Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Sử Phật Giáo (sách PDF)

17/08/201420:21(Xem: 18017)
Lược Sử Phật Giáo (sách PDF)

Luoc Su Phat Giao

Tín đồ Phật giáo tin rằng có một con người thật được tôn xưng là đức Phật, hay Đấng Giác Ngộ, đã nhận ra được trí huệ sáng suốt xa xưa, hay nói đúng hơn là từ vô thủy, của con người. Và ngài đã làm được điều này ở Bihar, Ấn Độ, vào khoảng từ năm 600 cho đến 400 trước Công nguyên – thời gian chính xác không được biết.

Trí huệ giác ngộ mà ngài đạt đến có thể trừ đi ba điều bất thiện, cụ thể là:

1. Tránh dùng bạo lực dưới mọi hình thức, từ việc giết hại con người và các loài động vật, cho đến việc gây sức ép về mặt tinh thần để buộc người khác phải suy nghĩ khác đi.

2. Tính vị kỷ, hay nói đúng hơn là sự chấp ngã, nghĩa là cố chấp vào tính hiện hữu của cá nhân mình như một cá thể riêng biệt, được xem như là nguyên nhân của tất cả mọi đau đớn, khổ não mà con người phải gánh chịu, và chỉ có thể chấm dứt khi quá trình tu tập giúp đạt đến một trạng thái hoàn toàn vô ngã, hay còn được gọi bằng một thuật ngữ Phật giáo là Niết-bàn.1

3. Sự chết, là một trạng thái mê lầm có thể vượt qua được bởi những ai đạt đến chỗ không còn sự chết, bước vào ngưỡng cửa vô sanh.

Ngoài việc đưa ra những phương pháp đối trị để loại trừ ba điều bất thiện nêu trên, bản thân đức Phật không hề dựng nên một học thuyết hay những giáo điều cứng nhắc. Thay vì vậy, ngài thu phục được sự tin tưởng hoàn toàn là nhờ vào chính những kết quả đạt được thông qua việc chỉ dạy các đệ tử đi theo một tiến trình tu tập gồm ba phần chính là: giữ giới luật, tu tập thiền định và duy trì sự tỉnh giác.

Về điểm thứ nhất, nói về bạo lực - thuật ngữ diễn đạt ý không dùng bạo lực là ahiṃsā, thường dịch là bất hại, có nghĩa là tránh tất cả mọi hình thức làm tổn hại đến sự sống của muôn loài.. Chỉ xét riêng về điểm này, Phật giáo là một trong những phong trào chống lại những thế lực chuyên chế tàn bạo nổi lên vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên, với những dự án phát triển công nghiệp và hoạt động quân sự đã dẫn đến sự lan tràn, thường là vô nghĩa, của bạo lực và hủy hoại sự sống.

Ngay từ những thời kỳ phát triển rất sớm, nền văn minh con người vốn đã đi kèm với những sóng gió của việc tranh giành quyền lực và của cải vật chất. Từ khoảng năm 600 trước Công nguyên, một trong những đợt sóng gió này đã tràn qua khắp châu Á, từ Trung Hoa sang các vùng đảo Hy Lạp trên bờ biển Tiểu Á. Điều này đã thúc đẩy mọi sức mạnh tâm linh của con người phải đứng lên chống lại hệ thống bạo lực đương quyền.

Ở Ấn Độ, sự phản kháng này nổi lên trong một vùng nông nghiệp lúa nước, khác với các vùng ở về phía tây vốn sống nhờ vào chăn nuôi và trồng lúa mì. Trong khoảng 2000 năm qua, Phật giáo vẫn luôn phát triển mạnh mẽ chủ yếu ở các quốc gia trồng lúa nước và không đáng kể lắm ở những nơi khác. Thêm vào đó, và điều này lại càng khó giải thích hơn, Phật giáo chỉ lan truyền ở những quốc gia mà trước đây đã từng sùng bái các linh vật như rắn hoặc rồng, và chưa bao giờ được truyền vào các nước đã từng ca ngợi việc giết rồng như một chiến công hiển hách, hoặc quy lỗi cho loài rắn như nguyên nhân gây bệnh tật, rủi ro cho con người.

Về điểm thứ hai, liên quan đến tự ngã, trong việc đưa ra sự đối trị với chủ nghĩa cá nhân, Phật giáo chủ yếu nhắm đến tầng lớp thị dân đông đảo. Phật giáo phát triển ở một vùng trên đất Ấn Độ quanh Benares và Patna, nơi thời đại đồ sắt đã sản sinh ra những ông vua đầy tham vọng xuất thân từ quân đội, đã thiết lập các vương quốc mênh mông với nhiều thành phố rộng lớn và sự phát triển rộng rãi việc giao dịch thương mại, có nền kinh tế tiền tệ khá phát triển và tổ chức cai trị hợp lý. Những thành phố mới này đã thay thế các xã hội bộ tộc quy mô nhỏ bằng những khu đô thị có tầm vóc lớn hơn, với tất cả những tội lỗi phi nhân tính, sự chuyên môn hóa, và cả những hỗn loạn về mặt xã hội mà tất yếu phải dẫn đến.

Phần lớn công việc hoằng hóa của đức Phật được thực hiện ở các thành phố lớn, và điều này giúp lý giải cho tính cách tri thức trong lời dạy của ngài, cũng như phong cách thành thị trong ngôn ngữ được sử dụng và tính hợp lý trong các tư tưởng được ngài truyền dạy. Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng ngài là một người chỉ đường, không phải một đấng quyền năng, và rằng mọi sự gợi ý chỉ dẫn đều cần phải được chứng nghiệm, kể cả những chỉ dẫn của chính ngài.

Nhờ được tôi luyện trong một môi trường giáo dục phóng khoáng, các Phật tử luôn đáp lại với những gì chưa được chứng minh bằng cách đặt ra những nghi vấn không mang tính cách đố kỵ, và nhờ vậy mà họ có thể hòa đồng, thích hợp với tất cả những tín ngưỡng phổ biến khác, không chỉ riêng tại Ấn Độ, mà còn là ở khắp những quốc gia mà đạo Phật được truyền đến.

Về điểm thứ ba, liên quan đến cái chết. Có điều gì đó trong vấn đề này mà chúng ta không hoàn toàn hiểu hết được. Rõ ràng là đức Phật chia sẻ một quan niệm vốn đã có từ những giai đoạn rất sớm trong lịch sử loài người, rằng cái chết không phải là một yếu tố bắt buộc phải có trong sự sống chân thật, mà là dấu hiệu cho thấy chúng ta đã có điều gì đó sai lầm. Nói sai lầm, là vì xét về bản thể, chúng ta vốn bất diệt và có khả năng chiến thắng cái chết để đạt đến đời sống vĩnh cửu bằng vào những pháp môn tu tập. Đức Phật cho rằng cái chết dẫn đến là do một sức mạnh của tội lỗi, gọi là Mara.1 Thần chết cám dỗ chúng ta rời xa tự thể chân thật bất diệt, và lôi kéo chúng ta ra khỏi con đường có thể dẫn trở về trạng thái tự do. Dựa trên nguyên tắc “kẻ yếu hơn phải chết”, chúng ta bị trói buộc vào ảnh hưởng sự lôi cuốn của tội lỗi do lòng tham và sự chấp ngã, mà chấp ngã vốn chính là biểu hiện của lòng tham.

Khi rũ bỏ được mọi sự chấp ngã, chúng ta có thể vượt ra khỏi ảnh hưởng của cái chết, và đạt đến chỗ thoát ra khỏi sự nối tiếp vô tận của những cái chết, không còn bị chúng cướp đi sự sống miên viễn chân thật.


416_Luoc_Su_Phat_Giao_Edward_Conze_NguyenMinhTien



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2021(Xem: 4874)
Hai năm trước, khoảng tháng 11 năm 2019, một người bạn từ bên kia nửa vòng trái đất cho tôi biết vừa thấy “tuyển tập” Thấp thoáng Lời Kinh, tập hợp một số sách viết về Kinh Phật của tôi xuất hiện trên Thư Viện Hoa Sen và một số trang mạng khác. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ có thể là do anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức đây rồi chớ không phải ai khác. Bởi vì người bạn 5 Hiền rất dễ thương này mấy năm trước đã mang đến tặng tôi nhiều “tuyển tập” của tôi do anh có nhã hứng thực hiện mà không “trao đổi” trước chút nào cả, khiến mình không khỏi giật mình.
18/09/2021(Xem: 19919)
Thiền Sư Bổn Tịnh (1100-1176) Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (từ thời Vua Lý Nhân Tông đến thời Vua Lý Cao Tông) Kính dâng Thầy bài trình pháp rất khiêm nhượng so với bài pháp thoại của Thầy về Thiền Sư Bổn Tịnh đời thứ 9 thiền phái Vô Ngôn Thông quá súc tích và sâu sắc tuyệt vời mà trình độ con vẫn chưa thể catch-up . Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân những gì Thầy đã chỉ ra tông chỉ của Đạo Phật " Trong cái thấy chỉ là cái thấy " và tâm từ bi của Thầy cũng nguyện như Ngài là dùng phương tiện dẫn dắt chúng đệ tử đồng vào Phật Đạo . Kính chúc sức khỏe Thầy , HH Lịch sử Tổ Sư Thiền trải dài nhiều thế kỷ từ Ấn Độ sang Trung Quốc đến Việt Nam nhưng mãi đến thế kỷ thứ 12 này chúng ta mới tìm gặp trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam một vị Thiền sư có tâm đại bi cao quý và quảng đại đã dõng mãnh phát lời đại nguyện tuyệt diệu để lại cho đời sau . Đó là Thiền Sư Bổn Tinh ( đời thứ chín , thiền phái Vô Ngôn Thông ) " Sư thường phát đại nguyện: - Nguyện con đời đờ
16/09/2021(Xem: 15951)
Thiền Sư Bảo Giám, Đời thứ 09, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Triều Đại Vua Lý Anh Tông (1138-1175) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 286 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 16/09/2021 (11/08/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
10/09/2021(Xem: 6262)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 TIẾNG MÕ KINH CẦU, BÊN ÁN SƯƠNG LAM… (thơ Thắng Hoan), trang 8 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
05/09/2021(Xem: 7451)
Đôi lời tao ngộ Quý vị đang cầm tác phẩm này trên tay là kết quả của mấy mươi năm học hỏi cũng như tu luyện. Quý Thầy Hạnh Bảo và quý Thầy Giác Ân, Giác Tri đã có ý hay là nên sưu tập những câu nói của tôi được đăng tải đó đây trên các bài viết, tạp chí hay sách vở trong 30 năm qua, nhằm đánh dấu một chặng đường đã đi qua và làm cơ bản cho chặng đường sắp tới của những người đệ tử. Suốt 30 năm trời (1978-2008) là một chuỗi thời gian quá ý nghĩa đối với tôi. Vì đời đã cho tôi một cơ hội để học hỏi. Đạo đã dạy cho tôi biết học hai chữ nhẫn nhục cũng như tánh không. Rồi đây tất cả ai trong chúng ta cũng phải ra đi; nên để lại một cái gì đó cho đời một món quà tinh thần thật ý nghĩa.
18/08/2021(Xem: 10276)
LỜI GIỚI THIỆU Trong Hán Tạng, kinh Đại Bát Niết Bàn do Ngài Đàm Vô Sấm dịch với thời Bắc Lương (thế kỷ thứ 5) có ghi lại lời dạy cuối cùng của Đức Phật với các đệ tử: „… Sau khi ta nhập Niết Bàn, đại chúng phải tinh tấn tu hành sớm ra khỏi ba cõi, chớ có giải đãi, phóng dật tán tâm…“ (Kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm 26)
17/08/2021(Xem: 5042)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
08/08/2021(Xem: 7636)
Trong mùa An Cư Kiết Hạ năm nay (1995), tôi đã dành gần một tháng (từ 19-6 đến 14-7-95) đến an cư tại chùa Quan Âm ở Montréal Canada. Trong những ngày này tại đây quý Phật Tử đã vân tập về chùa lạy kinh Đại Bát Niết Bàn (mỗi chữ mỗi lạy), thọ Bát Quan Trai, tọa thiền, niệm Phật, thực hành trà đạo theo Nhật Bản và vấn đạo v.v… Đó là một công đức rất to lớn mà quý Phật Tử tại chùa đã hành trì trong thời gian tôi ở lại đây.
22/07/2021(Xem: 10373)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
07/07/2021(Xem: 6767)
Tường Thuật Về Đại Hội Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới, Kỳ 1 nhiệm kỳ 5 tại Hannover - Đức Quốc, từ ngày 13 - 17 tháng 4 năm 1991. Thượng tọa Thích Như Điển chuyển dịch từ Anh văn và Hoa văn sang Việt văn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567