Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Chùa Phước Hải, North Carolina, Hoa Kỳ

03/05/202120:33(Xem: 10062)
35. Chùa Phước Hải, North Carolina, Hoa Kỳ
Một số Tự Viện Ni Giới người Việt tại Hải ngoại
Tập 35
 
Chùa Phước Hải
Charlotte, North Carolina, Hoa Kỳ.
 
Địa chỉ cũ: 1818 Little Rock Road, Charlotte, NC 28214
Địa chỉ mới: 7004 Tuckaseegee Road, Charlotte, NC 28214
 
Điện thoại: (704) 394-6869; (704) 763-3962; (980) 498-1370
Điện thoại: (980) 282-0734 (Ni sư Như Hương)
Facebook: Phước Hải Buddhist Temple
 
Trụ trì: Ni sư Thích Nữ Minh Nghiêm


 

Chùa được Ni sư Thích Nữ Minh Nghiêm thành lập vào tháng 10 năm 2006 tại thành phố Charlotte. Ni sư Minh Nghiêm thế danh Hoàng Thị Kim Chi, sanh năm 1955 tại Sài Gòn. Gia đình Ni sư có 8 chị em thì 4 có vị xuất gia đều định cư tại Hoa Kỳ. Năm 1980, Ni sư xuất gia với Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện tại chùa Phước Hải, TP. HCM. Năm 1986, Ni sư thọ giới Tỳ kheo Ni ở chùa Phước Huệ, Đồng Tháp. Năm 1997, Ni sư tốt nghiệp khóa III Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM). Ni sư được Hòa thượng Thích Minh Thông, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm ở California bảo lãnh sang định cư tại Hoa Kỳ. Đến Hoa Kỳ, Ni sư hoằng pháp tại Minnesota và Louisiana cho đến năm 2006, Ni sư đến North Carolina thành lập chùa Phước Hải trên diện tích 1 acre ở Little Rock Road.

 

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Hương án chính thờ tượng đức Phật Thích Ca; tượng chư Phật: A Di Đà, Thích Ca, Dược Sư; tượng Bồ tát Văn Thù và tượng Bồ tát Phổ Hiền. Chùa có các bàn thờ: Tây Phương Tam Thánh, Bồ tát Quán Thế Âm, Tôn giả Sivali và chư Tổ.

 

Sân trước chùa có tôn tượng Bồ tát Di Lặc và tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm được tạc bằng đá trắng ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

 

Vào năm 2014, chùa đã mua được một khu đất rộng 6,6 acres ở 7004 Tuckaseegee Road, thành phố Charlotte (gần chùa) và đã xây dựng hoàn thành ngôi phạm vũ Phước Hải khang trang, mỹ lệ vào năm 2020. Do chúng tôi chưa có duyên viếng chùa Phước Hải mới nên hình ảnh trong bài này giới thiệu chùa Phước Hải cũ, ảnh chụp ngày 01.9.2014.

 

Chùa có lịch sinh hoạt, tu học hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Ban Pháp Hoa gồm 40 Phật tử chuyên tụng kinh Pháp Hoa mỗi tuần. Khóa An cư kiết hạ được chùa tổ chức cho chư Ni ở nhiều thành phố lân cận đến tu học 3 tháng mỗi năm. Trong các ngày lễ, tết, chùa đều tổ chức trang nghiêm, chu đáo, đón tiếp đông đảo thiện nam, tín nữ, Phật tử, đồng hương đến lễ bái, tu học, sinh hoạt, văn nghệ … thật vui vẻ, thắm tình đạo vị.

 

Võ Văn Tường

 

Tài liệu tham khảo:

 

01. Võ Văn Tường, Từ Hiếu Côn, 2017, Chùa Việt Nam Hải Ngoại, Việt-Anh-Hoa-Nhật, tập 2, Nhà xuất bản Hương Quê, Hoa Kỳ, trang 575-581.

02. Thích Nữ Giới Hương, 2020, Ni Giới Việt Nam hoằng pháp tại Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Hồng Đức, Việt Nam, trang 296-300.

 

 

Chú thích ảnh (chụp ngày 01.9.2014)
 
36. Tu viện Hương Từ Bi, Los Gatos, Hoa Kỳ (1)36. Tu viện Hương Từ Bi, Los Gatos, Hoa Kỳ (2)
01-02. Toàn cảnh chùa
36. Tu viện Hương Từ Bi, Los Gatos, Hoa Kỳ (3)36. Tu viện Hương Từ Bi, Los Gatos, Hoa Kỳ (4)
03-04. Ngôi chánh điện


05. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm


06. Ngôi Ni xá


07. Điện Phật


08. Bàn thờ Bồ tát Văn Thù


09. Bàn thờ Bồ tát Phổ Hiền


10. Bàn thờ Tây Phương Tam Thánh


11-12. Bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm


13. Bàn thờ Tôn giả Sivali


14. Bàn thờ Tổ

35. Chùa Phước Hải, North Carolina, Hoa Kỳ (15)
15. Đại hồng chung
35. Chùa Phước Hải, North Carolina, Hoa Kỳ (16)35. Chùa Phước Hải, North Carolina, Hoa Kỳ (17)35. Chùa Phước Hải, North Carolina, Hoa Kỳ (18)
16-19. Tủ kinh sách

35. Chùa Phước Hải, North Carolina, Hoa Kỳ (20)
20. Bản vẽ ngôi chùa mới
35. Chùa Phước Hải, North Carolina, Hoa Kỳ (21)
21. Ni sư trụ trì Minh Nghiêm
35. Chùa Phước Hải, North Carolina, Hoa Kỳ (22)
22. Ni sư Như Hương

 


 


***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2021(Xem: 11721)
LỜI GIỚI THIỆU Trong sách quốc văn giáo khoa thư ngày trước đã kể mẫu chuyện như sau: Có một người đi du lịch nhiều nơi. Khi trở về nhà, kẻ quen người lạ, hàng xóm láng giềng đến thăm, hỏi rằng: - Ông đi du lịch nhiều nơi, vậy nơi nào theo ông đẹp hơn cả? Người kia không ngần ngại đáp ngay: - Chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả! Mọi người không khỏi ngạc nhiên, nhưng càng ngạc nhiên mà càng suy gẫm thì mới thấy có lý. Ai đã du lịch nhiều nơi, ai đã sống lang thang phiêu bạt ở nước ngoài mới có dịp cảm thấy thấm thía "quê hương tôi là đẹp hơn cả", đẹp từ cọng rau, tấc đất, đẹp với những kỷ niệm vui buồn, đẹp cho tình người chưa trọn, đẹp vì nghĩa đạo phải hy sinh…
11/06/2021(Xem: 11531)
LỜI ĐẦU SÁCH Giáo pháp của Đức Phật đã được truyền đến khắp năm châu bốn bể và tại mỗi địa phương ngày nay, giáo lý ấy được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhằm phổ biến đến những người tin Phật có cơ hội hiểu rõ và đúng với chân tinh thần của đạo Phật. Đức Phật vẫn luôn dạy đệ tử của Ngài rằng: “Các ngươi tin ta phải hiểu ta, nếu tin mà không hiểu ta, tức hủy báng ta vậy”. Lời dạy ấy rất sâu sắc và có giá trị muôn đời cho những ai tìm đến giáo lý đạo Phật. Một hệ thống giáo lý rất sáng ngời trong tình thương, trí tuệ và giải thoát. Giáo lý đạo Phật là chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tinh thần của người Phật tử. Vì thế, trước khi tin vào giáo lý, thiết tưởng cần phải hiểu rõ giáo lý ấy có thể giúp ta được những gì. Nếu không hoặc chưa rõ mục đích, chúng ta có quyền chưa tin và cũng không nên tin vội. Dầu lời dạy ấy là của những người thông thái, của các vị Thiên Thần hay ngay cả của chính đức Phật.
09/06/2021(Xem: 22193)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 14099)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
07/06/2021(Xem: 14586)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 1 tháng 8 năm 2020, nhằm ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2564, Phật Đản lần thứ 2644, tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 68. Hôm nay cũng là ngày có nhiệt độ cao nhất, 32 độ C, trong mùa dịch Covid-19 đang lan truyền khắp nơi trên thế giới. Sau hơn 5 tháng ròng rã, tôi đã đọc qua 8 tập kinh Việt dịch trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, từ tập 195 đến tập 202, thuộc Bộ Sự Vị, được dịch từ 2 tập 53 và 54 của Đại Chánh Tạng.1 Nguyên văn chữ Hán 2 tập này gồm 2.260 trang.2 Bản dịch sang tiếng Việt của 2 tập này là 15.781 trang, chia thành 8 tập như đã nói trên. Như vậy, trung bình cứ mỗi trang chữ Hán dịch ra tiếng Việt khoảng 7 trang.
25/05/2021(Xem: 9269)
Đã nhiều năm rồi, Phật Tử Việt Nam cử hành đại lễ trong niềm hân hoan tự hào về một ngày lễ Vesak trọng đại được xưng danh một cách trang trọng là "Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc." Phật giáo là một trong bốn tôn giáo lớn của nhân loại. Con số Phật Tử dù vậy cũng chỉ khoảng 400-600 triệu. Với con số khiêm nhường đó, tiếng nói của Phật giáo không có ảnh hưởng gì đáng kể trong các quyết định của Liên Hiệp Quốc về vận mạng của các dân tộc trên thế giới. Phật Tử Việt Nam chính thức đón nhận "Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc" từ năm 2008. Từ đó đến nay, những phát biểu bởi các đại biểu từ nhiều nước tán dương Đức Phật quả là quá nhiều, nhưng chưa có bất cứ đóng góp thiết thực đáng kể nào cho khát vọng hòa bình của nhiều dân tộc bị áp bức, bóc lột bởi chính quyền của nước mình; bị đe dọa bởi tham vọng bá quyền của nước lớn.
20/05/2021(Xem: 12814)
Kinh Đại Bát Nhã có tất cả 600 quyển, gồm 5 triệu chữ trong 25 ngàn câu, là bộ kinh khổng lồ trong tàng kinh cát của Phật Giáo Đại Thừa, do Đức Thế Tôn thuyết giảng trong 22 năm. Pháp Sư Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán và Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) dịch từ Hán sang Việt. Lão Cư Sĩ Thiện Bửu đã dành 10 năm lao nhọc, vừa học Kinh vừa viết luận bản này để xiển dương tư tưởng Bát Nhã theo tinh thần truyền bá và lưu thông. Ông đã khiêm tốn tự nhủ rằng, không biết những gì mình viết có phù hợp với tinh thần của bộ Đại Bát Nhã Ba La Mật hay không, nhưng chúng tôi cho rằng việc làm của Lão Cư Sĩ là việc cần làm và thiết thực hữu ích, ông đã giúp tóm tắt ý nghĩa và chiết giải những chỗ chính yếu của Kinh. Có thể nói đây là bản sớ giải đồ sộ thứ hai (trọn bộ 8 tập) về Kinh Đại Bát Nhã, theo sau Đại Trí Độ Luận (5 tập) ở Việt Nam. Xin tán thán công đức của Lão Cư Sĩ đã đặt viên đá đầu tiên, để khuyến khích cho những hành giả khác, cùng phát tâm xây dựng nền mó
07/05/2021(Xem: 21828)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
20/04/2021(Xem: 19191)
Kính bạch chư Tôn Đức, Thưa chư Pháp hữu, nhân mùa Phật Đản PL 2565, Viên Giác Tùng Thư Đức Quốc có ấn hành Đặc San Văn Hóa Phật Giáo chủ đề Chuyển hóa Khổ đau để chào mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni lần thứ 2645. Đặc San năm nay (lần thứ ba) được sự góp mặt của 50 văn thi sĩ và 3 họa sĩ trong và ngoài nước. Chúng tôi kính gởi đến quý Trang Nhà để nhờ phổ biến rộng rãi đến mọi độc giả gần xa. Độc giả muốn mua sách in có thể đặt trực tiếp trên mạng toàn cầu Amazon: https://www.amazon.de/gp/product/1716272939/ref=dbs_a_def_rwt_bibl_vppi_i7 Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật Kính Mail Nhóm Chủ Biên Phù Vân - Nguyên Đạo - Nguyên Minh
19/04/2021(Xem: 11497)
Phật Điển Phổ Thông DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT Common Buddhist Text: Guidance and Insight from theBuddha. Copyright by Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU). Chủ biên bản Việt ngữ: LÊ MẠNH THÁT - TUỆ SỸ Ban biên dịch: Thích Hạnh Viên, Thích Nữ Khánh Năng, Thích Thanh Hòa, Pháp Hiền Cư sỹ, Nguyễn Quốc Bình. Dịch Việt và Ấn hành với Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền của Viện Đại Học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, 2018. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019. Hương Tích ấn hành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]