤC

 

                                                                      Trang

Trước khi vào sách                                           1

 

 Hương thơm loài hoa dại                                  4

 

 Nhân duyên đạo pháp                                     13

 

 Chuyện tình nơi sơn tự                                    28

 

 Tình sư đệ                                                         36

 

  Nghĩa trọng tình thâm                                      46

 

  Thế phát xuất gia                                              74

 

  Thoát vòng tục lụy                                             89

 

   Mẫu tử tình thâm                                             108

 

  Trên đường học đạo                                         120

 

    Hạ sơn hành đạo                                               144

 

    Kết thúc một đoạn đường                                 160

 


Tình Đời Nghĩa Đạo_photo
pdf-icon

Tình Đời Nghĩa Đạo
 

 



facebook-1



youtube                                                          Quang Duc Monastery Youtube Channel



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2016(Xem: 19418)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
23/07/2015(Xem: 15285)
Kinh Pháp Hoa. Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập. Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
23/07/2015(Xem: 29928)
Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng (trọn bộ 8 quyển)
06/07/2015(Xem: 19642)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ.
12/04/2015(Xem: 15943)
Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế. Bão lửa, từ bắc vào nam, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ rừng sâu ra hải đảo, từ thôn quê vào thị thành… thiêu rụi bao cội rễ của rừng già nghìn năm, đốt cháy bao cành nhánh của cây xanh vườn tược. Tất cả mầm non đều héo úa, quắt queo, không còn sức sống, không thể đâm chồi, nẩy lộc. Tất cả những gì xinh đẹp nhất, thơ mộng nhất, đều tan thành tro bụi, hoặc hòa trong sông lệ để rồi bốc hơi, tan loãng vào hư không. Màu xanh của lá cây, của biển, của trời, đều phải nhạt nhòa, biến sắc, nhường chỗ cho màu đỏ, màu máu, màu đen, màu tuyệt vọng.
04/02/2015(Xem: 29921)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
07/01/2015(Xem: 16437)
Để trả lời nghi vấn của một số độc gỉa TVHS về một bức tranh đen trắng vẽ Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế (khoảng năm 41 tuổi) do một đệ tử của Ngài là Phú Lâu Na (Purna) vẽ, chúng tôi đã liên lạc với tác giả quyển sách Mùi Hương Trầm , GSTS. Nguyễn Tường Bách, người đã đề cập đến bức tranh vẽ này trong quyển sách của ông. Tác gỉa đã gửi cho chúng tôi bài đề ngày 16-1-2003 trả lời ông Vương Như Dương Chuyết Lão, người cũng có thắc mắc tương tự.
02/12/2014(Xem: 25599)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam, và được nhà xuất bản Thanh Văn ấn hành lần đầu tiên vào năm 1991 tại California, Hoa kỳ đã được nhiều độc giả tiếng Việt hâm mộ. Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả quí độc giả và hành giả tu tập thiền nhiệt tình, và nhà xuất bản Thanh Văn.
01/12/2014(Xem: 16248)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]