Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 02: Giới Đàn Tăng

19/02/201918:15(Xem: 4382)
Phần 02: Giới Đàn Tăng

GIỚI ĐÀN TĂNG 

Soạn dịch: H.T THÍCH THIỆN HÒA

(Nguyên bản chữ Hán)

PHẦN 2

PHÉP BẠCH LỄ TẠ

---

 

            Sau khi truyền giới xong, một vị giới tử đứng ra đại bạch, còn ra sắp ở sau.

           

            Bạch: Nam mô A Di Đà Phật.

Bạch Giới sư chư Tôn Đại đức Tăng, Giới tử chúng con có duyên sự đầu thành đảnh lễ xin tác bạch.                                                                                            (Lễ xuống 1 lễ, quỳ bạch, rằng).

Nam mô A Di Đà Phật.  

Bạch Giới sư , giới tử chúng con không biết có phúc duyên gì, nay nhờ trên Hòa thượng Giới sư chư Tôn Đại đức Tăng, đã thùy từ lân mẫn đăng đàn truyền giao giới pháp cho chúng con, hôm nay giới thể đã được châu viên, chúng con không biết lấy chi đền đáp cho cân. Vậy chúng con xin nguyện suốt đời giữ giới pháp đã lãnh thọ cho được thanh tịnh và chúng con xin đê đầu bái tạ. Xin trên Hòa thượng Giới sư chư Tôn Đại đức Tăng,                                                                         từ bi chứng minh cho chúng con được trượng thừa công đức.

(Quỳ chấp tay, đợi Hòa thượng bảo).

Hòa thượng : A Di Đà Phật.  

Các giới tử có một lòng thành tín cần cầu giới pháp, hôm nay đã đủ duyên lành, được thọ giới, giới thể đã được châu viên, các vị ra đầu thành đảnh lễ bái tạ, quý Đại đức Tăng rất hoan hỷ. Vậy có mấy lời khuyên bảo các vị, từ hôm nay trở đi, các vị cố gắng mà giữ giới đã lãnh thọ cho được thanh tịnh. Do nhờ giữ giới mà tâm định, do tâm định mà phát sanh trí tuệ. Cho nên biết rằng, giới là đầu của ba môn học, là nền tảng của muôn pháp lành. Các bậc Thánh nhơn nhờ giữ giới mà chứng Bồ Đề, chư Phật cũng nhờ giữ giới mà thành Chánh Giác. Vậy các vị dù gặp phải nhân duyên mất mạng, vẫn một lòng bền giữ, không được trái phạm.

 

- Giới tử đáp: A Di Đà Phật. Trên Hòa thượng chư Tôn Đại đức Tăng, đã từ bi huấn thị và chứng minh cho rồi, chúng con xin đầu thành đảnh lễ cúng dường.                                     (Lễ 3 lễ).

 

 

VĂN PHỤC NGUYỆN

(Sau khi truyền giới xong)

---

 

            Phục nguyện, nhứt thời tuyên dương giới pháp, thượng căn đại ngộ, trung hạ thừa đương, liễu chứng vô sanh Thánh quả, bá vạn trần lao nhứt thời tiềm tiêu ư hải ngoại. Phổ nguyện, chư giới tử giới châu minh tịnh, đạo quả viên thành. Hiện tiền tu chứng vô sanh, một hậu siêu đăng Thánh vị.

            Thứ nguyện, âm siêu dương thới, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sanh, tình giữ vô tình, tề thành Phật đạo.

            Nam mô A Di Đà Phật.

 

PHÉP KIẾT GIỚI TRÀNG VÀ ĐẠI GIỚI

---

 

DUYÊN

 

Khi bấy giờ các Tỳ Kheo việc Yết ma nhiều, đại chúng hội họp mỏi mệt, đem việc ấy bạch Phật. Phật cho kiết giới tràng, kể giới tướng bốn phương, hoặc đóng nọc, hoặc đặt đá làm chừng hạn. Trong luật Thiện Kiến nói: “Kết giới tràng rất nhỏ, dung được 21 người. Kết rồi, nếu sau có cất nhà che trên cũng không mất. Trong luật Ngũ Phận, các luật đều nói rằng: Cần phải kết giới tràng trước đại giới; nếu muốn tác pháp, phải giải đại giới trước rồi. (Nếu trước kia đã có kiết giới mà hẹp, nay muốn giới rộng thì giải) riêng đặt 3 lớp tướng nêu. (Mời một vị cựu trụ Tỳ Kheo ra ở trước, hỏi 3 lớp tiêu tướng), trong một lớp gọi là ngoài tướng giới tràng, khoảng giữa một lớp gọi là tướng trong đại giới, không nên làm hai giới liên tiếp nhau. Cần ở tướng ngoài giới tràng một vòng, đều cách chừng một hai thước, mời đặt tướng trong đại giới, rốt ngoài một lớp, gọi là tướng ngoài đại giới. Lập 3 lớp tướng nêu rồi, đánh kiền chùy hợp Tăng, đưa đại chúng xem tướng ngoài đại giới trước rồi, họp hết tướng trong giới tràng, vấn hòa mà kiết giới.

 

                Ngày kiết hạ, kiết giới xong, dán giấy 4 góc trên 2 lớp tiêu tướng. Vẽ bản đồ 3 lớp tiêu tướng cho chư Tăng biết.

 

            Trước niệm hương cầu Phật gia bị.

            Tán lư hương…

            Tụng Đại Bi…

            Nam mô Thập phương thường trụ Tam Bảo.          (3 lần).

 

Ngồi họp Tăng vấn hòa:

Thượng tọa làm Yết ma hỏi:

- Tăng họp chưa?

- Duy Na đáp : Tăng đã họp.

- Hòa hợp không?

- Đã hòa hợp.

- Người chưa thọ giới Cụ Túc ra chưa?

- Đã ra.

- Tăng nay hòa hợp để làm gì?

- Kiết giới Yết ma.

 

Nếu làm Yết ma khác, phép hỏi cũng thế, chỉ thêm một câu hỏi “Thuyết dục”. Người đáp, nên theo chỗ làm việc mà đáp.

Đợi đáp xong, trong đây, Tỳ Kheo xướng tướng ra ban, đến đứng giữa, hướng lên bạch rằng: “A Di Đà Phật. Tôi Tỳ Kheo (là thế…) vì Tăng xướng giới tướng bốn phương của giới tràng”.

Bạch xong, một lạy, đứng dậy đến góc Đông Nam, đứng hướng vào giữa giới tràng, đại chúng đứng hướng về Đông Nam, Tỳ Kheo xướng tướng nên chấp tay bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, tôi Tỳ Kheo (là thế…) vì Tăng xướng giới tướng bốn phương của tiểu giới.

- Từ trụ xứ này, góc Đông Nam lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Đông Nam này đến góc Tây Nam lấy vật (là thế…) làm nêu.

(Nếu có chỗ cấn khuất, thì hướng xoay theo góc mà chỉ phương, vì đến tại góc không tiện).

- Từ góc Tây Nam này đến góc Tây Bắc lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Tây Bắc này đến góc Đông Bắc lấy vật (là thế…) làm nêu.

(Đây không cần nói quay về góc Đông Nam nữa, vì kế rồi).

Đây là tướng ngoài giới tràng, một vòng xong.                                                               (3 lần).

(Nếu có chỗ co uốn, tùy theo sự mà kể, đại chúng đều theo ngoài kia xoay theo ba lần xướng rồi, lễ một lễ trở về chỗ).

Trong chúng người làm yết ma bạch như thế này:

Bạch Đại đức Tăng, trụ xứ này, Tỳ Kheo kể tướng bốn phương của tiểu giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, Tăng nay ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kết làm giới tràng, bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Bạch Đại đức Tăng, trụ xứ này, Tỳ Kheo kể tướng bốn phương của tiểu giới, Tăng nay ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kết làm giới tràng, Trưởng lão nào bằng lòng Tăng ở trong tướng bốn phương của tiểu giới, kết làm giới tràng thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này, kết làm giới tràng xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết. (Đánh 3 tiếng chuông). Khi hòa Tăng kiết giới nào xong rồi, cũng đều đồng thanh tụng:

- Kiết giới công đức v.v…

Bạch rồi cùng đến trong đại giới (ở nhà sau), nên họp Tăng lại vấn hòa, vì sao? – Vì nên giới đã khác. Tăng lại dời ra chỗ đại giới, không phải chỗ giới tràng, cho nên cần phải hỏi riêng.

Họp Tăng vấn hòa.

Thầy Yết ma hỏi:

- Tăng họp chưa?

Tăng đã họp.

- Hòa hợp không?

- Đã hòa hợp.

- Người chưa thọ giới Cụ Túc ra chưa?

- Đã ra.

- Tăng nay hòa hợp để làm gì?

- Kiết đại giới Yết ma.

(Hòa Tăng rồi, Tỳ Kheo xướng tướng, nên ra giữa đứng hướng vào, chấp tay bạch rằng):

Đại đức Tăng nghe, tôi Tỳ Kheo (là thế…) vì Tăng mà xướng tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới.

 

TRƯỚC XƯỚNG NỘI TƯỚNG

 

            - Từ ngoài tướng giới tràng góc Đông Nam, cách chừng hai thước (Tùy chỗ rộng hẹp mà kể, không hẹn lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Đông Nam này đến góc Tây Nam, lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Tây Nam này đến góc Tây Bắc, lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Tây Bắc này đến góc Đông Bắc, lấy vật (là thế…) làm nêu.

(Xướng 3 lần).

Trước đã xướng đại giới nội tướng. Bây giờ xướng đại giới ngoại tướng.

- Từ ngoài trụ xứ này đến góc Đông Nam, lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Đông Nam này đến góc Tây Nam, lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Tây Nam này đến góc Tây Bắc, lấy vật (là thế…) làm nêu.

- Từ góc Tây Bắc này đến góc Đông Nam, lấy vật (là thế…) làm nêu.

(Xướng 3 lần).

Đây là nội tướng (vừa nói, tay vừa chỉ… ) kia là ngoại tướng. Đây là tướng trong và tướng ngoài của đại giới, đã xướng xong. Lễ một lễ, trở về chỗ.

Xướng tướng trong và tướng ngoài của đại giới, không chạy theo hướng mà xướng, vì trước kia đã chỉ cho Tăng biết, Tăng đã xem, vì giới tràng ngăn cách và đại giới xa, nên ở một chỗ xa chỉ, mà đại chúng đều biết.

Y tướng kết giới rồi, sau dù mất tướng (đào đất chỗ đó) mà tướng không mất. Nếu chỗ co uốn, tùy theo sự mà kể.

 

THẦY YẾT MA NÊN BẠCH NHƯ THẾ NÀY

 

            Đại đức Tăng nghe, trụ xứ này, Tỳ Kheo kể tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới. Nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, Tăng nay kết tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới. Bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, trụ xứ này, Tỳ Kheo kể tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới. Tăng nay kể tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới; Trưởng lão nào bằng lòng Tăng kết tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng kết tướng trong và tướng ngoài bốn phương của đại giới xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.                                      (Tiếp kết giới bất thất y).

(Kết ba lớp giới xong rồi, đại chúng cùng lên chùa kiết toát hồi hướng).

 

TỤNG

 

            - Ma ha Bát Nhã Ba la mật đa tâm kinh v.v…

            - Kiết giới công đức v.v…

            - Tam tự quy y…          (Xong).

 

PHÉP KIẾT GIỚI KHÔNG MẤT Y

---

 

            Khi kiết giới không mất y, trước hòa hợp Tăng, các nghi thức làm như trước, nên bạch như thế này:

 

            Đại đức Tăng nghe, chốn này đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, Tăng nay kiết giới không mất y, trừ thôn (nhà) ngoài giới thôn (nhà bờ tre) ra, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng, ở chốn này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, kiết giới không mất y, trừ nhà, ngoài giới nhà ra, thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

 

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng chốn này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, kiết giới không mất y, trừ nhà, ngoài giới nhà xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

Kiết giới y rồi, trong đại giới, y để một nơi ngủ một nơi được).

 

 

 

DUYÊN

 

Khi bấy giờ có Yểm Ly Tỳ Kheo thấy chốn vắng lặng có một cái hang tốt, tự nghĩ rằng: Nếu được lìa y, thì tôi ở ngay trong hang này, Phật nói: Nên kiết giới bất thất y. Các Tỳ Kheo theo lời Phật dạy, chế giới rồi, trong giới có nhà bạch y, các Tỳ Kheo ở trong đó khi mặc, cởi y trần hình. Phật nói : Khi kiết giới nên trừ nhà ra. Có năm ý nên trừ:

1.      Việc nạn.

2.      Giới nhứt định mà nhà không nhứt định.

3.      Dứt sự tranh cãi.

4.      Tránh chê hiềm.

5.      Giữ phạm hạnh (hạnh thanh tịnh).

Trong luật Tát Bà Đa nói: Hoặc có nhà, hoặc không nhà nên nói rằng: Trừ nhà, Sở nhơn như thế có năm nghĩa:

1.      Nếu khi kiết giới y, trong giới không tụ lạc (nhà), kiết rồi nhà đến cất, thời không cần kiết lại, vì trước đã trừ nhà rồi.

2.      Nếu trước có nhà, khi kiết giới rồi họ dời nhà ra ngoài giới đi, ngay chỗ đất trống đó gọi là bất thất y.

3.      Nếu nhà trước nhỏ, sau họ thêm càng lớn, thì trừ chốn chỗ đến, đều không phải giới y.

4.      Nhà trước lớn (ba, bốn cái) khi kiết giới rồi thu nhỏ lại (dở bơt, thời tùy theo chỗ đất trống, đều là giới y.

5.      Nếu nhà vua đến trong giới giăng màn trướng ở, thời tùy theo chỗ làm thức ăn uống và đại tiểu tiện, đều không phải giới của y. Hoặc nhà uyển thuật đến, chỗ ở cũng thế. Nhân sự đến hay đi không nhứt định, cho nên trước kiết giới đã trừ, để khỏi phiền thường thường kiết và giải.

Trong Bản Luật nói: Khi các Tỳ Kheo cách giòng nước chảy xiết, mà kiết giới không mất y, đến khi lấy y bị nước trôi, Phật nói: Không được cách ngoài giòng nước chảy xiết, kiết giới không mất y, trừ ra thường có cầu.              

            Trong luật Ngũ Phận nói: Nên trước kiết đại giới, sau y đại giới, kiết giới không mất y.

            Song đại giới có ba thứ (trong Yết Ma Chỉ Nam tập 2, chương thứ 2, trang 15, kiết giải các giới có giải rõ). Về giới thứ 2: Giới cùng Già lam (chùa) đồng, nghĩa là giới hạn dựng lên, tùy chùa lớn nhỏ, ngoài không còn đất. Trong giới này Tăng cùng y cả hai đều nhiếp, không cần kiết giới y nữa, vì ngoài chùa không giới, ngoài giới không chùa, chùa cùng giới đồng, cho nên cả hai đều nhiếp.

            Khi kiết giới không mất y này, nên kiết sau đại giới, vì y chừng hạn đại giới mà kiết. Giải nên ở trước, vì giới này ở trên vậy. Nếu trước giải Đại giới thời không cần giải nữa. Vì sao? – Vì căn bổn đã trừ, giới ở trên cũng không. Như lồng bàn trên cái mâm, đỡ lồng bàn thì mâm còn, nếu bưng cả mâm thì lồng bàn theo mâm.

            Kiết giới bát thất y trên đại giới rồi, trong đại giới, chỗ nào để y cũng được. Nếu không kiết giới bất thất y, lên chùa tụng kinh lỡ sáng (mình tướng ra) mất y.

PHÉP GIẢI ĐẠI GIỚI

---

 

            Đánh kiền chùy họp Tăng, vấn hòa, như việc thường làm (xem ở đoạn trước). Nhưng nên đáp rằng: “Giải giới yết ma”. Người yết ma nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, Tỳ Kheo ở trụ xứ này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, nay giải giới, bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, Tỳ Kheo ở trụ xứ này, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nay giải giới, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nay giải giới, thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng cho, đồng một trụ xứ, đồng một thuyết giới, nay giải giới xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

Yết ma này không những giải đại giới, thoảng có giới bất thất y và trù khố các giới có thể thông giải. Vì sao? - Vì văn không riêng cuộc vậy. Nếu văn nói: “Giải đại giới”, thời không được thông giải , cần phải mỗi mỗi giải riêng, vì văn đều khác. Trong luật Thập Tụng nói: Giải đại giới, thì giới bất thất y cũng giải, nếu giải giới bất thất y, thì đại giới không giải. Lại nói:

Nếu trước kết giới mà không giải giới cũ (Chỗ Tăng ở trước kiết giới hẹp, sau hoặc có duyên thay đổi: Đất mở rộng, chùa làm lại v.v… phải giải giới trước, rồi kết lại giới khác rộng hơn) thì không được kiết giới trên. (Nếu khi nào giới có thay đổi).

PHÉP KIẾT TIỂU GIỚI

ĐỂ THỌ GIỚI

---

 

 

            Khi bấy giờ có người muốn thọ. Lục quần Tỳ Kheo đến ngăn, các Tỳ Kheo bạch Phật – Phật bảo: Nếu người không đồng ý, chưa ra ngoài giới thì ngoài giới chóng chóng họp một chỗ, kết tiểu giới rồi truyền giới (Không lập nền xướng tướng, lấy chỗ ngồi bao quanh làm giới tướng). Nếu không đồng ý, ở ngoài giới, ngăn không thành ngăn.

 

HỌP TĂNG VẤN ĐÁP NHƯ LỆ THƯỜNG

(Xem ở trước)

            Người Yết ma nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp một chỗ kết tiểu giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, nay giải giới, bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp một chỗ kết tiểu giới, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng, Tăng nay họp một chỗ kết tiểu giới, thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng kết tiểu giới xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

PHÉP GIẢI TIỂU GIỚI

ĐÃ THỌ GIỚI

---

Phật bảo: Không nên không giải giới mà đi, vậy nên phải giải giới rồi sẽ đi.

Họp Tăng vấn đáp như thường. Người yết ma nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp để giải giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, xin giải giới, bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp để giải giới, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng họp để giải giới, thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng giải giới xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

 

PHÉP KIẾT GIỚI TỊNH TRÙ

---

 

            Khi bấy giờ có Tỳ Kheo bịnh ói mửa, bảo người trong thành nấu cháo, nhơn cửa thành mở muộn chưa kịp được cháo, liền chết. Phật nói: Cho ở trong phòng bên chùa chỗ tịnh, kiết làm tịnh trù, nên xướng tướng của phòng, (căn số 1…), tùy theo căn phòng trong năm chúng đều được làm, chỉ mời Tỳ Kheo qua phòng khác.

            Trong luật Ngũ Phận nói: Hoặc ở trong một phòng, một góc, nửa phòng, nửa góc, làm tịnh trù đều được. Vì phép Tỳ Kheo không tự nấu ăn, không để thức ăn trong phòng cùng ngủ. Cho nên  trong giới, khiến kiết giới này làm sự ngăn, thời có thể tránh khỏi hai lỗi là: trong giới mà ngủ, trong giới mà nấu.

            Nếu nghi trước đã có tịnh trù, nay muốn đổi, nên giải rồi bạch nhị Yết ma mà kết.

            Khi kiết giới này, Tăng nên ở ngoài tướng nhà trú xa xướng mà kiết, không được trong tướng nhà trù họp Tăng. Nghi thức hòa hợp Tăng nên xem ở trước, một Tỳ Kheo nên xướng rằng:

 

            Đại đức Tăng nghe, tôi Tỳ Kheo là… vì Tăng mà xướng chỗ chốn tịnh trù, trong Tăng già lam này, phòng (là thế…) làm tịnh trù.

            (Ba lần xướng như thế, người yết ma nên bạch như thế này):

 

Đại đức Tăng nghe, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, , bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, nếu Tăng nay kiết phòng (là thế…) làm tịnh trù, các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng kiết phòng (là thế…) làm tịnh trù thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Yết ma có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng kiết phòng (là thế…) làm tịnh trù xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.  (Kiết giới tịnh trù sau khi kiết giới bất thất y).

 

Nếu trước khi làm chùa, Đàn việt hoặc người kinh doanh, trước đã định chỗ (là thế…) vì Tăng mà làm tịnh trù, nghĩa là đã trải qua sự định liệu, thời không phải một giới, nên tùy theo phần hạng ở trong đó nấu ăn, chứa đồ, tự nhiên không lỗi. Trường hợp như thế đều không dùng yết ma mà kiết.

PHÉP GIẢI GIỚI TỊNH TRÙ

---

 

Nghi phép hòa hợp Tăng, giải rồi kết cũng như trước.

Người yết ma nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, Tăng nay giải tịnh trù (là thế…) bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Đại đức Tăng nghe, Tăng nay giải tịnh trù (là thế…) các Trưởng lão nào bằng lòng Tăng giải tịnh trù (là thế…) thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng giải tịnh trù (là thế…) xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

 

PHÉP KIẾT GIỚI TỊNH KHỐ

---

 

            Trong luật Ngũ Phận nói: Phật ở trong thành Tỳ Xá Ly, khi bấy giờ nhà nhà đua nhau đem thức ăn chánh thời, thức ăn phi thời, thức ăn 7 ngày, thức ăn suốt đời, cúng Phật và Tăng, không có chỗ để, phải chất giữa sân. Phật nói: Cho lấy căn phòng vừa (không tốt không xấu) bạch nhị Yết ma làm chỗ để thức ăn tịnh. Phép Yết ma hòa Tăng như trước, một Tỳ Kheo xướng rằng: Đại đức Tăng nghe tôi Tý Kheo là… vì Tăng mà xướng chỗ tịnh khố trong Tăng già lam này, lấy phòng (là thếlàm tịnh khố, (Xướng như thế 3 lần). Người Yết ma nên bạch như thế này:

Đại đức Tăng nghe, nay lấy phòng (là thế…) làm chỗ để thức ăn tịnh của Tăng, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận nghe, bạch như thế.

Liền nên hỏi rằng: Tác bạch có thành không?

- Chúng đều đáp rằng: “Thành”.

Lại bạch rằng:

Tăng đã bằng lòng lấy phòng (là thế…) làm chỗ để thức ăn tịnh của Tăng xong, Tăng bằng lòng thì im lặng, việc ấy như thế mà suốt biết.

(Như thế kiết rồi, chứa để không lỗi. Muốn giải, so văn giải tịnh trù trên, chỉ đổi tên, nên biết).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2012(Xem: 9083)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua. Nội dung chủ yếu nói về nhân cách của bậc Đạo sư, giáo pháp của Ngài và lợi ích thiết thực khi thực hiện những lời dạy ấy. Tất cả các bài viết được trình bày một cách giản dị, mạnh lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu nội dung Phật học cơ bản được trích dẫn từ một số kinh điển Bắc truyền và Nam truyền.
25/12/2011(Xem: 11805)
Một thuở nọ đức Phật ở trong núi Thứu Phong, thuộc thành Vương Xá cùng với một ngàn tám trăm vị Tỳ-kheo đều là A-la-hán, đã diệt tận các lậu, không còn phiền não, tâm hoàn toàn giải thoát, tuệ hoàn toàn giải thoát, đạt chín trí, mười trí, việc làm đã làm xong, quán đúng như thật về ba điều giả, quán ba không môn, đã thành tựu công đức hữu vi và công đức vô vi. Lại có tám trăm vị Tỳ-kheo ni đều là A-la-hán. Lại có vô lượng vô số đại Bồ-tát với thật trí bình đẳng, đoạn hẳn phiền não chướng, có phương tiện thiện xảo phát hạnh nguyện lớn, lấy bốn nhiếp pháp làm lợi ích chúng sanh, đem bốn tâm vô lượng che trùm tất cả, ba minh thấu suốt, chứng đắc năm thần thông, tu tập vô biên pháp Bồ-đề phần, có kỹ thuật thiện xảo vượt hơn mọi người trên thế gian, thâm nhập rõ về duyên sanh, không, vô tướng, vô nguyện, ra vào diệt định, thị hiện khó lường, thu phục ma oán, hiểu rõ cả hai đế với pháp nhãn thấy biết tất cả nguồn căn của chúng sanh, với bốn vô ngại giải giảng nói không sợ sệt, với mười lự
24/10/2011(Xem: 9582)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm không tìm thấy trong Đại tạng kinh. Kinh này chắc là do một vị cao tăng Phật giáo Việt Nam biên soạn, nhưng biên soạn vào lúc nào thì chưa ai biết được. Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường, từ bi cao lớn tợ trời xanh che trùm chẳng thấy ngằn mé, cúng thân bất hoại, rộng phát mười hai nguyện đẹp, trải vô lượng kiếp, linh ứng năm trăm tên lành.” (Nhân tu lục độ, quả chứng nhất thừa, thệ nguyện hoằng thâm, như đại hải chi uông dương bất trắc, từ bi quảng đại, nhược trường thiên chi phú đảo vô ngân, hiến bất hoại thân, quảng phát thập nhị nguyện, lịch vô lượng kiếp, linh cảm ngũ bách danh.)
12/10/2011(Xem: 19285)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
25/08/2011(Xem: 8425)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã chỉ ra rằng những gì chúng ta nhận biết về chính bản thân mình qua tri giác thông thường là không đúng thật. Trong khi ta luôn nhận biết về một bản ngã cụ thể đang hiện hữu như là trung tâm của cả thế giới quanh ta, thì đức Phật dạy rằng, cái bản ngã đối với ta vô cùng quan trọng đó thật ra lại hoàn toàn không hề tồn tại trong thực tiễn theo như cách mà ta vẫn nhận biết và mô tả về nó...
27/07/2011(Xem: 10882)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
04/07/2011(Xem: 9610)
Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng Bà Lê Thu Hồng, 75 tuổi, hàng sáng đều dành 15 phút tập 5 thế yoga để rèn luyện sức khỏe.
24/05/2011(Xem: 12536)
Hòa thượng Tịnh Sự, thế danh là Võ Văn Đang, sinh năm Quí Sửu (1913), trong một gia đình có truyền thống Nho giáo, tại một vùng quê miền Nam, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ Ngài là cụ Võ Văn Tỏ, thân mẫu là cụ Trần Thị Thông. Năm 7 tuổi Ngài đã học chữ Nho. Rất thông minh, Ngài được người đương thời gọi là “Thần đồng Lê Quí Đôn”. Do túc duyên sẵn có từ nhiều đời, đến năm 12 tuổi Ngài xuất gia và thọ giới Sa Di tại chùa Bửu Hưng (Sa Đéc). Thấy Ngài quá thông minh nên Bổn sư đặt pháp danh là Thích Huệ Lực. Năm 20 tuổi Ngài thọ giới Tỳ kheo tại chùa Kim Huê, Sa Đéc. Đến năm 25 tuổi Ngài được bổ nhiệm về trụ trì tại chùa Phước Định, Chợ Lách. Năm 30 tuổi Ngài trụ trì chùa Viên Giác, Vĩnh Long. Năm 35 tuổi duyên lành đối với Phật giáo Nam Tông đã chín mùi, Ngài được du học tại Chùa Tháp Campuchia, thọ giới theo Phật giáo Nam Tông tại chùa Kùm Pung (Treyloko) ở Trà Pét.
07/04/2011(Xem: 13514)
Duy Thức Tam Thập Tụng (ba mươi bài tụng Duy Thức) là luận điển cơ bản của Tông Duy Thức. Tông Duy Thức dựa vào luận điển này mà thành lập. Lý do cần giảng ba mươi bài tụng là vì sự thành lập và truyền thừa Tông Duy Thức từ đây mà ra. Tông Duy Thức của Trung Quốc bắt đầu từ học phái Du Già Hạnh của Phật Giáo đại thừa Ấn Độ. Nhưng khi đã nói đến học phái Du Già Hạnh không thể không tìm hiểu học phái Trung Quán. Xin lần lượt trình bày như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]