Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Chùa Đức Viên, San Jose, Hoa Kỳ

17/01/202116:25(Xem: 10956)
04. Chùa Đức Viên, San Jose, Hoa Kỳ

Chua Duc Vien (2) 


Một số Tự Viện Ni Giới người Việt tại Hải ngoại.

Tập 04.

 

Chùa Đức Viên

San Jose, California, Hoa Kỳ.

 

Địa chỉ: 2420 McLaughlin Avenue, San Jose, CA 95121

Điện thoại: (408) 993 - 9158

Website: www.chuaducvien.com

 

Trụ trì: Ni sư Thích Đàm Nhật


 

Chùa Đức Viên được Sư Bà Đàm Lựu sáng lập năm 1980. Sơ khởi, chùa là ngôi nhà nhỏ ở số 2003 đường Evelyn được Sư Bà thuê để thờ Phật, thuyết pháp và hướng dẫn Phật tử tu học. Năm 1984, để có nơi hướng dẫn Phật tử về tu học trang nghiêm và mang hình ảnh văn hoá Việt Nam, Sư Bà phát nguyện kiến tạo ngôi già lam Đức Viên.

 

Các năm 1985 và 1986, chùa mua được hai lô đất có căn nhà cũ tại 2420 đường Mc Laughlin, thành phố San Jose. Năm 1991, chùa khởi công xây ngôi Đại Hùng bảo điện. Ngôi bảo điện hoàn thành vào năm 1995.

 

            Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Hương án chính giữa, trên cao thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn; bên dưới thờ bộ tượng Thích Ca Tam Tôn. Bàn hai bên thờ Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, đức ông Cấp Cô Độc và tôn giả A Nan.

 

Mặt tiền chùa tôn trí hai tượng Hộ Pháp Kim Cương. Có một đôi hạc cao đứng chầu đỉnh đồng trước sân chùa. Khuôn viên chùa có vườn cảnh đẹp, có hòn non bộ, có động Quan Âm và có nhiều pho tượng lộ thiên: Đức Phật A Di Đà, Bồ tát Di Lặc và Bồ tát Quán Thế Âm. Chùa có hai bia ký, một bia về công đức xây chùa và một bia về hành trạng của Sư Bà Đàm Lựu.

 

Sư Bà Đàm Lựu người tỉnh Hà Đông (một tỉnh cũ của Việt Nam, nay đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội). Năm 1951, Sư Bà thọ giới Tỳ kheo Ni tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Năm 1979, Sư Bà đến Hoa Kỳ. Năm 1980, Sư Bà về thành phố San Jose hành đạo và sáng lập chùa Đức Viên.

 

Việc kiến tạo ngôi già lam danh tiếng, trang nghiêm được thế hệ đệ tử tiếp nối. Ni Sư Đàm Nhật, Ni sư Đức Hòa và chư Ni học theo hạnh nguyện của Sư Bà, đã khởi công xây dựng ngôi Trai đường năm 2004, ngôi Ni xá năm 2008 và phát triển mạnh nhiều sinh hoạt tu học; thuyết pháp; khóa tu tịnh khẩu chuyên niệm Phật; khóa tu thiếu nhi mùa hè và mùa đông …

 

Hằng năm vào dịp lễ Vu Lan, chùa tổ chức lễ Tam bộ nhất bái quanh khuôn viên chùa để cầu an, báo hiếu cha mẹ. các buổi lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính với sự tham dự đông đảo chư Ni và Phật tử (từ 200 đến 300 người, trong đó có 45 đến 60 chư Ni).

 

Đặc biệt, chùa có trường Việt ngữ Đức Viên hoạt động vào ngày chủ nhật hằng tuần. Trường có 13 lớp sáng, 12 lớp chiều với 500 học sinh (từ lớp 1 đến lớp 5) và 65 giáo viên - nhân viên, hoạt động từ năm 1980.

 

Chùa có hai “Kỷ lục Người Việt Toàn cầu” năm 2019: 01. Chùa Đức Viên, Hoa Kỳ - ngôi chùa có trường Việt ngữ thành lập sớm nhất, có số giáo viên và học sinh đông nhất. 02. Chùa Đức Viên, Hoa Kỳ - ngôi chùa hằng năm tổ chức lễ Tam bộ nhất bái cầu an, báo hiếu cha mẹ trang nghiêm, thành kính; và số lượng chư Ni, Phật tử tham dự nhiều nhất.

 

Võ Văn Tường


 Chua Duc Vien (1)Chua Duc Vien (2)Chua Duc Vien (3)

01-03. Toàn cảnh chùa


Chua Duc Vien (4)

04. Chùa Đức Viên

Chua Duc Vien (5)Chua Duc Vien (6)

05-06. Ngôi chánh điện

Chua Duc Vien (7)Chua Duc Vien (8)Chua Duc Vien (9)

07-10. Sân trước chùa

Chua Duc Vien (11)Chua Duc Vien (12)Chua Duc Vien (13)

11-13. Điện Phật

Chua Duc Vien (14)

14. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm

Chua Duc Vien (15)Chua Duc Vien (16)

15-16. Tượng Kim Cương

Chua Duc Vien (17)Chua Duc Vien (18)

17-18. Trai đường

Chua Duc Vien (19)

19. Bàn thờ Bồ tát Chuẩn Đề

Chua Duc Vien (20)

20. Tượng Thích Ca sơ sinh

Chua Duc Vien (21)

21. Tượng đức Phật Thích Ca

Chua Duc Vien (22)

22. Tượng đức Phật A Di Đà

Chua Duc Vien (23)

23. Tượng Bồ tát Di Lặc

Chua Duc Vien (24)Chua Duc Vien (25)Chua Duc Vien (26)Chua Duc Vien (27)Chua Duc Vien (28)Chua Duc Vien (29)

24-29. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm

Chua Duc Vien (30)

30. Bia kỷ niệm

Chua Duc Vien (31)

31. Khánh
Chua Duc Vien (31)Chua Duc Vien (32)Chua Duc Vien (33)

32-33. Các đỉnh đồng

Chua Duc Vien (34)Chua Duc Vien (35)Chua Duc Vien (36)Chua Duc Vien (37)Chua Duc Vien (38)Chua Duc Vien (39)

34-39. Đại lễ Phật Đản

Chua Duc Vien (40)Chua Duc Vien (41)Chua Duc Vien (42)Chua Duc Vien (43)Chua Duc Vien (44)Chua Duc Vien (45)Chua Duc Vien (46)Chua Duc Vien (47)

40-47. Phòng thờ Sư Bà Tọa chủ và lễ húy nhật Sư Bà

Chua Duc Vien (48)Chua Duc Vien (49)Chua Duc Vien (50)Chua Duc Vien (51)

48-51. Khóa tu thiếu nhi mùa hè

Chua Duc Vien (52)Chua Duc Vien (53)Chua Duc Vien (54)Chua Duc Vien (55)Chua Duc Vien (56)

52-56. Các lớp học của Trường Việt ngữ Đức Viên

Chua Duc Vien (57)

57. Ảnh kỷ niệm chư Ni và Phật tử

Chua Duc Vien (58)

58. Đường vào vườn chùa

Chua Duc Vien (59)

59. Các em thiếu nhi bên các đỉnh đồng

Chua Duc Vien (60)

60. Các chú tiểu bằng đá

 

 

 

 

 

 

 

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2020(Xem: 12431)
Đây là cuốn sách viết bằng song ngữ Anh-Việt của cư sĩ Nguyên Giác. Sách dày 319 trang vừa được Ananda Viet Foundation (Nam California) xuất bản. Cư sĩ Nguyên Giác tu học với một số thiền sư tiền bối nổi tiếng trước 1975 như Thích Tịch Chiếu, Thích Thường Chiếu, Thích Thiền Tâm và Thích Tài Quang. Cư sĩ Nguyên Giác say mê Thiền, nghiên cứu về Thiền, viết về Thiền và sống chết với Thiền. Ông đã xuất bản tám cuốn sách về Thiền. Nay ở tuổi 68, ông viết cuốn này vì sợ rồi đây sức khỏe suy yếu, không còn khả năng viết nữa. Tuy nhiên ước mơ lớn vẫn là để cho các nhà nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về Phật Giáo Việt Nam, nhất là Thiền, có tài liệu tham khảo vì hiện nay Anh Ngữ là ngôn ngữ phổ biến khắp thế giới.
30/06/2020(Xem: 12913)
Báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930. Từ lúc ra đời, báo chí Phật giáo đã trở thành một phương tiện quan trọng làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo, thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, xây dựng nền văn học Phật giáo và giữ gìn di sản văn hóa cổ Việt Nam. Tuy giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo và mang lại nguồn sử liệu quan trọng giúp thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đến nay, báo chí Phật Giáo Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm lưu trữ đầy đủ. Công việc bảo tồn và phát huy giá trị về tư liệu mà báo chí mang lại đến nay vẫn là một nỗi trăn trở cho những người yêu mến tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam nói riêng và về tư liệu Phật giáo Việt Nam nói chung.
18/06/2020(Xem: 9933)
Đặc San Văn Hóa Phật Giáo của Báo Viên Giác (tháng 6-2020) phát hành trên Amazon: Năm 2020, Ban Biên Tập Báo Viên Giác muốn thực hiện cuốn Đặc San thứ 2 kỷ niệm 41 năm báo Viên Giác đã có mặt khắp nơi trên các châu lục. Bởi lẽ năm rồi 2019 nhân lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Chi Bộ Phật giáo Việt Nam tại Đức, 40 năm thành lập chùa Viên Giác và 40 năm thành lập Hội Phật Tử cũng như xuất bản báo Viên Giác nên Ban Biên Tập đã cho in 3.000 cuốn dày 560 trang gồm nhiều thành phần Tăng, Ni cũng như những học giả cư sĩ Phật tử đã đóng góp nhiều bài vở giá trị, khiến cho những độc giả khắp nơi hâm mộ và mong mỏi được đọc tiếp những vần thơ, những bài văn, những hồi ký, tin tức, giáo lý v.v... nên đây cũng là thành quả, là động lực mà cũng là cái đà để mỗi năm chúng tôi sẽ thực hiện một tập Đặc San giá trị như vậy và dự định sẽ xuất bản vào tháng 6 mỗi năm như thế, nhằm nhắc nhở cho mọi người quan tâm về sự hiện hữu của tờ báo Viên Giác đã đồng hành cùng với Quý độc giả
07/06/2020(Xem: 10516)
Thầy của chúng con, đức Trưởng lão Hoà thượng thượng Phước hạ Sơn, là một bậc Phạm hạnh, suốt cuộc đời cống hiến cho nền giáo dục Phật giáo. Thầy từng làm Hiệu trưởng trường Phật học Bồ đề - Nha Trang, sau đó vào miềm Nam gắn bó với đức cố Trưởng lão Hoà thượng thượng Minh hạ Châu, người đã khai sáng viện Đại học Vạn Hạnh, tạo tiền đề cho hệ thống các Học viện Phật giáo ngày nay, nơi đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni lãnh đạo của Phật giáo Việt Nam.
03/06/2020(Xem: 10518)
Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án Chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú,
08/04/2020(Xem: 10015)
Những tác phẩm của HT Thích Tín Nghĩa
26/03/2020(Xem: 5605)
Vạn Pháp Qua Cái Nhìn Của Duy Thức_HT Thích Thắng Hoan
25/03/2020(Xem: 6725)
Mười Pháp Quán Tưởng Hướng Dẫn Hành Thiền_Bình Anson biên soạn
23/03/2020(Xem: 7862)
Dân trí Trong khuôn khổ buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản 2011 tại chùa Phật Tích, hội thảo khoa học “Phật Tích trong tiến trình lịch sử” đã diễn ra hết sức công phu, khẳng định những giá trị văn hóa lịch sử “độc nhất vô nhị” tại ngôi chùa phát tích Phật giáo Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]