Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lục Tổ Đại Sư, Con Người & Huyền Thoại (sách PDF)

17/08/201421:33(Xem: 25417)
Lục Tổ Đại Sư, Con Người & Huyền Thoại (sách PDF)
Luc To Dai Su

Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. 


Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.” 

Cha ngài hỏi: “Vì sao đặt tên là Huệ Năng?” Hai vị tăng đáp: “Huệ, nghĩa là đem Pháp mà bố thí cho chúng sanh; Năng, nghĩa là đủ sức làm nên Phật sự.” 

Hai người nói rồi ra đi, chẳng biết đi đâu!

Ngài không dùng sữa mẹ, đêm đêm có thần nhân hiện đến nuôi bằng nước cam-lộ.

Khi lớn lên, năm 24 tuổi ngài nghe kinh Kim Cang chợt có chỗ bừng sáng, mới đến núi Hoàng Mai cầu đạo, được Ngũ Tổ nhận cho là được. Ngũ Tổ nhận biết ngài là bậc pháp khí, liền trao y bát và truyền pháp, nối làm Tổ đời thứ sáu. Lúc ấy là năm đầu niên hiệu Long Sóc.

Ngài theo lời dạy của Ngũ Tổ mà đi về phương Nam ẩn náu trong 16 năm, mang hình tướng của người thế tục. Qua năm đầu niên hiệu Nghi Phụng, nhằm ngày mùng tám tháng giêng, Ngài gặp pháp sư Ấn Tông cùng luận bàn những ý nghĩa cao siêu huyền diệu. Pháp sư Ấn Tông nghe qua tỉnh ngộ, hiểu được nghĩa lý trong lời dạy của ngài, liền bái phục. Bảy ngày sau, tức ngày rằm tháng giêng, pháp sư Ấn Tông nhóm họp bốn chúng, làm lễ xuống tóc cho ngài. 

Ngày mùng tám tháng hai, Pháp sư lại nhóm họp các vị danh đức, làm lễ truyền giới cụ túc. Các vị truyền giới có ngài Trí Quang Luật sư ở Tây Kinh (Trường An) làm Thọ giới sư, ngài Huệ Tĩnh Luật sư ở Tô Châu làm Yết-ma, ngài Thông Ứng Luật sư ở Kinh Châu làm Giáo Thọ, ngài Kỳ-đa-la Luật sư ở Trung Thiên Trúc làm Thuyết Giới, ngài Mật-đa Tam Tạng ở nước Tây Trúc làm Chứng Giới. 

Giới đàn này là do ngài Cầu-na Bạt-đà-la Tam Tạng hồi triều Lưu Tống sáng lập, có dựng bia đề rằng: “Sau này sẽ có vị Bồ Tát hiện thân người phàm mà thọ giới nơi đây”. 

Lại nữa, năm đầu niên hiệu Thiên Giám nhà Lương, Trí Dược pháp sư từ nước Tây Trúc vượt biển sang đây, mang theo một cây Bồ-đề bên xứ ấy mà trồng kế bên đàn này, cũng có nói rằng: “Về sau, khoảng 170 năm nữa, sẽ có vị Bồ Tát hiện thân người phàm mà khai diễn pháp Thượng thừa dưới cội cây này, độ cho vô số chúng sanh, là vị Pháp chủ chân truyền tâm ấn của Phật vậy.” 

Trong pháp hội này, Ngài chính thức cạo bỏ râu tóc, thọ giới tỳ-kheo, và vì bốn chúng mà khai thị pháp Đại thừa Đốn giáo, mọi việc đều đúng như những lời dự báo từ trước.

Mùa xuân năm sau, Ngài từ giã bốn chúng mà về chùa Bảo Lâm ở Tào Khê. Ấn Tông pháp sư và cả hai giới tăng tục theo tiễn chân có tới trên ngàn người, thẳng đến tận Tào Khê. 

Khi ấy, Thông Ứng Luật sư ở Kinh Châu với vài trăm người tu học cùng về nương theo ngài. 

Ngài đến chùa Bảo Lâm, Tào Khê, thấy nhà cửa thấp hẹp, chẳng đủ cho bốn chúng ăn ở. Muốn mở rộng ra, Ngài liền đến gặp một người trong làng là Trần Á Tiên mà nói rằng: “Lão tăng muốn đến thí chủ, cầu xin một chỗ đất để trải cái tọa cụ, không biết có được chăng?” 

Á Tiên hỏi: “Tọa cụ của Hòa thượng rộng chừng nào?” Tổ Sư đưa tọa cụ ra cho xem. Á Tiên đồng ý. 

Tổ Sư lấy tọa cụ giũ ra một cái, tỏa rộng phủ hết cả vùng Tào Khê, có bốn vị Thiên vương hiện thân ngồi nơi bốn góc. Ngày nay, ở cảnh chùa ấy có núi Thiên Vương, là nhân chuyện này mà đặt tên. 

Á Tiên nhìn thấy liền nói: “Nay tôi được biết pháp lực của Hòa thượng thật là rộng lớn; có điều, mồ mả tổ tiên nhà tôi từ trước đến nay đều ở tại đất này. Nếu về sau có cất chùa dựng tháp, xin đừng hủy hoại, còn ngoài ra xin cúng dường cả để mãi mãi dùng làm ngôi Tam Bảo. Nhưng đất này là mạch đến của sanh long, bạch tượng, chỉ có thể làm bằng bên trên, chứ không nên làm bằng phía dưới.” 

Theo lời Á Tiên, mọi sự kiến thiết, xây dựng về sau đều tuân thủ như vậy.

Một hôm, Tổ Sư đi dạo chơi đến một chỗ cảnh vật tốt tươi, có suối nước, non cao, liền dừng nghỉ lại đó, bèn thành một nơi lan-nhã. Có cả thảy 13 cảnh như vậy, ngày nay gọi là Hoa Quả Viện. Còn tên gọi đạo tràng Bảo Lâm là do ngài Trí Dược Tam Tạng ở nước Tây Trúc đặt. Khi ngài từ Nam Hải qua cửa Tào Khê, lấy tay vốc nước uống thấy thơm và ngon, lấy làm lạ mà bảo môn đồ rằng: “Nước này với nước bên Tây Thiên không khác gì. Trên nguồn suối này ắt có thắng địa, cất chùa lên rất tốt.” Liền lần theo dòng suối mà đi lên nguồn, thấy bốn bề non nước quanh co, đèo động tốt lạ, khen rằng: “Thật không khác gì núi Bảo Lâm bên Tây Thiên!” Liền nói với cư dân thôn Tào Hầu rằng: “Nơi đây nên cất một ngôi chùa. Sau này chừng một trăm bảy mươi năm nữa, sẽ có pháp bảo vô thượng được diễn giảng ở đây, kẻ đắc đạo nhiều vô kể, nên đặt hiệu là Bảo Lâm.”

Quan Mục Thiều Châu thuở ấy là Hầu Kính Trung đem lời đó soạn tờ biểu tâu lên triều đình. Nhà vua chuẩn lời xin, ban cho tấm biển đề là Bảo Lâm Tự. Bởi đó mà thành một ngôi chùa. Việc ấy bắt đầu từ năm thứ 3 niên hiệu Thiên Giám.

Trước chùa có hồ lớn, thường có một con rồng nổi lên, thân hình to lớn quấn quanh, làm hại cây cối trong rừng. Một ngày kia, nó hiện hình rất lớn, quẫy đạp sóng dậy tràn lên, mây mưa mù mịt, khiến tăng chúng đều sợ hãi. 

Tổ Sư ra nạt con rồng rằng: “Ngươi chỉ hiện được hình lớn, chẳng hiện được hình nhỏ. Nếu là rồng thần biến hóa được, lẽ ra nên từ nhỏ thành lớn, từ lớn thành nhỏ mới phải.” 

Ngài nói xong, con rồng ấy liền lặn ngay xuống, giây lâu hiện lên thân hình rất nhỏ bé, nhảy nhót trên mặt hồ. Tổ Sư mở bình bát ra, hỏi rằng: “Ngươi có dám nhảy vào cái bát của lão tăng đây không?”

Con rồng bèn lượn quanh, rồi chập chờn đến trước Tổ Sư, Ngài lấy cái bát úp lại, con rồng chẳng cựa quậy gì được nữa. Tổ Sư liền mang bát trở lên chùa, thuyết pháp với rồng. Rồng bèn thoát xác mà đi, bỏ lại bộ xương dài chừng bảy tấc, đầu, đuôi, sừng, chân đều đủ cả, tương truyền là vẫn để ở cửa chùa. Sau này, Tổ Sư sai lấy đất đá lấp cái hồ ấy. Ngày nay ở trước đền, phía bên trái có cây tháp sắt, tức là chỗ đó vậy.

406_Luc_To_Dai_Su_Nguyen_Minh_Tien
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 27558)
Tập sách mỏng này được hình thành từ một ý tưởng sáng tạo khá độc đáo của các tác giả. Nội dung chính của tập sách dựa vào hai bản kinh: Phụ mẫu ân nan báo kinh và Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh. Tuy nhiên, đây không chỉ là bản dịch tiếng Việt của những kinh này, mà các tác giả đã dựa vào đây để truyền đạt lại nội dung theo phong cách kể chuyện, với lối văn giản dị và trong sáng, dễ hiểu. Bằng cách này, chắc chắn những nội dung truyền đạt nơi đây sẽ trở nên gần gũi, dễ nắm bắt hơn đối với các bạn trẻ, là đối tượng chính yếu của tập sách.
17/08/2014(Xem: 24234)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
17/08/2014(Xem: 19367)
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
17/08/2014(Xem: 14944)
Phát tâm Bồ Đề - Đạt Lai Lạt Ma; Việt dịch: Phan Châu Pha - Tiểu Nhỏ
17/08/2014(Xem: 21350)
Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả. Định luật này không do một đấng thần linh nào, xã hội nào đặt ra cả, mà là luật tự nhiên, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.
17/08/2014(Xem: 14089)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ đã quên mất cả nguyên văn: Chàng như mây mùa thu Thiếp như khói trong lò Cao thấp tuy có khác Một thả cũng tuyệt mù Đọc lại bài thơ rất nhỏ, từng chữ, từng vần. Rất nhỏ, đủ để một mình mình nghe. Cho đến khi lời thơ tan rã, ý thơ nhạt nhòa, cho đến khi trong tôi, về bài thơ, rớt lại chỉ còn một chút buâng khuâng không tên thì tôi lặng thinh đi vào cái buâng khuâng đó. Quanh một chữ. Tuyệt mù. Nghĩ đến một cánh chim thoáng trên mặt nước. Bóng chim, nước không lưu giữ. Chim đâu lưu giữ lại đường bay? Khói mây tan tác. Âm thanh, màu sắc cũng vậy. Cũng vậy, thiếp và chàng. Tất cả, một thả cũng tuyệt mù. Kể cả chữ và lời. Kinh và kệ. *
17/08/2014(Xem: 16892)
Tôi rất vui mừng được giới thiệu cùng quý vị độc giả tập sách này - được trình bày song ngữ Anh-Việt - như một cầu nối giữa tri thức khoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cho là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷ này. Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-lai Lạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin. Nhan đề tiếng Việt của sách và tiêu đề của một số chương là do chúng tôi tự đặt để giúp độc giả tiện theo dõi nội dung từng phần. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận, chúng tôi đã không đặt thêm các tiêu đề tiếng Anh tương ứng.
17/08/2014(Xem: 18840)
Chúng con xin trân trọng giới thiệu bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP đến cùng chư vị với tâm nguyện góp một phần nhỏ vào việc chia sẻ những lời Phật dạy cho lớp trẻ hôm nay. Cuốn sách được hình thành từ năm 2001, khi chúng con thử nghiệm tổ chức những lớp học Phật pháp cho các em thiếu nhi ở những vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An... Khi ấy, vì thiếu thốn giáo trình dành cho thiếu nhi, chúng con đành mạo muội tự biên soạn để có cơ sở giảng dạy. Tài liệu tham khảo lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu dựa vào bộ Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Vừa làm, vừa áp dụng vào thực tế, chúng con đã rút kinh nghiệm chỉnh sửa dần dần. Đến nay, đã thử nghiệm giảng dạy cho hàng nghìn em, nhận thấy tương đối phù hợp và đạt hiệu quả tốt nên chúng con mới dám xuất bản một cách chính thức, mong sẽ hỗ trợ cho những ai có nhu cầu học Phật có thêm một tài liệu để tham khảo.
17/08/2014(Xem: 12348)
Văn hóa ẩm thực có từ lâu đời. Việc ăn chay được Phật giáo truyền bá và phát triển từ tinh thần từ bi, hình thành một số nét văn hóa trong việc ăn chay với nhiều nét đặc sắc, trong đó Văn hóa Thiền - Trà từ sự kết hợp giữa ý nghĩa của việc thưởng trà và những điều tinh yếu của Đạo Phật. Trà và Thiền có nhiều nét tương đồng nên sự kết hợp của chúng đã hình thành một hình thức sinh hoạt tao nhã trong ẩm thực Phật giáo: Những tách trà Thiền. Đó cũng là lý do ra đời của tập sáchThiền trà và Ăn chay.
17/08/2014(Xem: 12751)
Rất nhiều trong số những khái niệm và nhận thức của chúng ta được xây dựng dựa trên những định kiến và quy ước. Những gì được cho là tốt, xấu, hay, dở... ở một nơi này lại rất có thể sẽ không được đánh giá tương tự như thế ở một nơi khác. Đơn giản chỉ là vì những định kiến và quy ước khác nhau. Những phong bao đỏ lì xì trong dịp Tết chẳng hạn, rất quen thuộc ở một số nước Á Đông, nhưng lại có thể là xa lạ đối với đa số các nước Âu Mỹ. Ngược lại, hai người bạn lâu ngày gặp nhau ôm hôn trên đường phố để tỏ tình thân ái là việc rất bình thường trong xã hội Âu Mỹ, nhưng có thể mọi người đều sẽ lấy làm lạ nếu điều đó lại xảy ra trên một đường phố ở Á Đông...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]