Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Báo Chánh Pháp (số đặc biệt Xuân Canh Tý 2020)

03/01/202010:12(Xem: 9211)
Báo Chánh Pháp (số đặc biệt Xuân Canh Tý 2020)
Bao Chanh Phap 98




Xuân Cảm

Sương mai mù mịt xóm nhỏ. Những hàng cây như yên lặng nín thở để đón nhận làn sương lạnh cuối đông. Lá cây ướt đẫm, tưởng chừng vừa được tắm dưới mưa. Long lanh nước đọng trên đầu những ngọn cỏ. Con quạ rủ lông trên nhánh cây phong. Có một nỗi buồn nào đó, một nỗi buồn rất cô liêu, lan nhẹ vào hồn khi không gian lắng xuống, tịch mịch.

Một thời tuổi xuân đã qua. Và nhiều mùa xuân đi qua. Đời người, có những giấc mơ chưa bao giờ đạt được và có thể sẽ không bao giờ chạm đến. Giấc mơ của một dân tộc, một đất nước hay một lãnh thổ, có khi cũng phải trải qua trăm năm, nghìn năm mới thành hiện thực.

Đã có mùa xuân Ả Rập với Tunisia, Ai Cập và Libya năm 2011 (1), ảnh hưởng lên một loạt các quốc gia Trung Đông theo Hồi giáo. Nhiều “mùa xuân” sau đó đã đến, nơi này, nơi kia. Nhưng xuân đến rồi lại đi. Những chế độ độc tài, với sự xâu xé tranh giành ảnh hưởng và trợ giúp từ các cường quốc phương Tây, tiếp tục tọa hưởng trên máu lệ dân đen.

Đó là những mùa xuân bất chợt, không ở lại lâu dài. Và những phận người trên các mảnh đất ấy tiếp tục mơ ước xuân sau.

Ngẫm cuộc tồn sinh trên một vài nước phương Đông mệnh danh văn hiến bốn-năm nghìn năm, lòng thường băn khoăn tự hỏi, vì sao và từ khi nào người ta đã đánh mất những mùa xuân. Sử xuân lật qua trên bốn nghìn lần mà thực tế thì được bao nhiêu mùa xuân thực sự là xuân? Khổ đau, thống hận vẫn ngày đêm chụp phủ xuống số đông cam phận.

Bản chất độc tài, hám vị của các nhà lãnh đạo, từ xưa đến nay, không khác nhau lắm: một khi đã nắm được quyền lực thì không muốn buông, và luôn tranh thủ thu vét quyền lợi ngay khi đang cầm quyền. “Con trời” ngày xưa còn nghĩ vận mệnh mình gắn theo vận nước lòng dân, thời gian trị vì có thể vài chục năm, trăm năm, nên cũng có thời gian nhìn đến thống khổ của trăm họ. Còn những “công bộc của dân” ngày nay, từ Đông sang Tây, hầu như chỉ chăm lo vị thế của mình trong giai đoạn ngắn hạn của nhiệm kỳ 4 năm, 8 năm hay 10 năm. Ngay trong nhiệm kỳ, phải thực hiện cho bằng được những gì mình muốn, rồi hết nhiệm kỳ ai sống ra sao mặc ai. Dẫm trên luật pháp, mua quan bán chức, tham nhũng hối lộ, dối trên gạt dưới, phá rừng, bán biển, cắt đất nhường biên, bòn rút của công, lạm dụng tài nguyên quốc gia... bao nhiêu việc xấu-ác cũng không từ, thất đức bao nhiêu cũng chẳng ngại; chỉ chăm chăm thu tóm lợi lộc về cho cá nhân, gia đình, đảng phái. Dân tình khốn khó khổ đau không bút nào tả hết, đến nỗi thảm trạng ngày nay chẳng khác năm xưa là mấy, thảm trạng mà cổ nhân một thời, từng đại cáo:

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.

... ... ...

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!” (2)

Lại nhớ quê nhà một thời tàn xuân oan nghiệt, thống nhất địa lý mà lại ly cách nhân tâm, đẩy xô triệu người vượt biển vượt biên, trăm nghìn nạn nhân vùi thây trong lòng đại dương, bỏ xương trên rừng sâu núi thẳm (3). Ai người đi tìm mùa xuân, ai người còn rơi nước mắt xót thương! Từ độ xuân tàn năm ấy, chưa thấy bóng xuân trở lại.

Rồi cũng tàn xuân với cái chết của một lãnh đạo “mơ xuân,” dẫn đến phong trào sinh viên Cửa Thiên An (4). Tuổi trẻ bừng lên sức sống, như khí xuân ngập tràn khắp một trời quê hương Lão Đam, Khổng Tử... Nhưng rồi, xuân tàn thì giấc mộng tan theo. Xuân tàn năm ấy, chưa thấy thoáng hiện trở lại bao giờ.

Còn thấy gì, những mùa xuân tới, những mùa xuân sau!

Có chăng mùa xuân cho quê hương? Có chăng mùa xuân cho Hương Cảng? Có chăng mùa xuân xinh tươi cho tuổi trẻ toàn thế giới?

Biến đổi khí hậu, đe dọa hành tinh trong 50 năm, 100 năm tới. Nào là biển dâng, băng lở, đất sụt, bão giông cuồng nộ, rừng cháy dữ dội... liên tục hoành hành khắp nơi trên địa cầu. Nhưng 50 năm thì rất gần cho tuổi trẻ báo động, lên tiếng, đứng dậy hành động, còn những lãnh đạo già nua (tuổi đáng ông nội bà ngoại) thì không thấy lý do gì để phải quan tâm, vì những năm sắp tới, họ biết chắc sẽ không còn hiện hữu trên đời này. 50 năm đối với những lão gia tham lam, bủn xỉn (chỉ thấy lợi nơi tài nguyên), hãy còn xa lắm! Sống chụp giựt ngày hôm nay, vơ vét cho đầy những túi tham rỗng đáy, thổi cho phồng to những chức danh và thành tựu lừa dối, mỵ dân...

Mùa xuân, ôi mùa xuân cho quê hương, mùa xuân cho hành tinh!

Những nguyện ước trọng đại, những niềm vui to lớn dường như chỉ đến trong giấc mộng đêm xuân. Đêm xuân qua rồi, mộng bay vút như cánh chim.

Nhưng xuân qua rồi xuân lại đến. Xuân tàn, hoa rụng. Xuân đến, hoa lại nở.

Và dù tâm cảnh của người có khi rất điêu tàn, rã rời theo năm tháng, xuân bao giờ cũng đẹp (5). Vâng, xuân bao giờ cũng đẹp và thực sự đẹp trong hiện tại. Đừng mơ giấc mơ xuân tương lai. Mỗi người từ giây phút này, biết giữ trong tim sự chân thành, tha thiết yêu thương đời thống khổ, tận tụy hiến dâng tài năng và thời giờ cho sự nẩy mầm đơm hoa của lẽ thiện, lẽ chân, thì mùa xuân hiển hiện.

California, ngày 01 tháng 01 năm 2020

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

______________

1) Mùa xuân Ả Rập (Arab Spring) khởi đầu từ cuộc biểu tình rộng lớn của dân Tunisia sau sự tự thiêu của công nhân Mohamed Bouazizi để phản đối tham nhũng và bạo lực của cảnh sát. Phương Tây gọi chung cho những cuộc cách mạng liên đới từ nhiều quốc gia Ả Rập là “Cách Mạng Hoa Lài,” dẫn đến sự sụp đổ của 3 chính phủ trong cùng năm là Tunisia (14/01/2011), Ai Cập (11/02/2011) và Libya (20/10/2011).

2) Trích từ Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi (1380 – 1442), bản dịch Ngô Tất Tố.

3) Biến cố 30.4.1975.

4) Cựu Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung quốc Hồ Diệu Bang—là người có chủ trương cải cách dân chủ, mất ngày 15.4.1989, hàng trăm ngàn sinh viên tổ chức tang lễ lớn cho ông, rồi dấy lên phong trào đòi hỏi tự do dân chủ vang dội quốc tế. Phong trào biểu tình của sinh viên Trung quốc kéo dài từ giữa tháng 4.1989 cho đến ngày 04.6.1989 thì bị quân đội cộng sản dập tắt. Số sinh viên và lương dân bị thiệt mạng trong đêm 04.6.1989 cho đến nay vẫn chưa có thống kê chính xác, nhưng báo chí và người trong cuộc phỏng chừng có khoảng 10 nghìn sinh mệnh bị bắn và nghiền nát dưới bánh xe tăng.

5) Ý của thi hào Nguyễn Du (1766 – 1820): “Nhân tự tiêu điều, xuân tự hảo” - người dù có tiêu điều xác xơ, xuân tự nó vẫn đẹp (thơ chữ Hán, bài Xuân Tiêu Lữ Thứ).



Mục Lục

Báo Xuân Chánh Pháp:

¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2

¨ THÔNG BẠCH XUÂN CANH TÝ 2020 (Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK)

¨ THƯ CHÚC XUÂN của CHỦ NHIỆM (HT.Thích Nguyên Trí)

¨ THƯ CHÚC XUÂN CANH TÝ 2020 (Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK)

¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHÃ (HT. Thích Nguyên Trí)

¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 4

¨ CÂU CHUYỆN THIỀN ẨN NGỮ (ĐNT Tín Nghĩa), trang 7

¨ MÙA XUÂN CỦA HIỆN TẠI (Nguyễn Thế Đăng), trang 9

¨ PHẬT DẠY CÁCH NHIẾP THỌ TÀI SẢN (Quảng Tánh), trang 11

¨ LẮNG NGHE (NS. Thích Nữ Trí Hải dịch), trang 13

¨ VẤN ĐỀ THẮP HƯƠNG TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO (Chúc Phú), trang 15

¨ BẢN LÊN TIẾNG V/V KÊU GỌI TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN CHO HONGKONG (VP Điều Hợp Liên Châu GHPGVNTN), tr. 18

¨ THƯ CUNG THỈNH THAM DỰ NGÀY VỀ NGUỒN KỲ 12 TẠI ÚC CHÂU (Tăng Ni VN Hải Ngoại), tr. 25

¨ TỪ BI - CỘI NGUỒN CỦA HẠNH PHÚC (Tuệ Uyển dịch), trang 26

¨ ĐẠO PHẬT TIẾP CẬN VỚI ĐỜI SỐNG (Thị Giới), trang 30

¨ DẪN LUẬN NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO (Phước Nguyên), trang 33

¨ HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC & TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN (Thích Thanh Hòa), tr. 42

¨ TÔN GIẢ VISÀLI... (Thích Nữ Giới Hương), trang 48

¨ BÀI HỌC TỪ NGHỊCH CẢNH CHƯỚNG DUYÊN (Như Nhiên Thích Tánh Tuệ), trang 54

¨ NIỀM TIN VÀ SỰ SỐNG – Câu chuyện dưới cờ (Nhóm Áo Lam), trang 56

¨ GIÁ TRỊ CỦA NỤ CƯỜI (Nguyễn Minh Tiến), trang 58

¨ TRẦN GIAN LÀ QUÁN TRỌ (Thích nữ Hằng Như), trang 61

¨ NẤU CHAY: BÚN CHAY NGÀY RẰM (Nguyên Hân), trang 64

¨ STORY OF THERA BHADDIYA, THE SHORT ONE (Daw Mya Tin), trang 67

¨ VỀ HẠNH BỐ THÍ (Bình Anson), trang 68

¨ THAY CHỒNG ĐI THI (Nguyễn Văn Sâm), trang 73

¨ QUÊN VÀ NHỚ (Chân Hiền Tâm), trang 76

¨ CHỮ VẠN TRONG PHẬT GIÁO (TM Ngô Tằng Giao), trang 80

¨ TUỔI TRẺ NHƯ KIM CƯƠNG (Uyên Nguyên), trang 85

¨ ĐÔI DÉP (Lê Bích Sơn), trang 87

¨ MẬT ONG (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 88

¨ HỘI AN NAM PHẬT HỌC TRUNG KỲ (Nguyễn Lang), trang 91

¨ KẺ ĐỘC HÀNH MIỆT MÀI ĐI TÌM CHÍNH MÌNH (TN. Huệ Trân), trang 96

¨ GIỮA CÁC NGÃ RẼ PHÂN HÓA (Nguyên Giác), trang 98

¨ CHỈNH ĐỐN LẠI CHÍNH TA VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC (Tâm Thường Định), trang 102

¨ TRUYỆN CỰC NGẮN (Steven N.), trang 108

¨ NGHE XUÂN HÀNH CỦA PHẠM DUY... (Phan Tấn Hải), trang 110

¨ TÔN GIẢ MỤC KIỀN LIÊN (Đức Hạnh), trang 115

¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 118

¨ CÓ NGƯỜI NHƯ NƯỚC (Quỳnh Chi dịch), trang 126

¨ VỀ NGUỒN (Toại Khanh), trang 128

¨ CẢNH ĐỒNG TRẤN (Tiểu Lục Thần Phong) trang 132

¨ LÀM VUA TRONG 7 NGÀY (Quảng Huệ), trang 134

¨ CHỢ ÂM PHỦ (TK Vĩnh Hữu), trang 138

¨ NỖI LÒNG VIỄN XỨ (Nhuận Hùng), trang 143

¨ NÚI XANH MÂY HỒNG – truyện dài (Vĩnh Hảo), trang 147

¨ CÙNG VỚI THƠ CỦA: Thắng Hoan, Vũ Đình Liên, Mãn Đường Hồng, Thích nữ Thánh Nhã, Thích Tâm Tường, Phù Du, Thích nữ Huệ Trân, Quảng Tánh Trần Cầm, Trịnh Gia Mỹ, Thích Tánh Tuệ, Nguyễn Thị Khánh Minh, Chúc Hiền, Minh Đạo, Tuệ Nha, Pháp Hoan, Trịnh Y Thư, TM Ngô Tằng Giao, Chủng Hạnh, Đạt Giả, Trần Thiên Thị, Trầm Tử Thiêng, Tánh Thiện, Thích nữ Giới Định, Vi Linh, Hồ Thanh Nhã, Hoang Phong, Tiểu Lục Thần Phong, Du Tâm Lãng Tử, Chiêu Anh Nguyễn, Đồng Thiện, Diệu Viên, Thục Uyên...


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2020(Xem: 12430)
Đây là cuốn sách viết bằng song ngữ Anh-Việt của cư sĩ Nguyên Giác. Sách dày 319 trang vừa được Ananda Viet Foundation (Nam California) xuất bản. Cư sĩ Nguyên Giác tu học với một số thiền sư tiền bối nổi tiếng trước 1975 như Thích Tịch Chiếu, Thích Thường Chiếu, Thích Thiền Tâm và Thích Tài Quang. Cư sĩ Nguyên Giác say mê Thiền, nghiên cứu về Thiền, viết về Thiền và sống chết với Thiền. Ông đã xuất bản tám cuốn sách về Thiền. Nay ở tuổi 68, ông viết cuốn này vì sợ rồi đây sức khỏe suy yếu, không còn khả năng viết nữa. Tuy nhiên ước mơ lớn vẫn là để cho các nhà nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về Phật Giáo Việt Nam, nhất là Thiền, có tài liệu tham khảo vì hiện nay Anh Ngữ là ngôn ngữ phổ biến khắp thế giới.
30/06/2020(Xem: 12911)
Báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930. Từ lúc ra đời, báo chí Phật giáo đã trở thành một phương tiện quan trọng làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo, thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, xây dựng nền văn học Phật giáo và giữ gìn di sản văn hóa cổ Việt Nam. Tuy giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo và mang lại nguồn sử liệu quan trọng giúp thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đến nay, báo chí Phật Giáo Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm lưu trữ đầy đủ. Công việc bảo tồn và phát huy giá trị về tư liệu mà báo chí mang lại đến nay vẫn là một nỗi trăn trở cho những người yêu mến tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam nói riêng và về tư liệu Phật giáo Việt Nam nói chung.
18/06/2020(Xem: 9929)
Đặc San Văn Hóa Phật Giáo của Báo Viên Giác (tháng 6-2020) phát hành trên Amazon: Năm 2020, Ban Biên Tập Báo Viên Giác muốn thực hiện cuốn Đặc San thứ 2 kỷ niệm 41 năm báo Viên Giác đã có mặt khắp nơi trên các châu lục. Bởi lẽ năm rồi 2019 nhân lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Chi Bộ Phật giáo Việt Nam tại Đức, 40 năm thành lập chùa Viên Giác và 40 năm thành lập Hội Phật Tử cũng như xuất bản báo Viên Giác nên Ban Biên Tập đã cho in 3.000 cuốn dày 560 trang gồm nhiều thành phần Tăng, Ni cũng như những học giả cư sĩ Phật tử đã đóng góp nhiều bài vở giá trị, khiến cho những độc giả khắp nơi hâm mộ và mong mỏi được đọc tiếp những vần thơ, những bài văn, những hồi ký, tin tức, giáo lý v.v... nên đây cũng là thành quả, là động lực mà cũng là cái đà để mỗi năm chúng tôi sẽ thực hiện một tập Đặc San giá trị như vậy và dự định sẽ xuất bản vào tháng 6 mỗi năm như thế, nhằm nhắc nhở cho mọi người quan tâm về sự hiện hữu của tờ báo Viên Giác đã đồng hành cùng với Quý độc giả
07/06/2020(Xem: 10516)
Thầy của chúng con, đức Trưởng lão Hoà thượng thượng Phước hạ Sơn, là một bậc Phạm hạnh, suốt cuộc đời cống hiến cho nền giáo dục Phật giáo. Thầy từng làm Hiệu trưởng trường Phật học Bồ đề - Nha Trang, sau đó vào miềm Nam gắn bó với đức cố Trưởng lão Hoà thượng thượng Minh hạ Châu, người đã khai sáng viện Đại học Vạn Hạnh, tạo tiền đề cho hệ thống các Học viện Phật giáo ngày nay, nơi đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni lãnh đạo của Phật giáo Việt Nam.
03/06/2020(Xem: 10518)
Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án Chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú,
08/04/2020(Xem: 10014)
Những tác phẩm của HT Thích Tín Nghĩa
26/03/2020(Xem: 5603)
Vạn Pháp Qua Cái Nhìn Của Duy Thức_HT Thích Thắng Hoan
25/03/2020(Xem: 6724)
Mười Pháp Quán Tưởng Hướng Dẫn Hành Thiền_Bình Anson biên soạn
23/03/2020(Xem: 7862)
Dân trí Trong khuôn khổ buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản 2011 tại chùa Phật Tích, hội thảo khoa học “Phật Tích trong tiến trình lịch sử” đã diễn ra hết sức công phu, khẳng định những giá trị văn hóa lịch sử “độc nhất vô nhị” tại ngôi chùa phát tích Phật giáo Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]