Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Phẩm "Thiết Lợi La Phật"

03/10/202011:20(Xem: 9243)
07. Phẩm "Thiết Lợi La Phật"

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***
buddha-466


 

PHẨM "THIẾT LỢI LA PHẬT"

Phần giữa quyển 503, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm cùng tên là “Thiết Lợi La”,

 phần cuối quyển 430, Hội thứ II, ĐBN)

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

 

Tóm lược:

 

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:

- Kiều Thi Ca! Giả sử Thiết lợi la Phật (xá lợi hay tro cốt Phật sau khi trà tì) đầy dẫy châu Thiện Bộ đem làm một phần, có kẻ ghi chép Kinh điển Bát Nhã thẳm sâu đem làm một phần, hai phần này, ngươi lấy phần nào?

Thiên Đế Thích thưa:

- Ý con thà lấy Bát Nhã thẳm sâu. Vì sao? Con đối Thiết lợi la Phật chẳng phải chẳng tin muốn cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Nhưng thân chư Phật và Thiết lợi la đều do Kinh điển Bát Nhã thẳm sâu mà xuất sanh vậy; đều do công đức thế lực Bát nhã Ba la mật đã huân tu vậy, nên mới được tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo Thiên Đế Thích rằng:

- Kiều Thi Ca! Bát Nhã thẳm sâu vô sắc, vô kiến, vô đối, vô tướng, chỗ gọi nhất tướng. Pháp vô tướng đã chẳng thể nắm lấy, Ngươi làm sao nắm lấy được? Vì sao? Kiều Thi Ca! Bát Nhã thẳm sâu không lấy không bỏ, không thêm không bớt, không nhóm không tan, không ích không tổn, không nhiễm không tịnh. Chẳng cùng pháp chư Phật, Bồ Tát, Độc giác, Thanh văn, không bỏ pháp phàm phu ngu muội; không cùng với cảnh giới vô vi, không lìa bỏ cảnh giới hữu vi; không cùng với Vô, không lìa bỏ Hữu; không cùng với Bát nhã Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí, không lìa bỏ tất cả pháp tạp nhiễm.

Bấy giờ, Thiên Đế Thích trả lời Xá Lợi Tử rằng:

- Đúng vậy! Đúng như Đại đức đã nói! Bạch Đại đức! Nếu như thật biết Bát Nhã thẳm sâu vô sắc, vô kiến, vô đối, vô tướng, chỗ gọi nhất tướng, không lấy không bỏ, cho đến chẳng cùng Nhất thiết tướng trí, chẳng bỏ pháp tất cả tạp nhiễm, đấy là chơn thật nắm lấy Bát Nhã thẳm sâu, cũng chơn thật tu hành Bát Nhã thẳm sâu. Vì sao? Vì Bát Nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật chẳng tùy hai hạnh không hai tướng vậy.

Bấy giờ, Phật khen Thiên Đế Thích rằng:

- Hay thay, hay thay! Như ngươi đã nói! Bát Nhã thẳm sâu cho đến bố thí Ba la mật chẳng tùy hai hạnh vì không hai tướng vậy. Kiều Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến Bát Nhã thẳm sâu cho đến bố thí Ba la mật có hai tướng, thời là muốn khiến chơn như cho đến bất tư nghì giới cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát Nhã thẳm sâu cho đến bố thí Ba la mật cùng chơn như cho đến bất tư nghì giới đều không hai, không hai phần vậy.

Khi ấy, Thiên Đế Thích lại bạch Phật rằng:

- Bát Nhã thẳm sâu thế gian trời, người, A tu la v.v… đều nên chí thành lễ bái quanh hữu, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Vì sao? Vì tất cả chúng đại Bồ Tát đều đối Bát nhã Ba la mật tinh siêng tu học, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Bạch Thế Tôn! Như khi con ngồi trên tòa Thiên Đế trong điện Thiện Pháp tại cung trời Ba mươi ba, vì các thiên chúng tuyên nói chánh pháp, có vô lượng các thiên tử v.v… đi đến chỗ con nghe thuyết pháp, xong cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, quanh hữu lễ lạy, chắp tay mà lui. Nếu khi con vắng mặt ở pháp tòa kia, các thiên tử v.v… cũng đến chỗ ấy, mặc dù chẳng thấy con, nhưng họ vẫn cung kính cúng dường, và đều nói lên rằng: "Đây là tòa Thiên Đế Thích vì các thiên tử thuyết pháp, chúng ta phải coi như có thiên chủ, cúng dường quanh hữu lễ lạy mà lui".

Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế, nếu có kẻ thơ tả thọ trì đọc tụng, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp, phải biết chỗ ấy và mười phương vô biên thế giới khác có vô lượng vô số thiên, long, dược xoa, A tu la v.v… đều đến nhóm hội. Cả khi không ai thuyết pháp, vì kính trọng pháp, nên đối chỗ này vẫn có người cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen lễ lạy mà lui. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng đại Bồ Tát, Độc giác, Thanh văn, tất cả hữu tình có bao thú vui, đều nương Bát Nhã mà có vậy. Thiết lợi la Phật cũng do công đức Bát nhã Ba la mật huân tu nên được cúng dường vậy.

Bạch Thế Tôn! Bát Nhã thẳm sâu cùng các Bồ Tát hạnh và sở chứng Nhất thiết trí trí làm nhân làm duyên, làm chỗ nương dựa, làm chỗ dẫn phát. Vậy nên con nói giả sử Thiết lợi la Phật đầy dẫy châu Thiệm Bộ đây đem làm một phần, có kẻ thơ tả Kinh điển Bát Nhã thẳm sâu lại làm một phần, thì trong hai phần đây, con thà lấy Bát nhã Ba la mật hơn.

Bạch Thế Tôn! Con đối Bát nhã Ba la mật thẳm sâu đây khi thọ trì đọc tụng, chính nhớ nghĩ, vì tâm hợp với pháp nên đều chẳng thấy có các tướng sợ hãi. Vì sao? Vì Bát Nhã thẳm sâu vô tướng vô trạng vô ngôn vô thuyết. Bởi Bát Nhã thẳm sâu vô tướng vô trạng vô ngôn vô thuyết; tĩnh lự cùng năm Ba la mật-đa, nói rộng cho đến Nhất thiết chủng trí cũng vô tướng vô trạng vô ngôn vô thuyết.

Bạch Thế Tôn! Bởi Bát Nhã thẳm sâu vô tướng vô trạng vô ngôn vô thuyết, mà chẳng phải là hữu tướng trạng và hữu ngôn thuyết. Vậy nên, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác biết tất cả pháp vô tướng vô trạng vô ngôn vô thuyết, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, vì các hữu tình nói tất cả pháp vô tướng vô trạng vô ngôn vô thuyết.

Bạch Thế Tôn! Vậy nên Bát Nhã thẳm sâu đáng nhận tất cả thế gian trời người A tu la v.v… vô lượng thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.

Bạch Thế Tôn! Nếu có kẻ đối Bát Nhã thẳm sâu đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng v.v…, lại đem vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, quyết định chẳng còn đọa ác thú, hay chốn biên địa hạ tiện, chẳng rơi vào các bậc Thanh văn, Độc giác, chắc tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, thường thấy chư Phật hằng nghe chánh pháp, chẳng lìa bạn lành, nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình. Từ một nước Phật đến một nước Phật, đem vô lượng thứ đồ cúng thượng diệu, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn và chúng các đại Bồ Tát.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Giả sử Thiết lợi la Phật đầy dẫy Tam thiên thế giới đem làm một phần, có kẻ thơ tả Kinh điển Bát Nhã thẳm sâu làm một phần. Với trong hai phần đây, ý con thà lấy Bát Nhã thẳm sâu. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và Thiết lợi la Phật ở cõi Tam thiên đều từ Bát Nhã mà xuất sanh vậy. Lại Thiết lợi la Phật ở cõi Tam thiên đều do công đức thế lực Bát Nhã huân tu, nên được các trời, người, A tu la v.v… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Bởi nhân duyên đây nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Thiết lợi la Phật, quyết định chẳng sanh ở các hiểm ác thú, thường sanh thiện thú hưởng giàu vui, tùy tâm sở nguyện, nương nhờ pháp Tam thừa rốt ráo chứng được Tam thừa Niết bàn.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ hoặc thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc thấy Kinh điển Bát Nhã thẳm sâu, hai công đức đây bình đẳng không khác. Vì sao? Vì Bát Nhã thẳm sâu cùng các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bình đẳng không hai, không hai phần vậy.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Nếu có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ ba phen chỉ dẫn (1), vì các hữu tình tuyên nói chánh pháp, chỗ gọi Khế Kinh cho đến Luận nghị. Nếu các thiện nam, thiện nữ đối Bát Nhã thẳm sâu thọ trì đọc tụng, rộng vì người nói, hai công đức đây bình đẳng không khác. Vì sao? Vì Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc ba phen chỉ dẫn, hoặc tuyên nói mười hai phần giáo điều nương Bát nhã Ba la mật mà xuất sanh vậy.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Nếu chư Phật Thế Tôn mười phương cõi như cát Căng già trụ ba phen chỉ dẫn, vì các hữu tình tuyên nói chánh pháp, chỗ gọi Khế Kinh cho đến Luận nghị. Nếu các thiện nam, thiện nữ đối Bát Nhã thẳm sâu thọ trì đọc tụng, rộng vì người nói. Hai công đức đây bình đẳng không khác. Vì sao? Vì chư Phật Thế Tôn mười phương cõi như cát Căng già hoặc ba phen chỉ dẫn, hoặc tuyên nói ra mười hai phần giáo đều nương Bát nhã Ba la mật mà xuất sanh vậy.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ đem vô lượng thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn mười phương thế giới như cát Căng già. Có các thiện nam, thiện nữ biên chép phụng trì Kinh điển Bát Nhã thẳm sâu. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Hai công đức đây bình đẳng không khác. Vì sao? Vì chư Phật Thế Tôn đều nương Bát nhã Ba la mật mà xuất sanh vậy.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ đối Bát Nhã thẳm sâu chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, thơ tả giải nói, khiến rộng lưu khắp. Các thiện nam thiện nữ này đời sau chẳng đọa địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, chẳng rơi bậc Thanh văn, Độc giác. Vì sao? Các thiện nam, thiện nữ này quyết định sẽ trụ bậc Bất thối chuyển, xa lìa tất cả tai hoạnh tật dịch, suy não, sợ hãi. Như người mắc nợ run sợ chủ nợ, liền gần gũi phụng thờ nhà vua, dựa thế lực vua, được khỏi lo sợ. Vua dụ Bát nhã Ba la mật, kẻ mắc nợ dụ các thiện nam, thiện nữ nương cậy Bát nhã Ba la mật được lìa tất cả suy não sợ hãi.

Bạch Thế Tôn! Ví như có người nương dựa vua nên cũng được người đời cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Thiết lợi la Phật cũng lại như thế, do được Bát Nhã thẳm sâu đã huân tu nên được các trời người A tu la v.v… cúng dường cung kính, ngợi khen tôn trọng. Vua dụ Bát nhã Ba la mật, Thiết lợi la Phật dụ kẻ dựa vua.

Bạch Thế Tôn! Chư Phật đắc Nhất thiết trí trí cũng nương Bát nhã Ba la mật mà được thành tựu. Vậy nên, con nói: Giả sử Thiết lợi la Phật đầy rẫy cõi Tam thiên đây đem làm một phần, có kẻ chép Kinh điển Bát Nhã thẳm sâu làm một phần. Trong hai phần đây, ý con thà lấy Bát Nhã thẳm sâu. Vì sao? Thiết lợi la Phật bền hơn kim cương, đủ các mầu sắc đã trang nghiêm thân với ba mươi hai tướng đẹp, tám mươi tùy hảo, cũng như Như Lai mười lực, nói rộng cho đến Nhất thiết tướng trí đều do Bát nhã Ba la mật mà được thành xong vậy. Bố thí cùng các Ba la mật khác đều do Bát nhã Ba la mật được danh đến Bờ kia. Vì sao? Nếu không có Bát nhã Ba la mật thì các Ba la mật khác chẳng thể đến Bờ kia được vậy.  

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Nếu Tam thiên đại thiên thế giới đây hoặc thế giới khác, có bao vương đô, thành ấp, xóm làng, trong ấy nếu có kẻ thọ trì đọc tụng, thơ tả giải nói, cúng dường cung kính Bát Nhã thẳm sâu, hữu tình chỗ ấy chẳng bị tất cả người phi người v.v… làm não hại, ngoại trừ ác nghiệp đời trước phải chịu. Hữu tình trong ấy lần lữa tu học chánh hạnh Tam thừa, tùy sở nguyện cho đến chứng được Niết bàn ba thừa.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Bát Nhã thẳm sâu, đầy đủ đại thần lực, làm lợi ích lớn ở Tam thiên đại thiên thế giới. Dù ở chỗ nào cũng có Phật, làm các Phật sự, gọi là lợi ích an lạc tất cả hữu tình.

Bạch Thế Tôn! Ví như vô giá Đại bảo thần châu đủ vô lượng thứ oai đức thắng diệu tùy ở chỗ nào có thần châu đây, người phi người trọn không bị não hại. Nếu có thiện nam hoặc thiện nữ bị quỷ bắt giữ, thân tâm khổ não, nếu có kẻ đem thần châu đây đưa ra, do oai lực của châu, quỷ thấy liền bỏ chạy. Có người bị bệnh nhiệt, hoặc phong, hoặc đàm, hoặc nhiệt phong đàm làm bệnh, nếu người ấy đeo thần châu đây nơi thân, các bệnh như thế không bệnh nào chẳng trừ khỏi. Châu đây ở trong tối có thể phát sáng, thời nóng làm mát, thời lạnh làm ấm, tùy chỗ nào có thần châu đây thì thời tiết điều hòa chẳng lạnh chẳng nóng. Địa phương nào có thần châu đây rắn độc bò cạp thảy không dám ẩn núp. Có thiện nam hoặc thiện nữ trúng phải độc đau đớn, nếu có kẻ cầm thần châu cho xem, vì oai thế của châu nên độc liền tiêu diệt. Nếu các hữu tình thân bị bệnh hủi, mụt nhọt, ghẻ dữ, mắt lòa hoặc có kẻ bệnh mắt, bệnh tai, bệnh mũi, bệnh lưỡi, bệnh hầu, bệnh thân, bệnh các lóng đốt, đeo thần châu đây các bệnh đều lành.

Nếu các ao hồ suối giếng v.v… nước bị đục uế, hoặc sắp khô khan, đem châu thả vào, nước liền đầy, thơm sạch lóng trong đủ tám công đức. Nếu đem các sắc phục thêu dệt đủ màu xanh, vàng, đỏ, trắng mà gói thần châu này thả xuống nước, nước sẽ đổi sắc theo màu của y phục thành nhiều màu như trên. Vô giá Đại bảo thần châu như thế oai đức vô biên nói không thể hết được. Nếu để bảo châu này trong rương, đãy thì cũng làm cho các vật chứa đựng bên trong thành tựu đầy đủ vô biên oai đức. Nếu rương, đãy trống không, nhưng nhờ đã đựng thần châu nên vật ấy cũng được nhiều người kính mến.

Cụ thọ Khánh Hỷ hỏi Thiên Đế Thích rằng:

- Thần châu như thế chỉ trời độc hữu hay người cũng có?

Thiên Đế Thích nói:

- Trong người trên trời đều có châu này. Nếu ở trong cõi người hình nhỏ mà nặng, nếu trên trời hình lớn mà nhẹ. Lại nữa, trong cõi người tướng châu khiếm khuyết, châu ở trên trời tướng nó chu viên hơn. Thần châu trên trời oai đức thù thắng vô lượng bội số hơn ở cõi người.

Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng:

- Bát Nhã thẳm sâu cũng lại như thế, làm gốc các đức, có khả năng diệt vô lượng pháp ác bất thiện, tùy ở chỗ nào khiến các hữu tình thân tâm khổ não thảy đều trừ diệt, người phi người v.v… chẳng thể làm hại.

Bạch Thế Tôn! Vô giá Đại bảo thần châu mà Thế Tôn đã nói chẳng những dụ cho Bát Nhã thẳm sâu, mà cũng dụ Như Lai Nhất thiết trí trí; cũng dụ tĩnh lự cho đến bố thí Ba la mật; cũng dụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không; cũng dụ chơn như cho đến bất tư nghì giới; cũng dụ bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; cũng dụ pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; cũng dụ Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; cũng dụ tất cả Đà la ni, Tam ma địa môn; cũng dụ cho vô lượng vô biên Phật pháp khác. Vì sao? Công đức như thế đều do Ba la mật Đại chú vương hiển ra, công đức đó sâu rộng vô lượng vô biên. Thiết lợi la Phật cũng do các công đức đã huân tu, cho nên sau khi Phật Niết bàn được thọ nhận sự cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen của tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v...

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Thiết lợi la Phật rất viên mãn, tối thắng, thanh tịnh, đầy đủ công đức, trân bảo, là chỗ nương tựa các Ba la mật. Thiết lợi la Phật là rất viên mãn, tối thắng, thanh tịnh, không nhiễm-không tịnh, không sanh-không diệt, không nhập-không xuất, không tăng-không giảm, không đến-không đi, không động-không dừng, không nọ-không kia, là chỗ nương tựa các Ba la mật. Thiết lợi la Phật là rất viên mãn, tối thắng, thanh tịnh, là chỗ nương tựa các Ba la mật, của thật tánh các pháp. Cho nên sau khi Phật Niết bàn được thọ nhận sự cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen của tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v...

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Thôi không nói Thiết lợi la Phật ở cõi Tam thiên, giả sử Thiết lợi la Phật đầy dẫy mười phương cõi như cát Căng già đem làm một phần; có kẻ thơ tả Kinh điển Bát Nhã thẳm sâu ghi chép cũng đem gom lại thành một phần. Trong hai phần đó, con sẽ lấy Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và Thiết lợi la đều nhân Bát nhã Ba la mật mà xuất sanh vậy, đều do Bát nhã Ba la mật huân tu vậy, đều làm chỗ đồ nương Bát nhã Ba la mật nên được thọ nhận sự cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen của tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v...

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Thiết lợi la Phật, trên trời trong người hưởng các giàu vui không cùng tận. Trong người chỗ gọi đại tộc Sát đế lợi cho đến bậc đại tộc Cư sĩ. Trên trời chỗ gọi trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tha hóa tự tại. Tức do căn lành thù thắng như thế, đến thân rốt sau được hết ngằn mé khổ.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với Bát Nhã thẳm sâu mà chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, ghi chép, giảng giải, suy nghĩ đúng lý thì mau chóng viên mãn Bát Nhã thẳm sâu. Được viên mãn Bát Nhã thẳm sâu nên được viên mãn tịnh lự Ba la mật, cho đến bố thí Ba la mật và ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Do đấy nên có thể vượt các bậc Thanh văn và Độc giác, chứng vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, năng được Bồ Tát thần thông thù thắng. Nương thần thông đây dạo các nước Phật, từ một cõi Phật đến một cõi Phật cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Phát nguyện thù thắng thọ các thứ thân, vì muốn nhiêu ích các hữu tình nên hoặc làm Đại luân vương, hoặc làm Tiểu luân vương, hoặc làm Đại quốc vương, hoặc làm Tiểu quốc vương, hoặc làm Sát đế lợi, hoặc làm Bà la môn, hoặc làm Tỳ sa môn, hoặc làm Thiên Đế Thích, hoặc làm Phạm vương, hoặc làm các loại lợi ích an vui vô lượng hữu tình.

Vậy nên, bạch Thế Tôn! Con đối chỗ Thiết lợi la chư Phật chẳng phải chẳng tin muốn cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Nhưng đối Kinh điển Bát Nhã thẳm sâu cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chỗ được công đức nhiều hơn kia. Do nhân duyên đây, con thà lấy Bát Nhã thẳm sâu. (Q.503, ĐBN)

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Bát Nhã thẳm sâu thời là tăng trưởng tất cả Phật pháp. Cũng là nhiếp thọ giàu vui tự tại thế gian xuất thế gian. Như vậy, là đã cung kính cúng dường, cung kính tôn trọng ngợi khen Thiết lợi la Phật và các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:

- Đúng vậy! Đúng như ngươi đã nói!

 

Thích nghĩa:

(1). Trụ ba phen chỉ dẫn, vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp, tức là Khế Kinh cho đến Luận nghị. Nguyên văn bằng chữ Hán là trụ tam thị đạo. vi chư hữu tình tuyên thuyết Chánh Pháp. sở vị Khế Kinh nãi chí luận nghị”: Ý muốn nói đến “Ba sự thị hiện, thuyết mười hai bộ Kinh từ Tu Đa La đến Ưu Bà Đề Xá” hay còn gọi là “ba lần chuyển mười hai hành pháp luân”, thuyết ở phẩm “So Lường Công Đức”, quyển 127, tập 06, Hội thứ I, nguyên văn bằng chữ Hán cũng giống như trên: nhược tam thị đạo . nhược sở tuyên thuyết thập nhị phần/phân giáo. Nghĩa là: Ba sự thị hiện là ba th biến hóa của chư Phật hay Bồ Tát dùng để cứu độ chúng sanh. Kinh Đại-Bát-Nhã do Ngài Huyền Trang dịch, quyển th469, phẩm “Nhiều Đức Tướng” có nêu ba thứ chỉ dẫn gọi là “tam chủng thị đạo”: 1- Thần biến thị đạo, 2- Ký thuyết thị đạo, 3- Giáo giới thị đạo. Tuyên nói Chánh pháp từ Khế Kinh cho đến Nghị luận tức thuyết về 12 bộ Kinh từ Khế Kinh, Trùng tụng, Cô khởi, Thọ ký, Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bổn sự, Bổn sanh, Phương quảng, Vị tằng hữu, và Nghị luận.

Ý Kinh muốn nói đến “ba lần chuyển mười hai hành pháp luân". Thích nghĩa này rất khó nhớ, nên một lần nữa được lặp lại ở đây. TB

 

Sơ giải:

 

Phẩm này ngắn và dễ hiểu. Quý vị tụng Bát Nhã đến đây ai cũng có thể lãnh hội được. Nên chúng ta tiếp tục đọc tụng các phẩm kế tiếp./.

 

---o0o---

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2020(Xem: 9804)
Đặc San Văn Hóa Phật Giáo của Báo Viên Giác (tháng 6-2020) phát hành trên Amazon: Năm 2020, Ban Biên Tập Báo Viên Giác muốn thực hiện cuốn Đặc San thứ 2 kỷ niệm 41 năm báo Viên Giác đã có mặt khắp nơi trên các châu lục. Bởi lẽ năm rồi 2019 nhân lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Chi Bộ Phật giáo Việt Nam tại Đức, 40 năm thành lập chùa Viên Giác và 40 năm thành lập Hội Phật Tử cũng như xuất bản báo Viên Giác nên Ban Biên Tập đã cho in 3.000 cuốn dày 560 trang gồm nhiều thành phần Tăng, Ni cũng như những học giả cư sĩ Phật tử đã đóng góp nhiều bài vở giá trị, khiến cho những độc giả khắp nơi hâm mộ và mong mỏi được đọc tiếp những vần thơ, những bài văn, những hồi ký, tin tức, giáo lý v.v... nên đây cũng là thành quả, là động lực mà cũng là cái đà để mỗi năm chúng tôi sẽ thực hiện một tập Đặc San giá trị như vậy và dự định sẽ xuất bản vào tháng 6 mỗi năm như thế, nhằm nhắc nhở cho mọi người quan tâm về sự hiện hữu của tờ báo Viên Giác đã đồng hành cùng với Quý độc giả
07/06/2020(Xem: 10306)
Thầy của chúng con, đức Trưởng lão Hoà thượng thượng Phước hạ Sơn, là một bậc Phạm hạnh, suốt cuộc đời cống hiến cho nền giáo dục Phật giáo. Thầy từng làm Hiệu trưởng trường Phật học Bồ đề - Nha Trang, sau đó vào miềm Nam gắn bó với đức cố Trưởng lão Hoà thượng thượng Minh hạ Châu, người đã khai sáng viện Đại học Vạn Hạnh, tạo tiền đề cho hệ thống các Học viện Phật giáo ngày nay, nơi đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni lãnh đạo của Phật giáo Việt Nam.
03/06/2020(Xem: 10289)
Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án Chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú,
08/04/2020(Xem: 9854)
Những tác phẩm của HT Thích Tín Nghĩa
26/03/2020(Xem: 5538)
Vạn Pháp Qua Cái Nhìn Của Duy Thức_HT Thích Thắng Hoan
25/03/2020(Xem: 6671)
Mười Pháp Quán Tưởng Hướng Dẫn Hành Thiền_Bình Anson biên soạn
23/03/2020(Xem: 7741)
Dân trí Trong khuôn khổ buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản 2011 tại chùa Phật Tích, hội thảo khoa học “Phật Tích trong tiến trình lịch sử” đã diễn ra hết sức công phu, khẳng định những giá trị văn hóa lịch sử “độc nhất vô nhị” tại ngôi chùa phát tích Phật giáo Việt Nam.
22/03/2020(Xem: 3705)
Chủ nhật ngày 25-03-2012 tại Tổ đình chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Tp. Hà Nội đã diễn ra Hội Hội thảo khoa học “Chùa Thầy và chư Thánh Tổ sư”, do do Ban Văn hoá TƯGH phối hợp với Ban Trị sự THPG Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tôn giáo đồng tổ chức.
03/03/2020(Xem: 10008)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ BÁO CHÁNH PHÁP SỐ 100 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 10 ¨ NHỚ THẦY, NẮNG TRƯA... (thơ Phù Du), trang 12 ¨ ƯNG VÔ SỞ TRÚ NHI SANH KỲ TÂM (Ns. TN. Trí Hải), trang 13 ¨ THƯ MỜI LỄ HIỆP KỴ CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM GHPGVNTNHK (Hội Đồng Điều Hành), trang 14 ¨ NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG... (thơ Tánh Thiện), trang 16
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]